1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Thị Yến 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 17/07/1987 4. Nơi sinh: Nghệ An
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 5109/QĐ-XHNV ngày 04 tháng 12 năm 2023 về việc kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh QH-2020-X (lần 1).
7. Tên đề tài luận án: Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư của tỉnh Thừa Thiên Huế
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội 9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng
Hướng dẫn 2: TS. Huỳnh Thị Ánh Phương
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi (NCT) tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở này, hướng đến việc làm rõ những khoảng trống giữa thực tế hỗ trợ và nhu cầu hỗ trợ của NCT. Từ đó, đề xuất các giải pháp mang tính chuyên nghiệp từ góc độ công tác xã hội để tăng hiệu quả các hoạt động hỗ trợ NCT tại cộng đồng.
* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động hỗ trợ NCT tại cộng đồng cư dân vạn đò tái định cư
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, tổng cộng có 179 tài liệu đã được trích dẫn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cấu trúc: Phiếu điều tra dành cho đối tượng là NCT vạn đò sông Hương tái định cư từ năm 2010, với tổng số mẫu là 342, số phiếu đủ điều kiện xử lý dữ liệu là 335. Thông tin từ điều tra bảng hỏi cấu trúc được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện với 3 nhóm khách thể gồm NCT (6 người), chủ thể trong hệ thống hỗ trợ chính thức (7 người) và chủ thể trong hệ thống hỗ trợ phi chính thức (4 người). Thông tin từ phỏng vấn sâu được xử lý bằng phần mềm Memobot.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến 3 chuyên gia trong hai giai đoạn nghiên cứu. Giai đoạn đầu khi xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Giai đoạn sau khi đã có kết quả khảo sát thực tế nhằm định hướng các giải pháp hoặc đề xuất thực nghiệm mô hình hỗ trợ NCT tại cộng đồng.
11.3. Các kết quả chính
- Luận án đã phân tích các đặc điểm và nhu cầu hỗ trợ của NCT vạn đò sông Hương tái định cư. Kết quả nghiên cứu cho thấy họ là nhóm đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương trước sự thay đổi về không gian cư trú. Nhu cầu hỗ trợ nổi bật của nhóm này là được hòa nhập xã hội tại nơi ở mới, thể hiện qua những mong muốn về hỗ trợ tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ kết nối xã hội và trợ giúp pháp lý.
- Nghiên cứu đã phân tích thực trạng các hoạt động hỗ trợ NCT tại cộng đồng hiện đang được triển khai, bao gồm: Hoạt động hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe, hoạt động hỗ trợ việc làm và sinh kế, hỗ trợ tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động trợ giúp pháp lý, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh. Kết quả cho thấy các hoạt động hỗ trợ khá đa dạng nhưng NCT vạn đò sông Hương tái định cư chưa tiếp cận được nhiều. Đây cũng chính là khoảng trống giữa nhu cầu của NCT và thực tế triển khai các hoạt động hỗ trợ.
- Nghiên cứu đã tổ chức thực nghiệm mô hình “tâm lý – xã hội sẻ chia” sử dụng phương pháp can thiệp công tác xã hội nhóm với NCT vạn đò sông Hương tái định cư. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm NCT khi tham gia mô hình có nhiều trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Hiệu quả của mô hình cũng thể hiện ở mong muốn của NCT được tiếp tục tham gia các buổi sinh hoạt chung của nhóm ngay cả khi tiến trình thực nghiệm đã kết thúc. Hình thức hỗ trợ này cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng trợ giúp NCT hướng đến mục tiêu già hóa tích cực và già hóa tại chỗ mà Tổ chức Y tế thế giới đã đề ra.
11.4. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã xác định được cơ sở lý luận về hoạt động hỗ trợ NCT tại cộng đồng dưới góc độ công tác xã hội, đồng thời, bằng việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng tại một địa bàn cụ thể, với một nhóm đối tượng đặc thù là NCT vạn đò sông Hương tái định cư tại tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án đã làm phong phú thêm kho tàng lý luận về lĩnh vực khoa học công tác xã hội, cũng như thực tiễn của ngành công tác xã hội, cụ thể là thực hành công tác xã hội với NCT.
- Tính mới của luận án còn thể hiện thông qua việc khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng nhu cầu và một số hoạt động hỗ trợ NCT vạn đò sông Hương tại hai khu tái định cư Hương Sơ và Phú Hậu, cũng như chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ NCT tại địa bàn nghiên cứu. Trên thực tế, không nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ cho NCT di cư, tái định cư trong lĩnh vực công tác xã hội. Những kết quả của nghiên cứu này là một đóng góp mới vào nguồn tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, giảng dạy và thực hành công tác xã hội liên quan đến NCT.
11.5. Kết luận
Người cao tuổi vạn đò sông Hương tái định cư là nhóm đối tượng đặc thù và rất dễ bị tổn thương. Họ cần được hỗ trợ để có thể hòa nhập xã hội tại nơi ở mới.
Các hoạt động hỗ trợ NCT đang được triển khai tại địa bàn nghiên cứu mặc dù phong phú nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế của NCT vạn đò sông Hương tái định cư. Địa phương còn thiếu các hoạt động hỗ trợ mang tính chuyên nghiệp dành cho các đối tượng NCT đặc thù.
Giải pháp góp phần khỏa lấp những khoảng trống giữa nhu cầu hỗ trợ của NCT vạn đò sông Hương tái định cư và thực tế triển khai các hoạt động hỗ trợ chính là tăng cường tính chuyên nghiệp hoạt động trợ giúp đối với các nhóm xã hội đặc thù. Việc tổ chức thực nghiệm mô hình “tâm lý - xã hội sẻ chia” sử dụng phương pháp can thiệp công tác xã hội nhóm với NCT vạn đò sông Hương tái định cư đã cho thấy hiệu quả hỗ trợ NCT khi áp dụng cách thức trợ giúp chuyên nghiệp từ góc độ của nghề công tác xã hội.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu các mô hình hỗ trợ NCT tại cộng đồng hướng đến mục tiêu già hóa tích cực và già hóa tại chỗ.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Truong Thi Yen, Huynh Thi Anh Phuong (2021), “Health Care for the Elderly: Policy of Japan and Recommendation for Vietnam”, VNU Journal of Science: Policy and Management Studies Vol. 37 (4), pp. 37-46.
2. Truong Thi Yen, Đinh Thi Thien Ai (2022), “Особенности ценностных ориентаций у пожилых во Вьетнаме”, Санкт-Петербургский униве № 6 (159), стр. 55-59.
3. Trương Thị Yến (2022), “Hỗ trợ người cao tuổi tại cộng đồng thông qua can thiệp công tác xã hội nhóm: Một nghiên cứu thực nghiệm với người cao tuổi cư dân vạn đò tái định cư ở thành phố Huế”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tập 8 (2B), tr.263-278.
4. Truong Thi Yen (2022), “Community-based support and services for the elderly: Perspective of social protection for sustainable development”, The International Conference Proceedings: The First International Conference on the issues of Social Sciences and Humanities,
Vietnam Nation University Press, Ha Noi, pp. 1136-1154
5. Trương Thị Yến, Nguyễn Thị Nha Trang, Trương Thị Xuân Nhi (2022), “Mô hình cung cấp dịch vụ dựa vào cộng đồng cho người cao tuổi ở Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tập 21 (3), tr.143 – 152.
6. Truong Thi Yen, Le Thi Lam (2023), “Social inclusion of the elderly moving from afloat to ashore in Hue city: Issues for Social Work practice”, International Conference Proceedings Make a difference social work without barriers: In response to sustainable development and public emergency, Vietnam Nation University Press, Ha Noi, pp. 256-273.
7. YẾN Trương Thị, TÙNG Trịnh Văn, PHƯƠNG Huỳnh Thị Ánh (2023), “Le soutien aux personnes âgées expulsées de la Rivière des Parfums (Viêtnam). Entre réciprocité, contrainte et endettement sentimental”, Réciprocité dans la coopération et créativité de l’économie sociale et solidaire, Presses Universitaires de Rennes, France.