TTLA: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học)

Thứ tư - 09/12/2015 03:30

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Thị Thơm

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/9/1968                                                      

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  3676  ngày 28 tháng 10  năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm văn học)

8. Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ                          Mã số: 62.22.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Là công trình đầu tiên nghiên cứu phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, luận án thực hiện được những nội dung sau:

-  Xác lập khung lí thuyết, bổ sung cơ sở lý thuyết về phương thức chuyển dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt;

- Xác định 3 phương thức mà các dịch giả sử dụng để dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt trên cứ liệu ngôn ngữ hội thoại trong mối quan hệ với ngữ nguồn và ngữ đích, góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết về dịch thuật;

- Khái quát hóa nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức dịch phát ngôn có hàm ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

- Đề xuất hệ thống dạng bài tập dịch hàm ý sắp xếp theo các mức độ nhận thức của Bloom nhằm nâng cao kỹ năng dịch cho sinh viên các chuyên ngành tiếng Anh và dịch thuật.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án là nguồn tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu về công tác dịch thuật và đánh giá các sản phẩm dịch.

Luận án bổ sung thêm cơ sở lý thuyết và thực tiễn góp phần nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm về hàm ý, dịch thuật và dịch hàm ý.

Luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu phong phú cho việc nghiên cứu về ngôn ngữ và dịch thuật, nghiên cứu về biện soạn và xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ và dịch thuật.

Hệ thống dạng bài tập dịch có thể dùng để phát triển, thiết kế bài tập thực hành dịch nói riêng, bài tập rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ cho người học nói chung.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Hàm ý văn hóa và phương thức chuyển dịch phát ngôn chứa hàm ý văn hóa.

Đánh giá bản dịch Anh – Việt.

13. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:

1. Trịnh Thị Thơm (2009), “Khảo sát hàm ý hội thoại trên cứ liệu truyện vui của Hill L.A. và một vài gợi ý về việc lựa chọn ngữ liệu dạy học Tiếng Anh”, Tạp chí Giáo dục (219), tr. 38 - 40.

2. Trịnh Thị Thơm (2014), “Một số phương thức chuyển dịch hàm ý hội thoại từ tiếng Anh sang tiếng Việt” (Nghiên cứu dựa trên phát ngôn trích từ một số tác phẩm của Hemingway), Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (5), tr. 30 - 36.

3. Trịnh Thị Thơm (2014), “Hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại trong dịch thuật Anh – Việt”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (42/103), tr. 24 - 26.

4. Trịnh Thị Thơm (2014), “Một số phương thức chuyển dịch hàm ý quy ước từ tiếng Anh sang tiếng Việt” (Nghiên cứu dựa trên phát ngôn có hàm ý trong một số truyện ngắn của Hemingway), Ngôn ngữ & Đời sống (9), tr. 23 - 29.

5. Trịnh Thị Thơm (2014), “Hàm ngôn trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (44/105), tr. 26 - 28.

6. Trịnh Thị Thơm (2014), “Vai trò của biểu thức tình thái trong chuyển dịch phát ngôn mang hàm ý phủ định từ tiếng Anh sang tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (12), tr. 61 - 70. 

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Trinh THi Thom                               2. Sex: Female

3. Date of birth: 02nd September, 1968                 4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: Decision number 3676/QĐ-SĐH, dated on 28/10/2009 by President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process:  No

7. Official thesis title: Strategies for translating utterances with implicature from English into Vietnamese (Based on utterances  from literatures)

8. Major:  Theoretical Linguistics                           Code: 62.22.01.01

9. Supervisor: Assoc. Prof. Nguyen Hong Con

10. Summary of the new findings of the thesis

- This is the first in-depth systematic study on  strategies for translating utterances with implicature from English into Vietnamese. It has done the followings:

- Setting up the theoretical framework, supplementing the theoretical bases of strategies for translating utterances with implicature from English into Vietnamese.

- Defining 3 strategies that translators used to translate  utterances with implicature from English into Vietnamese in the relation with the source and the target language, contributing to complement the theoretical basis of translation in general.

- Finding out the factors affecting the choice of strategies used.

- Proposing a system of exercise types in the order based on Bloom’s Cognitive Taxonomy to improve the translating skills for English learners and translator students.

11. Practical applicability:

This dissertation is a valuable reference source for researchers in translating and evaluating translations/ translated products.

It complements theoretical as well as practical bases for study and elucidates implicature, translation and translating implicature.

The dissertation  is an additional scientific document for studying language and translation, designing curriculum for teaching language and translation, developing materials for teaching and training English teachers and translators.

The system of translation exercises can be used to design, develop practice exercises for translation in particular, for improving learners’ language skills in general.

The thesis is a supplementary resource for researchers and those who study on Linguistics, Translation and Intercultural communication

12. Further research directions:

Cultural implicature and translating utterances with cultural implicature

Evaluating translations

13. Thesis-related publications:

1. Trinh Thi Thom (2009), “ A survey on implicature in funny stories written by Hill L.A. and some suggestions for choosing materials used for teaching English”, Journal of Education (219), pp. 38 - 40.

2. Trinh Thi Thom (2014), “Some strategies used for translating utterances with conversational implicature from English into Vietnamese” (Based on utterances from works by Hemingway), Journal of Language & Life (5), pp. 30 - 36.

3. Trinh Thi Thom (2014), “Conventional and conversational implicature in English – Vietnamese translation”, Journal of Education &Society (42/103), pp. 24 - 26.

4. Trinh Thi Thom (2014), “Some strategies used for translating utterances with conventional implicature from English into Vietnamese” (Based on utterances from works by Hemingway), Journal of Language & Life (9), pp. 23 - 29.

5. Trinh Thi Thom (2014), “Implicature in Vietnamese and English”, Journal of Education &Society (44/105), pp. 26 - 28.

6. Trinh Thi Thom (2014), “Roles of modal words in translating utterances with negative implicature from English into Vietnamese”, Journal of Linguistics (12), pp. 61 - 70.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây