1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thùy Dương 2. Giới tính: nữ
3. Ngày sinh: 06/08/1984 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án từ “Đối chiếu thành ngữ Hàn – Việt 4 yếu tố (bình diện ngữ nghĩa, văn hóa xã hội)” thành “Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn – Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)” theo quyết định số 2095/QĐ-XHNV ngày 25 tháng 04 năm 2024 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn – Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu 9. Mã số: 9229020.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. Lê Quang Thiêm; TS. Trần Thị Hường
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
11.1.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Thực hiện nghiên cứu đối chiếu
về nghĩa của thành ngữ (giới hạn trong phạm vi thành ngữ bốn thành tố) để thấy được những điểm giống và khác nhau trong tư duy, trong đời sống ngôn ngữ của người dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Nghiên cứu khoanh vùng ở hai bình diện xã hội và văn hóa vì đây là hai bình diện quan trọng, cần được làm sáng tỏ vì có liên quan mật thiết đến đời sống sinh hoạt của con người. Kết quả nghiên cứu phục vụ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam. Đồng thời, đóng góp thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho lĩnh vực đối chiếu ngôn ngữ Hàn – Việt. Nghiên cứu này chúng tôi xem như một nghiên cứu trường hợp (case study).
11.1.2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là bình diện ngữ nghĩa xã hội và văn hóa của thành ngữ nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi thành ngữ bốn thành tố và đối chiếu theo chiều thành ngữ bốn thành tố tiếng Hàn là ngữ liệu cơ sở, thành ngữ bốn thành tố tiếng Việt là ngữ liệu và nội dung tương ứng dùng để so sánh, làm nổi bật đặc điểm, đặc trưng của tiếng Hàn.
11.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Vì đối tượng nghiên cứu (thành ngữ bốn thành tố) là một đơn vị đặc biệt trong hai ngôn ngữ có đặc trưng loại hình khác nhau nên đầu tiên, chúng tôi tiến hành thu thập, điều tra ngữ liệu, tập hợp, sau đó phân loại những thành ngữ bốn thành tố có nội dung nghĩa phản ánh xã hội và những thành ngữ bốn thành tố có nội dung nghĩa phản ánh văn hóa. Sau khi tiến hành phân loại thành hai nhóm nội dung nghĩa như trên, chúng tôi vận dụng phương pháp phân tích, miêu tả nghĩa của thành ngữ; sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu để xác định tương đồng và dị biệt; vận dụng thủ pháp thống kê, lập biểu bảng, sơ đồ, trình bày kết quả phân tích đối chiếu.
11.3. Các kết quả chính và kết luận
11.3.1. Các kết quả chính
Thông qua khung lý thuyết về thành ngữ (trọng tâm là thành ngữ bốn thành tố) cùng với lý thuyết về ngữ nghĩa học và tổng quan tình hình nghiên cứu ở Chương 1, chúng tôi đã tiếp cận nghiên cứu về nội dung ngữ nghĩa của thành ngữ bốn thành tố - một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt trong tiếng Hàn và tiếng Việt. Dựa trên cơ sở lý thuyết ở Chương 1, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn – Việt ở bình diện ngữ nghĩa xã hội trong chương 2 và bình diện ngữ nghĩa văn hóa ở chương 3.
Trong chương 2, luận án tập trung nghiên cứu nghĩa của thành ngữ bốn thành tố tiếng Hàn (đối chiếu với tiếng Việt) dựa trên bình diện ngữ nghĩa xã hội với 04 mảng nội dung: (1) Thực tế xã hội; (2) Quan hệ tổ chức xã hội; (3) Quan hệ gia đình; (4) Luật pháp.
Trong chương 3, luận án tập trung nghiên cứu nghĩa của thành ngữ bốn thành tố tiếng Hàn (đối chiếu với tiếng Việt) dựa trên bình diện ngữ nghĩa văn hóa với 4 mảng nội dung: (1) Văn hóa ứng xử; (2) Văn hóa tư tưởng; (3) Văn hóa phong tục, tập quán; (4) Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.
Dựa trên kết quả các khảo sát mang tính chất định lượng, chúng tôi đi sâu vào phân tích nghĩa của một vài trường hợp mang tính chất đại diện (nghiên cứu trường hợp) cho từng tiểu trường nội dung phản ánh của thành ngữ. Từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt về nội dung ngữ nghĩa xã hội Hàn – Việt được chọn đối chiếu thể hiện qua thành ngữ bốn thành tố.
11.3.2. Kết luận
Trong quá trình giảng dạy cũng như nghiên cứu tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc, bản thân tác giả tự nhận thấy vẫn còn một phạm vi nội dung kiến thức chưa được đào sâu khai thác một cách triệt để trong dạy - học và nghiên cứu. Đó chính là thành ngữ bốn thành tố - một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt trong kho tàng ngôn ngữ của mỗi một quốc gia. Thông qua kết quả nghiên cứu của luận án này, chúng tôi có một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy để có thể đưa vào giảng dạy về đặc trưng ngôn ngữ cũng như đặc trưng văn hóa, xã hội của Hàn Quốc trong mối tương quan liên hệ, đối chiếu với Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Trong luận án này, tác giả nhận thấy còn một số vấn đề cần được tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn như: cần khảo sát tình hình sử dụng, tần suất sử dụng của thành ngữ bốn thành tố trong đời sống giao tiếp hàng ngày của người Hàn và người Việt. Từ đó lập một danh mục tập hợp các thành ngữ bốn thành tố thường xuyên sử dụng gắn với ngữ cảnh sử dụng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả học và vận dụng thành ngữ vào trong cuộc sống, từ đó giúp cải thiện năng lực tiếng của người học. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mà chúng tôi sẽ tiếp tục hướng đến trong tương lai.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyễn Thùy Dương (2023), “Tổng quan tình hình nghiên cứu về thành ngữ bốn thành tố tiếng Hàn”, Tạp chí Hàn Quốc (2/45), ISSN 2354 – 0621, tr.19-29.
- Nguyễn Thùy Dương (2023), “A case study of four-element Korean-Vietnamese idioms reflecting social reality”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-369-478-9, tr.255-263.
- Nguyễn Thùy Dương (2023), “The culture of behavior in husband-wife relationships reflected through four-element Korean-Vietnamese idioms (A case study based on the semantic aspect)”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, ISBN 978-604-369-478-9, tr.264-269.
- Nguyễn Thùy Dương (2024), “Chuẩn mực đạo đức trong xã hội Hàn – Việt được phản ánh qua ngữ nghĩa của các đơn vị thành ngữ bốn thành tố”, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài (5/40), ISSN 2525 – 2445, tr.75-85.
- Nguyễn Thùy Dương (2024), “Nghiên cứu trường hợp thành ngữ bốn thành tố Hàn – Việt có nội dung phản ánh về cách thức quản lý, điều hành nhà nước”, Tạp chí Hàn Quốc (1/48), ISSN 2354 – 0621, tr.40-49.
- Nguyễn Thùy Dương (2024), “Korean – Vietnamese four-syllable Idioms reflecting customs and practices”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “19th NEU-KKU International Conference on Socio-economic and Environment issues in Development”, ISBN 978-604-79-4446-0, tr.3227-3239.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: NGUYEN THUY DUONG
2. Sex: femail
3. Date of birth: August 6th , 1984
4. Place of birth: Hanoi
5. Amission decision number 2775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic prcess: Change in thesis title from “A contrastive analysis of Four-Element Korean-Vietnamese Idioms (Semantic and Socio-Cultural Aspects)” to “A contrastive analysis of Four-Element Korean-Vietnamese Idioms (Social Semantics and Cultural Semantics)” according to decision number 2095/QĐ-XHNV, dated 25 April, 2024 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
7. Officical thesis title: Comparative study of Korean and Vietnamese four-element idioms (social and cultural semantic aspects)
8. Major: Contrastive - comparative Linguistics
9. Code: 9229020.03
10. Supervisors: Prof. Le Quang Thiem, Dr. Tran Thi Huong
11. Summary of the new findings of the thesis
11.1. Purpose and research object of the thesis
11.1.1. Research purpose of the thesis
The thesis conducts a comparative study on the meanings of idioms (limited to four-element idioms) to see the similarities and differences in the thinking and linguistic life of Korean and Vietnamese. The research focuses on two aspects: social and cultural because these are two important aspects that need to be clarified because they are closely related to people's daily lives. Research results serve Korean language and culture training and research activities in Vietnam. At the same time, contribute more useful reference sources to the field of Korean - Vietnamese language comparison. We consider this study as a case study.
11.1.2. Research object of the thesis
The research object of the thesis is the social and cultural semantic aspect of idioms, but is limited to the scope of four-element idioms and the comparison of Korean four-element idioms as the basic corpus. Vietnamese four-element idioms are the corresponding language and content used to compare and highlight the characteristics and characteristics of Korean.
11.2. Research methods
Because the research object (four-element idiom) is a special unit in two languages with different typological characteristics, we first collected and investigated the corpus, then compiled it, classify four-element idioms which meaning content reflects society and four-element idioms which meaning content reflects culture. After classifying into two groups of meaning content as above, we apply the method of analyzing and describing the meaning of idioms; Use the compare-contrast method to identify similarities and differences; Apply statistical techniques, create tables and diagrams, and present comparative analysis results.
11.3. Major results and conclusions
11.3.1. Major results
Through the theoretical framework of idioms (focus on four-element idioms) along with the theory of semantics and an overview of the research situation in Chapter 1, we have approached the study of the semantic content of four-element idiom - a special linguistic unit in Korean and Vietnamese. Based on the theoretical basis in Chapter 1, we compare and contrast Korean - Vietnamese four-element idioms at the socio-semantic level in chapter 2 and at the cultural semantic level in chapter 3.
In chapter 2, the thesis focuses on researching the meaning of four-element idioms in Korean (compared with Vietnamese) based on the socio-semantic aspect with 04 content areas: (1) Social reality; (2) Social organization relations; (3) Family relationships; (4) Law.
In chapter 3, the thesis focuses on researching the meaning of four- element idioms in Korean (compared with Vietnamese) based on the cultural semantic aspect with 4 content areas: (1) Cultural behavior; (2) Ideological culture; (3) Customs and practices; (4) Beliefs and religion.
Based on the results of quantitative surveys, we analyze the meaning of a few representative cases (case studies) for each sub-field of reflective content of idioms. From there, find the similarities and differences in the selected Korean and Vietnamese socio-semantic content expressed through four-element idioms.
11.3.2. Conclusions
In the process of teaching and researching Korean language and Korean culture, the author realized that there is still a range of content knowledge that has not been thoroughly exploited in teaching, learning and research. That is the four-element idioms - a special linguistic unit in the linguistic treasure of each country. Through the research results of this thesis, we have a reliable source of reference materials that can be included in teaching about the linguistic characteristics as well as the cultural and social characteristics of Korea in relation to contact and comparison with Vietnam.
12. Futher research directions
In this thesis, the author identifies several issues that require further exploration and in-depth study, such as investigating the usage and frequency of four-element idioms in the daily communication of Koreans and Vietnamese. Based on this, a compilation of frequently used four-element idioms along with their usage contexts should be created. This would enhance the effectiveness of learning and applying idioms in real-life situations, thereby improving learners' language proficiency. This is also the research direction that we aim to pursue in the future.
13. Thesis-related publications
- Nguyen Thuy Duong (2023), “Overview of the research situation on Korean four-element idioms”, Journal of Korean Studies (2/45), ISSN 2354 – 0621, pp.19-29.
- Nguyen Thuy Duong (2023), “A case study of four-element Korean-Vietnamese idioms reflecting social reality”, Proceedings of the international scientific conference “Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices”, Vietnam National University, ISBN 978-604-369-478-9, pp.255-263.
- Nguyen Thuy Duong (2023), “The culture of behavior in husband-wife relationships reflected through four-element Korean-Vietnamese idioms (A case study based on the semantic aspect)”, Proceedings of the international scientific conference “Teaching English for specific purpose: perspective, polices and practices”, Vietnam National University, ISBN 978-604-369-478-9, pp.264-269.
- Nguyen Thuy Duong (2024), “Moral standards in Korean - Vietnamese society are reflected through the semantics of four-element idiomatic units”, VNU Journal of Foreign Studies (5/40), ISSN 2525 – 2445, pp.75-85.
- Nguyen Thuy Duong (2024), “Case study of Korean-Vietnamese four-element idiom with content reflecting the way of state management and administration”, Journal of Korean Studies (1/48), ISSN 2354 – 0621, pp.40-49.
- Nguyen Thuy Duong (2024), “Korean – Vietnamese four-syllable Idioms reflecting customs and practices”, Proceedings of the international scientific conference “19th NEU-KKU International Conference on Socio-economic and Environment issues in Development”, ISBN 978-604-79-4446-0, pp.3227-3239.