TTLA: Nghiên cứu sản phẩm du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận.

Thứ bảy - 13/04/2024 22:54
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thuý Ngân         2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/01/1986                                                         4. Nơi sinh: Quảng Ngãi
  1. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 1806/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  2. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Thời gian gia hạn từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2024
  3. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sản phẩm du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận.
  4. Chuyên ngành: Du lịch                   9. Mã số: 9810101.01
  1. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Nguyễn Phạm Hùng
  2. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về sản phẩm du lịch văn hoá biển nhằm hướng tới mục tiêu phát triển, do đó, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển. Xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu về việc phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận. Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển, từ đó đưa ra được những kết luận và hàm ý chính sách về phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận nhằm góp phần thúc đẩy du lịch Bình Thuận phát triển hiệu quả và bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi luận án này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong từng giai đoạn để đáp ứng cho từng mục tiêu cụ thể. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng gồm có:
  1. Phương pháp phân tích trắc lượng thư mục khoa học (Bibliometric)
  2. Phương pháp phân tích nội dung (Content analysis method)
  3. Phương pháp phỏng vấn nhóm
  4. Phương pháp chuyên gia
  5. Phương pháp xây dựng và điều tra bằng bảng hỏi
  6. Phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính-SEM (Structural Equation Modeling)
Kết quả nghiên cứu chính
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra nhiệm vụ giải quyết 3 vấn đề nghiên cứu chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận, và đề xuất, khuyến nghị các hàm ý chính sách trong việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận.
- Về xác định các yếu tố ảnh hưởng
Thông qua các phương pháp định tính, luận án đã xác định rõ 12 yếu tố có khả năng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận, bao gồm: Xu hướng của du lịch văn hoá biển, Nhu cầu của khách du lịch, Tài nguyên du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận, Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, Chiến lược định giá, Thương hiệu du lịch văn hoá biển, Vị trí của điểm đến du lịch, Nguồn nhân lực du lịch, Năng lực marketing, Năng lực ứng phó ảnh hưởng của dịch bệnh, Nguồn lực hỗ trợ và Vai trò của cư dân địa phương. Các yếu tố này đều có ảnh hưởng tích cực tới đến sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận theo hướng tạo ra sản phẩm đặc thù và có sức cạnh tranh cao.
- Về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Các yếu tố nêu trên có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển của sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận, vì vậy để thấy rõ vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đó, luận án đã thực hiện các nghiên cứu định lượng để kiểm định mức độ ảnh hưởng của chúng. Kết quả nghiên cứu kiểm định cho thấy mức độ ảnh hưởng tích cực và mức độ ưu tiên trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận được xác định theo chiều giảm dần của thứ tự các yếu tố ảnh hưởng như sau: Tài nguyên du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận, Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, Chiến lược định giá, Vai trò của cư dân địa phương, Vị trí của điểm đến du lịch, Xu hướng của du lịch văn hoá biển, Thương hiệu du lịch văn hoá biển, Nguồn lực hỗ trợ, Nhu cầu của khách du lịch, Nguồn nhân lực du lịch, Năng lực marketing, và Năng lực ứng phó ảnh hưởng của dịch bệnh. Những kết quả nghiên cứu này là những căn cứ khoa học có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc hoạch định chính sách, biện pháp phù hợp trong tổ chức, quản lý, kinh doanh sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp du lịch.
- Về các đề xuất, khuyến nghị, hàm ý chính sách
Dựa trên kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố đó, luận án đã đưa ra các đề xuất và khuyến nghị về chính sách trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận, tập trung vào một số vấn đề sau: Khai thác gắn với bảo vệ tài nguyên du lịch văn hoá biển, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, xây dựng chiến lược định giá phù hợp, coi trọng vai trò của cư dân địa phương trong du lịch, phát huy thế mạnh của vị trí điểm đến du lịch du lịch với các điểm cung cấp khách, khai thác tối ưu xu hướng của du lịch văn hoá biển, xây dựng thương hiệu du lịch văn hoá biển độc đáo, ấn tượng, khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ, thu hút nhiều hơn nhu cầu của khách du lịch, nâng cao hơn nữa năng lực nguồn nhân lực du lịch, năng lực marketingvà năng lực ứng phó ảnh hưởng của rủi ro, khủng hoảng.
Đóng góp mới
Luận án đã hệ thống hóa các quan niệm về sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm du lịch, đưa ra quan niệm về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển. Luận án đã nghiên cứu và kiểm chứng được các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố này đến phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận. Luận án đã kế thừa các mô hình nghiên cứu trước đây trong việc xây dựng mới mô hình phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển tỉnh Bình Thuận.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể giúp cho các nhà quản lý du lịch, quản lý kinh tế địa phương những gợi ý cần thiết khi hoạch định chính sách, đưa ra các chủ trương phát triển sản phẩm du lịch văn hoá biển phù hợp nhằm góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận và đạt được hiệu quả phát triển du lịch.
 
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, Luận án sẽ góp phần tạo ra một cách nhìn toàn diện, sâu sắc, khoa học và thực tiễn hơn về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận.
Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa nói chung và du lịch văn hóa biển nói riêng.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu các sản phẩm du lịch, các nhà khoa học liên ngành, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên chuyên ngành Văn hóa, du lịch và những ai quan tâm...
Luận án là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo về du lịch nói chung và du lịch văn hoá biển nói riêng. Kết luận
Bình Thuận là điểm đến du lịch biển tiêu biểu nằm ở cực nam Trung Bộ, có vị thế quan trọng trong du lịch biển quốc gia. Điểm nhấn của du lịch Bình Thuận là các sản phẩm du lịch biển, trong đó có du lịch văn hóa biển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển Bình Thuận hiện còn nhiều hạn chế. Vì vậy luận án “Nghiên cứu sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận” được thực hiện là nhằm góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu đó.
Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển tỉnh Bình Thuận chính là phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần tăng thêm năng lực thu hút khách, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch này theo quy luật cung – cầu. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch văn hoá biển đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển. Vai trò chủ đạo của năng lực cạnh tranh trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển được thể hiện thông qua sự ảnh hưởng tích cực của các yếu tố đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển. Luận án dựa trên các tiêu chí về năng lực cạnh tranh du lịch của Tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới để tham chiếu cho các việc xác định yếu tố ảnh hưởng và các vấn đề nghiên cứu, đó là: Môi trường kinh doanh du lịch, An toàn và an ninh, Sức khỏe và vệ sinh, Nguồn nhân lực và thị trường lao động, Nền tảng công nghệ sẵn sàng, Chính sách ưu tiên du lịch, Hội nhập quốc tế, Chỉ số giá tiêu dùng, Môi trường bền vững,
 
Hạ tầng giao thông hàng không, Hạ tầng đường bộ và cảng du lịch, Hạ tầng đường bộ và cảng du lịch, Cơ sở vật chất dịch vụ du lịch, Tài nguyên tự nhiên, Tài nguyên văn hóa.
  1. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tác giả Luận án đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ làm rõ hơn nữa mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch văn hóa biển, đồng thời tiến hành khảo sát đối tượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh Bình Thuận, khảo sát người dân địa phương để từ đó có những định hướng và giải pháp đồng bộ hơn.
  1. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1. Nguyen Thi Thuy Ngan (2021), “Developing tourism products related to marine cultural heritage in the context of industrial revolution 4.0: A case study in Binh Thuan province”, TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education and Tourism with Economic development, ISBN 978-604-80-5756-5, p. 898-907
  2. Nguyen Thi Thuy Ngan, Nguyen Pham Hung (2021), “Factors affecting the competitiveness of Binh Thuan marine tourism”, ISSH2021 (2nd International Conference on Innovations in the Social Sciences and Humanities at TDTU), ISBN 978-0-9945391-6- 8, p. 394- 404
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Thi Thuy Ngan             2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/01/1986                             4. Place of birth: Quang Ngai
5. Amission decision number 1806/2018/QĐ-XHNV dated 29/6/2018 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Ha Noi.
6. Changes in academic process: Extension period from June 2021 to June 2024
7. Officical thesis title: Research on marine cultural tourism products in Binh Thuan province
8. Major: Tourism                                              9. Code: 9810101.01
10. Supervisor: Associate Professor, Dr. Nguyen Pham Hung
11. Summary of the new findings of the thesis
Research purpose:
Research on cultural tourism products towards development goals. To do that, the thesis focuses on clarifying the theoretical basis of factors affecting the development of marine cultural tourism products. Building a theoretical research framework and research model on developing marine cultural tourism products in Binh Thuan province. Analyze and clarify the influencing factors and the degree of influence of these factors on the development of marine cultural tourism products, thereby drawing conclusions and policy implications for the development of cultural tourism products Binh Thuan province to contribute to promoting Binh Thuan tourism to develop effectively and sustainable.
Research Methods
Within the scope of this thesis, research methods are used in each stage to meet each specific goal. The research methods applied include:
1. Scientific bibliometric analysis method
2. Content analysis method
3. Group interview method
4. Expert method
5. Method of construction and investigation using questionnaires
6. Linear structural model analysis method - SEM (Structural Equation Modeling)
Main research results
To achieve the research objective, the thesis sets out the task of solving 3 main research problems: identifying factors affecting the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan province, assessing the level of the influence of those factors on the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan province, and suggestions and recommendations for policy implications in the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan province.
1) Regarding determining influencing factors
Through qualitative methods, the thesis has clearly identified 12 factors that have the potential to positively influence the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan province, including: Trends in cultural tourism sea, Tourist needs, Binh Thuan province's marine cultural tourism resources, Quality of tourism products and services, Pricing strategy, Marine cultural tourism brand, Location of tourist destination, Tourism human resources, Marketing capacity, Capacity to respond to the impact of epidemics, Support resources and Role of local residents. These factors all have a positive influence on the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan province towards creating unique and highly competitive products.
2) Regarding the level of influence of the factor
The factors mentioned have different levels of influence to develop the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan Province, so to clearly see the role of those influencing factors, project discussions have been carried out. present quantitative research studies to test their influence. The results of the study examining the determination of the level of extreme influence and priority level in developing cultural tourism products in Binh Thuan province are determined in descending order of the secondary influence factors as follows: Marine cultural tourism resources of Binh Thuan Province, Quality of tourism products and services, Pricing strategies, Role of local residents, Location of tourist destinations, Trends of marine cultural tourism, Trade Maritime cultural tourism brand, Support sources, Tourist needs, Tourism human resources, Marketing capacity, and Capacity to apply the effects of epidemics. The results of this research are important scientific bases to help determine appropriate policies and measures in the organization, management and business of marine cultural tourism products in Binh Thuan Province. state management agencies in charge of tourism, local authorities and tourism businesses.
3) Regarding proposals, recommendations, and policy implications
Based on research results on influencing factors and the different levels of influence of those factors, the thesis has made proposals and recommendations on policies in developing coastal cultural tourism products in the province. Binh Thuan, focusing on the following issues: Exploiting and protecting marine cultural tourism resources, improving the quality of tourism products and services, building appropriate pricing strategies, attaching importance to the role of tourism. The role of local residents in tourism, promoting the strengths of the tourist destination's position with tourist supply points, optimally exploiting the trend of marine cultural tourism, building a cultural tourism brand. unique and impressive marine culture, effectively exploiting supporting resources, attracting more tourist needs, further improving tourism human resource capacity, marketing capacity and influence response capacity of risks and crises.
New contributions
The thesis has systematized the concepts of tourism products, tourism product development, and introduced the concept of marine cultural tourism product development. The thesis has researched and verified the influencing factors and the level of impact of these factors on the development of marine cultural tourism products in Binh Thuan province. The thesis has inherited previous research models in building a new model for developing marine cultural tourism products in Binh Thuan province.
The research results of the thesis can help tourism managers and local economic managers with necessary suggestions when planning policies and devising policies to develop appropriate marine cultural tourism products. to contribute to promoting and attracting tourists to Binh Thuan province and achieving effective tourism development.
With the above research purposes and tasks, the thesis will contribute to creating a more comprehensive, profound, scientific and practical perspective on developing marine cultural tourism products in Binh Thuan province.
The research results of the thesis can be used as a useful reference for agencies and organizations in the process of researching and finding solutions to develop cultural tourism products in general and marine cultural tourism. in particular.
The thesis is a reference document for researchers of tourism products, interdisciplinary scientists, graduate students, students, students majoring in Culture and Tourism and those interested...
The thesis is a necessary reference document for scientific research, teaching and learning at training establishments in tourism in general and marine cultural tourism in particular.
Conclude
Binh Thuan is a typical marine tourism destination located in the southernmost Central region, with an important position in national marine tourism. The highlight of Binh Thuan tourism is marine tourism products, including marine cultural tourism. However, research and development of Binh Thuan marine cultural tourism products still has many limitations. Therefore, the thesis "Research on marine cultural tourism products in Binh Thuan province" was carried out to contribute to filling that research gap.
Developing marine cultural tourism products in Binh Thuan province is the development of specific tourism products, contributing to increasing the capacity to attract visitors and the competitiveness of this tourist destination according to the law of supply and demand. The competitiveness of marine cultural tourism products plays an important and decisive role in the development of marine cultural tourism products. The key role of competitiveness in the development of marine cultural tourism products is shown through the positive influence of factors on the development of marine cultural tourism products. The thesis is based on the criteria for tourism competitiveness of the World Economic Forum as a reference for determining influencing factors and research issues, which are: Tourism business environment Tourism, Safety and security, Health and hygiene, Human resources and labor market, Ready technology platform, Priority tourism policy, International integration, Consumer price index, Environment sustainability, Air transport infrastructure, Road infrastructure and tourist ports, Road infrastructure and tourist ports, Tourism service facilities, Natural resources, Cultural resources.
12. Further research directions
The author of the thesis proposes future research directions that will further clarify the correlation between factors affecting the development of marine cultural tourism products, and at the same time conduct a survey of international tourists. to Binh Thuan province, survey local people to come up with more synchronous directions and solutions.
13. Thesis-related publications
1) Nguyen Thi Thuy Ngan (2021), “Developing tourism products related to marine cultural heritage in the context of industrial revolution 4.0: A case study in Binh Thuan province”, TED-2021 Proceedings of the International Conference on Culture, Education and Tourism with Economic development, ISBN 978-604-80-5756-5, p. 898-907
2) Nguyen Thi Thuy Ngan, Nguyen Pham Hung (2021), “Factors affecting the competitiveness of Binh Thuan marine tourism”, ISSH2021 (2nd International Conference on Innovations in the Social Sciences and Humanities at TDTU), ISBN 978-0-9945391-6-8, pp. 394- 404
Ha Noi, February 29, 2024
 

 

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây