TTLA: Hành vi sống khỏe của người cao tuổi

Thứ năm - 21/12/2017 23:01

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh                        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/06/1988                                                         

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận NCS số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 /12 /2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội .

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn thời gian học tập (6 tháng) theo quyết định số 4619/QĐ-XHNV ngày 29 /12 /2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Hành vi sống khỏe của người cao tuổi.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội             Mã số: 62.31.04.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan, PGS.TS Phan Thị Mai Hương

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu lý luận đã bổ sung và phát triển thêm lý luận về hành vi sống khỏe, hành vi sống khỏe của người cao tuổi cụ thể: xác định được khái niệm, các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng, vai trò ảnh hưởng của yếu tố chủ quan (lo lắng, niềm tin, suy nghĩ tích cực) đến khả năng thực hiện hành vi sống khỏe của người cao tuổi. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy bên cạnh yếu tố chủ quan, thì đối với người cao tuổi, hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hành vi sống khỏe. Đây là phát hiện mới bổ sung cho các luận điểm lý thuyết nghiên cứu về hành vi sống khỏe ở người cao tuổi.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn góp phần làm sáng tỏ hành vi sống khỏe của người cao tuổi như biểu hiện hành vi sống khỏe, các nhóm hành vi sống khỏe gồm: hành vi tích cực hướng đến giao lưu và duy trì lạc quan; hành vi tích cực hướng đến giải trí và chăm sóc sức khỏe; hành vi tiêu cực, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của người cao tuổi, và tác động của hành vi sống khỏe đến sức khỏe người cao tuổi. Hỗ trợ xã hội được người cao tuổi đánh giá cao trong việc thực hiện hành vi sống khỏe của họ. Bằng việc nghiên cứu những trường hợp người cao tuổi có hành vi sống khỏe điển hình đã cung cấp thêm những thông tin định tính về vấn đề này, cụ thể mỗi người cao tuổi có điều kiện, hoàn cảnh sống, tình trạng sức khỏe khác nhau có cách thức thực hiện hành vi sống khỏe không giống nhau. Hành vi sống khỏe của người cao tuổi được xem là một yếu tố có tác động mạnh đến sức khỏe của người cao tuổi.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn tâm lý học sức khỏe cho người cao tuổi, môn công tác xã hội đối với người cao tuổi nhằm giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe và sống có ích trong những năm tháng tuổi già.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những nghiên cứu trong tương lai tập trung nghiên cứu nhằm phát hiện thêm biểu hiện hành vi sống khỏe của những người cao tuổi có nhóm bệnh khác nhau (nhóm mắc bệnh tim mạch, bệnh khớp, bệnh tiểu đường, dạ dày…); nghiên cứu tìm hiểu sự khác nhau về hành vi sống khỏe giữa người cao tuổi với những người trẻ tuổi.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Trần Thị Thanh (2015), “Quan niệm của người cao tuổi về cái chết”, Tạp chí Tâm lý học (6), tr.77-86.

2. Trần Thị Thanh (2017), “Hành vi chăm sóc sức khỏe tinh thần của người cao tuổi”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (SĐB 01), tr.241-247.

3. Trần Thị Thanh (2017), “Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sống khỏe của người cao tuổi”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (SĐB 05), tr.136-144.

4. Trần Thị Thanh (2017), “ Hành vi sống khỏe của người cao tuổi”, Kỷ yếu tóm tắt hội thảo quốc tế tâm lý học khu vực Đông Nam Á lần thứ nhất: Hạnh phúc con người và phát triển bền vững, tr 90.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Tran Thi Thanh                           Sex: Female

3. Date of birth: June 12th, 1988                     Place of birth: ThaiBinh

5. Admission decision number: 2999/2013/QD- XHNV- SĐH, dated 30/12/2013 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Extanding the studying time (6 months) according to the decision number: 4619/QD-XHNV, dated 29/12/2016 by Rector of University of Social Sciences & Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis titlle: “Healthy behavior of the elderly”

8. Major: Social psychology                           Code: 62.31.04.01

9. Supervisor: Assoc Prof., Dr. Hoang Moc La, Assoc Prof., Dr. Phan Thi Mai Huong

10. Summary of the new findings of the thesis:

The results of the theoretical study have supplemented and further developed the theories of healthy,  healthy behaviors of the elderly: the definition of the concepts, the manifestations, the influencing factors, the role the influence of subjective factors (anxiety, belief, positive thinking) on ​​the ability to perform healthy behaviors of the elderly. The results also show that, in addition to the subjective factor, the social support also affects the ability of the elderly to perform good health behaviors. This is a new finding that complements the theoretical research on healthy behavior in the elderly.

The results of practical research contribute to the elucidation of healthy behaviors of the elderly, such as positive behavior, healthy behavior groups, including positive behaviors toward good interpersonal exchanges; Positive behavior towards recreation and health care; Negative behaviors, factors affecting the well-being behavior of the elderly, and the impact of healthy behavior on the health of the elderly. Social support is highly appreciated by the elderly in the conduct of their well-being. By studying the cases of the elderly who have a healthy lifestyle, they provide more qualitative information on this issue, in particular the elderly who have conditions, living conditions and other health conditions. There are different ways of doing healthy behavior. Healthy behavior of the elderly is considered a factor that has strong impact on the health of the elderly.

11. Practical applicability, if any:

The research results of this thesis are one of the reference sources for the teaching of psychology for elderly people, social work for the elderly to help the elderly live happily. Healthy and useful life in the old days.

12. Further research directions, if any:

Future studies focus more research to detect expression of the healthy behaviors elderly have different disease groups (groups of cardiovascular disease, arthritis, diabetes, stomach ...); The study investigated differences in healthy living behavior among the elderly and young people.

13. Thesis- related publications:

1. Tran Thi Thanh (2015), "Elderly Perspectives on Death," Journal of Psychology (6), pp. 76-86.

2. Tran Thi Thanh (2017), "Elderly mental health care behaviors", Journal of Education and Society (special edition 01), pp. 241-247.

3. Tran Thi Thanh (2017), "Factors influencing healthy behavior of the elderly", Journal of Education and Society (special edition 05), pp.136-144.

4. Tran Thi Thanh (2017), "Healthy habits of the elderly", Proceeding of international conference the first southeast Asia regional conference of psychology: Human well - being and sustainable development, pp.90.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây