TTLA: Quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019

Thứ ba - 13/08/2024 22:16

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thùy Dương                  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09/07/1980                                                   4.Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:
. Quyết định số 3693/QĐ-XHNV, ngày 04/11/2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo:
. Quyết định số 3638/QĐ-XHNV ngày 19/9/2019 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (đổi tên Đề tài từ “Quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cầm quyền trên thế giới từ Đại hội VIII đến nay” thành “Quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019”).
. Quay trở lại bảo vệ luận án: Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp cơ sở số 5298/QĐ-XHNV ngày 14/12/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án:
Quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019
8. Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
9. Mã số: 62 31 02 06
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Vũ Tùng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án phân tích, làm rõ sự phát triển trong quan hệ đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019 trên các lĩnh vực lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy vai trò của đối ngoại Đảng trong quan hệ đối ngoại chung của đất nước.
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Quan hệ Đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung trong khoa học xã hội và nhân văn và các phương pháp trong ngành quan hệ quốc tế. Phương pháp lịch sử nghiên cứu xem xét các mối quan hệ đối ngoại đảng một tiến trình liên tục từ năm 2011 đến năm 2019 trong mối liên hệ lịch sử với nhiều nhân tố và tác động khác từ thế giới và khu vực. Phương pháp logic để tìm ra bản chất, khuynh hướng tất yếu và sự vận động của trong sự phát triển quan hệ đối ngoại của ĐCS Việt Nam. Phương pháp phân tích chính sách, phân tích tổng hợp để phân tích đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc điểm bối cảnh quốc tế và trong nước, các diễn biến, quá trình nhận thức và triển khai trong thực tiễn quan hệ đối ngoại, từ đó tổng hợp lại để hình thành các nhận định, đánh giá việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phương pháp thống kê, nghiên cứu tài liệu sơ cấp, trực tiếp tham gia phục vụ các hoạt động đối ngoại đảng, giúp cho việc nghiên cứu có độ sát thực cao.
Các kết quả chính và kết luận
 Các kết quả chính
- Luận án chứng minh sự tồn tại của ĐCS Việt Nam là một chủ thể trong quan hệ quốc tế; làm rõ nội dung, vị trí, vai trò của đối ngoại đảng trong hệ thống đối ngoại Việt Nam, trong việc thực hiện các chức năng nhằm triển khai chính sách đối ngoại của ĐCS Việt Nam, từ đó góp phần hoàn thiện lý luận về hệ thống đối ngoại Việt Nam nói chung và đối ngoại đảng nói riêng.
- Trên cơ sở phân tích một cách toàn diện và hệ thống về quan hệ đối ngoại của ĐCS Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2019, luận án khẳng định tính đúng đắn của chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại của ĐCS Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc.
- Luận án có thể được sử dụng phục vụ trực tiếp cho công tác chuyên môn tại các cơ quan làm công tác đối ngoại, ngoại giao; làm một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về chính sách đối ngoại, cũng như về chính trị học, khu vực học, quan hệ quốc tế tại các học viện, nhà trường, cơ quan và viện nghiên cứu.
 Kết luận
- Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo cả hệ thống chính trị của đất nước và lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất công tác đối ngoại. Đảng không chỉ hoạch định, xây dựng đường lối sách đối ngoại, lãnh đạo việc triển khai các chính sách đó, mà còn là chủ thể trực tiếp thực hiện các chính sách đối ngoại.
- Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
- Với vai trò là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, đối ngoại đảng có vị trí và vai trò quan trọng trong việc triển khai thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Quan hệ đối ngoại đảng tạo nền tảng chính trị để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; củng cố và tăng cường hậu thuẫn chính trị quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình của các chính đảng và tổ chức, chính giới với sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, các kết quả trong quan hệ đối ngoại đảng góp phần vào việc không ngừng nâng cao vị thế của Đảng trên trường quốc tế, vị lợi ích quốc gia, dân tộc; đóng góp tích cực cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cho sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam 2020-2030 bao gồm các hoạt động triển khai, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm so sánh với giai đoạn 2011-2019
- Theo dõi và nghiên cứu thực tiễn triển khai quan hệ đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng cầm quyền, đặc biệt trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

  1. Đỗ Thùy Dương (2017), “Thành tựu đối ngoại đa phương - khẳng định vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế”, Việt Nam sau 30 năm Đổi mới - thành tựu và triển vọng, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 183-196.

  2. Đỗ Thùy Dương (2017), “Một số hình thức chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với các chính đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam”,  Tạp chí Thông tin Đối ngoại (159), tr. 5-9.

  3. Đỗ Thùy Dương (2017), “Việt Nam - Indonesia: Quan hệ đối tác chiến lược hướng tới tương lai”,  Tạp chí Cộng sản (131), tr. 92-96.

  4. Đỗ Thùy Dương (2019), “Công tác thông tin tuyên truyền về các cuộc hội thảo quốc tế về lý luận giữa ĐCS Việt Nam với một số chính đảng trên thế giới”, Tạp chí Đối ngoại (119+120), tr. 72-76.

  5. Đỗ Thùy Dương (2020), “Quan hệ đối ngoại của ĐCS Việt Nam tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, Triển vọng cấu trúc ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2025 và đối sách của Việt Nam, Nxb. Thế giới, tr. 285-292.

  6. Le Thu Trang, Do Thuy Duong, Nguyen Thi My Hanh, Ngo Tuan Thang, Bui Hong Hanh (2021), “A decade of Vietnamese cultural diplomacy: From recognition to action (2010-2020)”, International Journal of Arts, Humanities & Social Science, (2), pp. 57-63.

  7. Do Thuy Duong (2021), “The Role of Foreign Activities of the Vietnam’s Communist Party in the New Context”, The Security and Development Issues in the New Situation (I), pp. 465-486.

  8. Đỗ Thùy Dương (2023), “Đối ngoại đảng tích cực góp phần bảo vệ, lan tỏa tư tưởng, trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử,

 https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/827647/doi-ngoai-dang-tich-cuc-gop-phan-bao-ve%2C-lan-toa-tu-tuong%2C-truong-phai-ngoai-giao-%E2%80%9Ccay-tre-viet-nam%E2%80%9D.aspx

  1. Đỗ Thùy Dương (2024), “Mối quan hệ chính đảng tạo dựng nền tảng chính trị cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản, Tạp chí Cộng sản điện tử,

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/902402/moi-quan-he-chinh-dang-tao-dung-nen-tang-chinh-tri-cho-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam---nhat-ban.aspx
                                                                                               
 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

  1. Full name: Do Thuy Duong

  2. Sex: Female

  3. Date of birth: 09/07/1980

  4. Place of birth: Hanoi

  5. Amission decision number:

. Decision No.3693/QD-XHNV dated 04/11/2016 of the University of Social Sciences and Humanities

  1. Adjust the name of the doctoral thesis topic accordingly

. Decision No.3638/QD-XHNV dated 19/9/2019 of the University of Social Sciences and Humanities (renaming from “External Relations of the Communist Party of Vietnam with the Ruling Parties in the World from the 8th Congress to Present” to “External Relations of the Communist Party of Vietnam from 2011 to 2019”.
. Return to thesis defense: Decision No.5298/QD-XHNV dated 14/12/2023 of the Rector of the University of Social Sciences and Humanities.

  1. Officical thesis title: External Relations of the Communist Party of Vietnam from 2011 to 2019

  2. Major: International Relations

  3. Code: 62 31 02 06

  4. Supervisor: Prof.Dr. Nguyen Vu Tung

  5. Summary of the new findings of the thesis

Thesis purpose and objectives
- Research purpose: The thesis analyzes and clarifies the development of external relations of the Communist Party of Vietnam (CPV) from 2011 to 2019 in the fields of theory and practice. On that basis, the thesis proposes recommendations to improve the quality of activities and promote the role of CPV’s external relations in the country's general foreign relations.
- Research object: External Relations of the Communist Party of Vietnam from 2011 to 2019
Research methods
General research methods in the social sciences and humanities and methods in international relations have been used. The historical research method examines the party's external relations in a continuous process from 2011 to 2019 in historical connection with many other factors and impacts from the world and the region. The logical method is used to find out the nature, inevitable trends and movements in the development of foreign relations of the CPV. Policy analysis and synthesis methods are used to analyze the foreign policy of the CPV, characteristics of the international and domestic context, developments, perception and implementation processes in the foreign relations system, thereby synthesizing them to form ssessments of the implementation of the CPV’s foreign policy. Statistical methods, primary document research, and direct participation in serving the party's external affairs activities help make the research highly realistic.

Major results and conclusions
The major results
- The thesis proves the existence of the CPV as a subject in international relations; clarifies the content, position and role of party external relations in the Vietnamese foreign affairs system, in performing functions to implement the foreign policy of the CPV, thereby contributing to perfecting the theory of Vietnam's foreign affairs system in general and the party's external relations in particular.
- Based on a comprehensive and systematic analysis of the external relations of the CPV from 2011 to 2019, the thesis affirms the correctness of the foreign policy of multilateralization, diversification, and democracy, and the CPV’s policy of expanding foreign relations aimed at ensuring the supreme interests of the nation.
- The thesis can be used directly to serve professional work at agencies involving in foreign affairs; as a reference for teaching and researching foreign policy, as well as politics, area studies, and international relations at academies, schools, agencies, and research institutes.
Conclusions
- The CPV is the nucleus that leads the entire political system of the country and provides unified leadership and direction for foreign affairs. The Party not only plans and develops foreign policies and leads the implementation of those policies, but is also the subject that directly implements foreign policies.
- The CPV consistently pursues the foreign policy of independence, autonomy, peace, friendship, cooperation, development, and diversification and multilateralization of external relations. To ensure to the utmost State and national interests on the basis of fundamental principles of the United Nations Charter and international law, equality, cooperation and mutual benefit. To combine the nation’s strength with that of the times, and be proactive and active in comprehensive and in-depth international integration; Vietnam is a friend, a reliable partner, and an active and responsible member of the international community.
- As one of the three pillars of comprehensive, modern diplomacy, Party external relations  have an important position and role in successfully implementing the Party's guidelines, policies, and foreign policies of the government. The Party's external relations: create a political foundation to promote relations between Vietnam and other countries in depth, stability, and sustainability; Consolidate and strengthen international political support, gain the sympathy of political parties, organizations, and political circles for the revolutionary cause of the CPV. At the same time, the results in the Party's external relations contribute to constantly enhancing the Party's position in the international arena, for the benefit of the nation and people; Actively contribute to the international communist and workers' movements, to the cause of peace, national independence, democracy and social progress in the world.

  1. Further research directions

Expand the research sphere to foreign relations of the Communist Party of Vietnam 2020-2030 for Vietnamese cultural diplomacy in the period of 2020-2030 in comparison to that of 2011-2019
Monitor and analyze the practical implementation of foreign relations by the Communist Party of Vietnam with ruling political parties, especially in the Indo-Pacific region.

  1. Thesis-related publications

1. Do Thuy Duong (2017), "Multilateral foreign policy achievements - affirming Vietnam's new position in the international arena", Vietnam after 30 years of Doi Moi - achievements and prospects, Hong Duc Publishing House, Hanoi, p. 183-196.

2. Do Thuy Duong (2017), "Some forms of sharing information and experiences with political parties about Vietnam's socialist-oriented market economy", Foreign Information Magazine (159), p. 5-9.

3. Do Thuy Duong (2017), "Vietnam - Indonesia: Strategic partnership towards the future", Communist (131), p. 92-96.

4. Do Thuy Duong (2019), "Infomation work on international theoretical seminars between the Communist Party of Viet Nam and some political parties in the world", External Affairs (119+120), p. 72-76.

5. Do Thuy Duong (2020), "Foreign relations of the Communist Party of Viet Nam in the Asia-Pacific region", Structural prospects in the Asia-Pacific region to 2025 and Vietnam's strategy, World Publishing House., p. 285-292.

6. Le Thu Trang, Do Thuy Duong, Nguyen Thi My Hanh, Ngo Tuan Thang, Bui Hong Hanh (2021), “A decade of Vietnamese cultural diplomacy: From recognition to action (2010-2020)”, International Journal of Arts, Humanities & Social Science (2), p. 57-63.

7. Do Thuy Duong (2021), “The Role of Foreign Activities of the Vietnam’s Communist Party in the New Context”, The Security and Development Issues in the New Situation (I), p. 465-486.

8. Do Thuy Duong (2023), "Active party foreign policy contributes to protecting and spreading the ideology and "Vietnamese bamboo" school of diplomacy, online Communist,

https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/827647/doi-ngoai-dang-tich-cuc-gop-phan-bao-ve%2C-lan-toa-tu-tuong%2C-truong-phai-ngoai-giao-%E2%80%9Ccay-tre-viet-nam%E2%80%9D.aspx

9. Do Thuy Duong (2024), “Political party relationships create a political foundation for the comprehensive strategic partnership between Vietnam and Japan, online Communist, 

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/902402/moi-quan-he-chinh-dang-tao-dung-nen-tang-chinh-tri-cho-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam---nhat-ban.aspx

 

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây