TTLV: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội.

Thứ tư - 10/04/2024 05:56
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thùy Trang           2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 05/12/1978                                                     4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/QĐ-XHNV-ĐT ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định về việc thay đổi tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Trang, số 2475/QĐ-XHNV ngày 08/9/2022; Quyết định về việc kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh QH-2020-X (lần 1), số 5109 ngày 04/12/2023 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                               9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Lan, TS. Pauline Meemeduma.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án nghiên cứu và đánh giá tổng quan các vấn đề liên quan tới năng lực bảo vệ trẻ em của người làm công tác xã hội cấp cơ sở tại thành phố Hà Nội thông qua các chỉ báo về đặc điểm nhân khẩu, trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan tới bảo vệ trẻ em của đội ngũ cán bộ này. Đồng thời, cung cấp các thông tin về khung năng lực bảo vệ trẻ em trên thế giới, xác định được các khoảng trống và bài học của các nghiên cứu.
Nghiên cứu đã hệ thống hóa các công cụ, khái niệm về năng lực bảo vệ trẻ em (BVTE) của người làm công tác xã hội (CTXH) cấp cơ sở. Mô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên 3 lý thuyết/khung năng lực, bao gồm lý thuyết Hệ thống sinh thái, lý thuyết Học tập và khung Năng lực ASK. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp giữa định tính và định lượng: nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, tham vấn chuyên gia. Viêc phân tích và xử lý số liệu thống kê sử dụng SPSS 2022 và phân tích theo chủ đề.
Kết quả nghiên cứu mô tả được bức tranh về vị trí công việc của những người làm CTXH trong lĩnh vực BVTE khá đa dạng bao gồm cộng tác viên BVTE, cán bộ VH-XH phụ trách nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực BVTE và cán bộ/nhân viên CTXH. Người tham gia khảo sát tự đánh giá có những hạn chế ở một số kiến thức liên quan đến quản lý trường hợp, chương trình đề án BVTE và quy trình BVTE. Đối với các kỹ năng BVTE, người làm CTXH còn yếu ở các kỹ năng tham vấn tâm lý và kỹ năng xử lý trong tình huống khẩn cấp. Người làm CTXH nhìn chung có thái độ phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức nghề, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm giờ làm việc, cảm xúc căng thẳng, mệt mỏi do làm ca kíp, khối lượng công việc nhiều cũng gây ra hạn chế nhất định trong thái độ làm việc. Mặc dù vậy, người nhận dịch vụ như cha, mẹ/người chăm sóc trẻ đã cảm thấy hài lòng với dịch vụ và thái độ của người làm CTXH.
Về thực trạng đào tạo BVTE còn có những tồn tại như: các khóa tập huấn BVTE chưa được đánh giá cao do thiết kế lớp học trong hội trường lớn, đông người chưa phù hợp với lớp học thực hành cần quy mô nhỏ; nội dung tập huấn mang tính học thuật cao chưa phù hợp với thực tế công việc BVTE tại các phường, xã; phương pháp giảng dạy mang tính truyền thống, chủ yếu là lý thuyết mà chưa tập trung vào thực hành. Do đó, các khóa tập huấn chưa thu hút và tạo được sự quan tâm của lãnh đạo phường, xã cũng như cán bộ làm công tác BVTE. Tuy nhiên, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH đã có sự quan tâm nhiều hơn tới các khóa học này.
Nghiên cứu đã đánh giá về khả năng thực hiện công tác BVTE với 3 cấp độ phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Công tác phòng ngừa được thực hiện ở mức độ cao. Cộng tác viên BVTE chủ yếu thực hiện công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin, phát hiện nguy cơ và phổ biến trách nhiệm BVTE, trong khi đó cán bộ VH-XH, cán bộ/nhân viên CTXH chủ yếu thực hiện giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em và trang bị kỹ năng BVTE cho cha, mẹ/người chăm sóc trẻ em. Khả năng thực hiện công tác hỗ trợ có sự khác biệt tùy theo vị trí việc làm, giữa cán bộ VH-XH, cán bộ/nhân viên CTXH và cộng tác viên BVTE. Tương tự, các biện pháp can thiệp chủ yếu hướng tới đối tượng trẻ em bị xâm hại và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cộng tác viên BVTE thực hiện can thiệp ở mức độ thấp hơn so với cán bộ VH-XH và cán bộ/nhân viên CTXH.
Nghiên cứu đã xác định những khó khăn mà người làm CTXH gặp phải trong quá trình thực hiện công việc. Đó là thu nhập hàng tháng thấp, áp lực công việc và số lượng công việc nhiều làm hạn chế việc tham dự các lớp tập huấn và làm giảm tập trung vào công việc chuyên môn của họ, thái độ cộng đồng thờ ơ với các vấn đề của trẻ em và gia đình thiếu sự hợp tác với nhân viên. Nghiên cứu bước đầu đưa ra đánh giá của người làm CTXH về một số yếu tố ảnh hưởng tới năng lực BVTE của họ bao gồm: Đặc điểm cá nhân, giáo dục và đào tạo, môi trường làm việc, và các yếu tố văn hóa. Đặc điểm cá nhân của người làm CTXH có ảnh hưởng mạnh tới năng lực của họ. Với kinh nghiệm thực hành CTXH và BVTE người làm CTXH tin rằng họ sẽ tiếp thu những kiến thức mới nhanh hơn như hiểu được quy trình can thiệp và xác định được vấn đề của trẻ em một cách chính xác và kịp thời.
Yếu tố giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng mạnh tới năng lực BVTE của người làm CTXH. Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ năng lực BVTE trong các trình độ đào tạo CTXH cho thấy trình độ đào tạo càng cao thì năng lực BVTE của người làm CTXH càng cao. Người làm CTXH được đào tạo chuyên sâu về CTXH sẽ đạt năng lực BVTE ở mức độ chuyên nghiệp. Nhóm yếu tố môi trường làm việc có ảnh hưởng ở mức khá mạnh tới năng lực BVTE của người làm CTXH cấp cơ sở. Trong đó, yếu tố kiến thức mới tiếp thu tại nơi làm việc có tác động tích cực tới năng lực BVTE. Tuy nhiên, yếu tố hành chính/quy trình làm việc bắt buộc như việc thực hiện nhiều báo cáo, cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu về trẻ em thường xuyên bị nghẽn mạng và việc điền các biểu mẫu phức tạp chiếm nhiều thời gian của người làm CTXH và gây khó khăn cho họ khi thực hiện công việc.
Các đặc điểm văn hóa cũng có ảnh hưởng tương đối mạnh tới năng lực BVTE của người làm CTXH. Xem xét một số yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực BVTE làm cản trở việc phát hiện trẻ em bị xâm hại và bị bạo hành bao gồm: sự xấu hổ, ngại tiết lộ chuyện của gia đình và thái độ thờ ơ của người dân, cộng đồng và xã hội. Sự e dè, sợ bị vạ lây của cộng đồng cũng gây khó khăn, cản trở cho việc phát hiện vụ việc.
Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp về quy định, chính sách giúp tháo gỡ những khó khăn mà người làm CTXH gặp phải trong quá trình thực hiện công việc; các giải pháp tăng cường năng lực bảo vệ trẻ em của người làm CTXH và các khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở cung cấp các dịch vụ CTXH, các cơ sở đào tạo về CTXH và bản thân người làm CTXH cấp cơ sở.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về sự khác biệt về các tiêu chuẩn năng lực BVTE của người làm CTXH trong các trường học, cơ sở dịch vụ xã hội, cơ sở chăm sóc đặc biệt tại cộng đồng.
- Nghiên cứu về tác động của chính sách tới năng lực BVTE của người làm CTXH.
- Nghiên cứu về các chương trình đào tạo nâng cao năng lực BVTE cho người làm CTXH cấp cơ sở trong hệ thống bảo vệ trẻ em.
- Nghiên cứu thực nghiệm khung năng lực BVTE cho người làm CTXH trong các cơ sở dịch vụ xã hội tại TP. Hà Nội.
 13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Nguyen Thuy Trang, Nguyen Thi Thai Lan (2023), “Child protection competence of social workers at communal level in Hanoi: Status quo and need for capacity building”, Make a difference social work without barriers in response to sustainable development and public emergency, ISBN: 978-604-315-116-9, pp. 91-108.
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
  1. Full name: Nguyen Thuy Trang
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 05th December, 1978
  4. Place of birth: Hanoi
  5. Admission decision number 2775/QĐ-XHNV-ĐT dated 08 October, 2020 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
  6. Changes in academic process: Decision on changing the title of the dissertation of Nguyen Thuy Trang, No. 2475/QĐ-XHNV dated 08 September, 2022; Decision on extending the study period of the PhD candidates QH-2020-X (the 1st  time), No. 5109 dated 04 December, 2023 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.
  7. Official thesis title: Child protection competence of social workers at grass roots level in Hanoi city.
  8. Major:  Social Work
  9. Code: 9760101.01
  10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Thai Lan, Dr. Pauline Meemeduma.
  11. Summary of the new findings
The study has provided an overview of child protection competence issues, discussed global CPC frameworks, and highlighted research gaps. In Vietnam, social workers currently lack a CPC framework.
The dissertation provided an overview of issues related to the child protection competence of grassroots social workers in Hanoi city through indicators such as demographic characteristics, educational levels, knowledge, skills, and attitudes related to child protection. Additionally, the dissertation offered information on the global frameworks regarding child protection competencies, identified research gaps.
The study systematized tools and concepts related to the child protection competence of grassroots social workers. The research model was designed based on theories such as Ecological system theory, Social learning theory, and the ASK framework. Various research methods were used, including literature review, survey questionnaires, in-depth interviews, expert interviews and data analysis methods with SPSS 2022.
The research results show that the job positions of social workers in the field of child protection are quite diverse, including child protection collaborators, socio-cultural officers responsible for various areas including child protection, and social workers. The surveyed participants had the limited knowledge related to case management, child protection programs and projects, and child protection procedures. In terms of child protection skills, the social workers mainly lacked psychological counseling and crisis management skills. Regarding attitudes, they had an appropriate attitude towards professional ethics standards but still struggled with work hours, stress, and fatigue from shift work, and heavy workloads, which could affect their work attitudes. However, service recipients such as parents/caregivers expressed satisfaction with the service and attitudes of the social workers.
Regarding the current situation of child protection training, there were still existing issues. Child protection training courses were not highly valued due to the large class size, which is not suitable for practical sessions; the contents of the training courses did not align with the actual child protection work at communal level; teaching methods were traditional and theory-focused rather than practical. Therefore, the training courses did not attract the attention and interest of local leaders as well as child protection officers. However, service providers in social work institutions showed more interest in these courses.
The study evaluated the ability to carry out child protection work at 3 levels of prevention, support, and intervention. Prevention work was carried out at a high level. Child protection collaborators mainly focused on propaganda work, providing information, identifying risks, and promoting child protection responsibilities, while social workers and child protection officers mainly focused on educating children on self-protection skills and equipping child protection skills for parents/caregivers. The ability to provide support varies between the job positions of social workers, child protection workers, and child protection collaborators. Similarly, intervention measures mainly targeted children who had been abused and children with special circumstances. Child protection collaborators intervened at a lower level compared to social workers and child protection workers.
In addition, the study identified the challenges that social workers was facing in the process of carrying out their work. These include low monthly income, work pressure, and workloads that limit their ability to attend training sessions and distract them from their professional work. The community's indifferent attitude towards issues affecting children and families, as well as a lack of cooperation with colleagues was also noted. The study provided an assessment by social workers on factors influencing their child protection competence, including personal characteristics, education and training, work environment, and cultural characteristics. Personal characteristics strongly influenced the capacity of the social workers. With practical experience in social work and child protection, the social workers believed they could quickly absorb new knowledge, understand intervention processes, accurately and timely identify issues affecting children.
Education and training had a strong impact on their child protection competence. The results showed the differences in child protection competence at various social work training levels. The better level of social work training was gained by the participants, the higher ranges in their child protection competence were. Those who received specialized training in social work would achieve a professional level of child protection competence. The work environment factor had a significant impact on the child protection competence of grassroots social workers. Nevertheless, administrative/mandatory work processes such as making numerous reports, updating the children's database information which was often slow and the completion of complicated forms took up a lot of their time and made it difficult for them to do their work.
Cultural characteristics also had a relatively strong influence on the participants’ child protection competence. Some of the factors that negatively affected their competence and hindered the detection of abused and violent children include shame, embarrassment about disclosing family matters, and the apathy of people, community, and society. The community's fear of being implicated also made it difficult to detect such cases.
The study provided solutions to regulations and policies to remove difficulties that the participants encountered during their work; to enhance their child protection competence; and offered recommendations for state management agencies, social work service providers, social work training institutions, and social workers at the grassroots level.
12. Further research directions
- A study on the differences in child protection competence standards for social workers in schools, social service facilities and special care facilities.
- A study on the impact of policies on social workers' child protection competence.
- A study on training programs to improve social workers' child protection competence at the grassroots level in the child protection system.
- An experimental study of a child protection competence framework for social workers in social service facilities in Hanoi.
13. Thesis-related publications
- Nguyen Thuy Trang, Nguyen Thi Thai Lan (2023), “Child protection competence of social workers at communal level in Hanoi: Status quo and need for capacity building”, Make a difference social work without barriers in response to sustainable development and public emergency, ISBN: 978-604-315-116-9, pp. 91-108.
- Nguyen Thuy Trang (2023), “Factors influencing child protection competence of social workers in Hanoi, Vietnam”, International Journal of Advanced Multidisciplinary Research and Studies. Vol.3 (4), pp. 272-276. ISSN: 2583-049X.

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây