TTLA: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia

Thứ ba - 13/08/2024 22:27
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: VŨ THỊ THANH             2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/02/1977                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 4416 ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định gia hạn số 5108/QĐ-XHNV ngày 04 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Quyết định điều chỉnh tên đề tài số 5565/ QĐ-XHNV ngày 27 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7.Tên đề tài luận án: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
8. Chuyên ngành: Đông Nam Á học                                  9. Mã số: 9310608.02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Thu Hà
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của triết lý giáo dục Islam giáo và những ảnh hưởng của nó đến giáo dục Malaysia, từ đó đưa ra những nhận định kết quả giáo dục và cách thức Malaysia vận dụng triết lý giáo dục Islam giáo trong hệ thống giáo dục. Trên cơ sở đó, luận án gợi mở việc chọn lọc tiếp thu giá trị tích cực của tôn giáo vào giáo dục của Việt Nam, nhất là trong xây dựng triết lý giáo dục mới của Việt Nam hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu của luận án: luận án tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản về triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng của nó đến giáo dục Malaysia.
Phương pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành như: phương pháp phê phán tài liệu, phân tích-tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp diễn giải, so sánh – đối chiếu… để phục vụ cho toàn bộ quá trình nghiên cứu.

* Đóng góp mới của luận án
            Luận án trước hết góp phần làm rõ triết lý giáo dục Islam giáo. Triết lý này mặc dù đã được đề cập trong một số tài liệu nhưng khá tản mát, rời rạc. Trong luận án này, triết lý giáo dục Islam giáo sẽ được thể hiện qua các nội dung cụ thể và được hệ thống hoá lại theo cách đánh giá của tác giả.
            Luận án cũng chỉ ra những ảnh hưởng của triết lý giáo dục Islam giáo đến giáo dục của Malaysia qua các kênh truyền tải ảnh hưởng (Nhà nước, chính sách, các tổ chức...); phạm vi ảnh hưởng (mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục), và đối tượng chịu ảnh hưởng (các cộng đồng dân tộc, người dạy, người học...)
            Cuối cùng luận án đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả giáo dục Malaysia dưới tác động của triết lý giáo dục Islam giáo, từ đó chỉ ra những giá trị tích cực của tôn giáo mà Việt Nam cần tham khảo, đặc biệt trong xây dựng triết lý giáo dục mới của Việt Nam.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
            Về lý luận: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về triết lý giáo dục và triết lý giáo dục Islam giáo; đóng góp một nghiên cứu thực nghiệm chứng minh vai trò quan trọng của triết lý giáo dục và vai trò của tôn giáo đối với hệ thống giáo dục của một quốc gia thông qua phân tích, đánh giá ảnh hưởng của triết lý giáo dục Islam giáo đến giáo dục Malaysia.
            Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án được xem là tài liệu hữu ích giúp cho các chuyên gia, các nhà nghiên cứu chính sách có cách nhìn khách quan và toàn diện hơn về các giá trị của tôn giáo, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến vai trò của tôn giáo đối với quá trình đổi mới của đất nước nói chung và giáo dục nói riêng. Theo đó, luận án khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách giáo dục Việt Nam chú ý đến việc vận dụng các giá trị tốt đẹp của tôn giáo vào trong giáo dục và trong xây dựng triết lý giáo dục mới hiện nay.
            Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng là nguồn tư liệu tham khảo của ngành Đông Nam Á học và Tôn giáo học tại Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội Malaysia, Phát triển nguồn nhân lực giáo dục Đại học Malaysia, Islam giáo trong bối cảnh mới.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
  1. Vũ Thị Thanh (2019), “Giáo dục Islam giáo ở Trung Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (7), tr. 21-30, ISSN 1859-0591.
  2. Vũ Thị Thanh (2019), “Chính sách ngôn ngữ trong giáo dục của Malaysia”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Cán bộ trẻ và sinh viên sau đại học năm 2019”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 125-141, ISBN 978-604-9928-74-1.
  3.  Vũ Thị Thanh (2021), “Islam giáo và giáo dục trong các xã hội Trung Đông”, Kỷ Yếu Hội thảo Quốc gia “Ngôn ngữ và Văn hoá Ả Rập trong bối cảnh giao lưu hội nhập và phát triển”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 55-57, ISBN 978-604-324-656-8.
  4.  Vũ Thị Thanh (2022), “Giáo dục Islam giáo và thách thức: Nhìn từ góc độ lịch sử, chính trị, văn hoá – xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (5), tr. 12-21, ISSN 1859-0591.  
  5. Vũ Thi Thanh (2022), “Higher Education for Interregional Collaboration in Malaysia: Lessons for Viet Nam”, International book publishing project, Nomos Publishing House (Germany) of the Faculty of Oriental Studies, pp. 173-186, ISBN 978-3-7560-0462-1.
  6. Vũ Thị Thanh (2022), “Islamic Education: The Main Path of Islamization in Southeast Asia”, The first international Conference On the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Ha Noi, pp. 247-264, ISBN 978-604-9962-20-2.
  7. Vũ Thị Thanh (2022), “The Philosophy of Islam in Education”, The first international Conference On the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Ha Noi, pp. 909-924, ISBN 978-604-9962-20-2.
  8. Vũ Thị Thanh (2023), “Triết lý giáo dục Islam giáo của Malaysia và một vài hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, (7), tr. 20-28, ISSN 1859-0591, ISSN 1859-0591.
  9. Vu Thi Thanh (2024), “The Philosophy of Islam in Education and Its Impact on Malaysian Education”, The Second International Conference On the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Ha Noi, pp. 322-336, ISBN 978-604-43-1656-7.
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
  1. Full name: VU THI THANH
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: 01/02/1977
  4. Place of birth: Ha Noi
  5. Amission decision number 4969 dated 26/11/2019 by the Rector of the University of Social Sciences and Hummanities, VNU.
  6. Changes in academic prcess: The amission decision of extesion number 5108/QD-XHNV dated 4/12/2023 by the Rector of the University of Social Sciences and Hummanities, VNU; Amission decision of changing the name of the thesis number 5565/QD-XHNV dated  27/12/2023 by the Rector of the University of Social Sciences and Hummanities, VNU.
  7. Officical thesis title: Islamic Philosophy in Education and Its impact on Malaysia
  8. Major: Southeast Asian Studies
  9. Code: 9310608.02
  10. Supervisors: Asso.Prof.PhD. Do Thu Ha
  11. Summary of the new findings of the thesis
- Research purpose of the thesis: The thesis focuses on the basic contents of Islamic philosophy in Education and its impact on Malaysia’s education, thereby providing comments on Malaysia’s Educational outcomes and how Malaysia applies Islamic philosophy in Education in their education system and deals with other religious communities in Malaysia. On that basis, the thesis suggests selectively absorbing the value of religion in building the new educational philosophy of Vietnam.
- Research objtect of the thesis: The thesis focuses on the basic contents of Islamic  philosophy in Education and its impact on Malaysia’s education.
- Research method of the thesis: The thesis uses a combination of interdisciplinary research methods such as inheritance, literature review method, historical method, interpretive research method, comparison-contrast... to serve the entire research process.


* New contribution of the thesis
The thesis firstly contributes to clarifying the Islamic philosophy in education. Although this philosophy has been mentioned in a number of documents, it is quite scattered and fragmentary. In this thesis, the Islamic philosophy in education will be expressed through specific content and systematized according to the author's assessment.
         The thesis also points out the impacts of Islamic philosophy in education on Malaysia’s education through influence transmission channels (State, policies, organizations...); scope of influence (purpose, content, educational methods), and affected subjects (ethnic communities, teachers, learners...)
Finally, providing comments and assessments on Malaysian educational results under the influence of Islamic educational philosophy, thereby pointing out the positive values of religion that Vietnam needs to refer to, especially in building Vietnam's new educational philosophy.
* Theoretical and practical significance of the thesis
The theoretical significance: Systematize general theoretical issues about educational philosophy and Islamic philosophy in education; Contributing an empirical study demonstrating the important role of educational philosophy and the role of religion in a country's educational system through analyzing and evaluating the influence of Islamic philosophy in education to Malaysia’s education.
The practical significance: The research results of the thesis are considered useful documents to help experts and policy researchers have a more objective and comprehensive view of the values of religion, especially in the context of religion that both the world and Vietnam are focusing on the role of religion in the process of socio-economic development in general and education in particular. Accordingly, the thesis recommends that education policy makers of Vietnam pay attention to applying good religious values in education and in building Vietnam's new educational philosophy.
Besides, the research results of the thesis are also a reference for Southeast Asian Studies and Religious Studies in Vietnam.
  1. Futher research directions: The role of Islam in Malaysian social life, Developing
human resources for higher education in Malaysia, Islam in the new context
  1. Thesis-related publications:
1. Vu Thi Thanh (2019), “Islamic Education in the Middle East”, Journal of African and Middle Eastern Studies, (7), pp. 21-30,  ISSN 1859-0591.
2. Vu Thi Thanh (2019), “Language policy in education of Malaysia”, Proceedings of the Scientific Conference “Young officials and postgraduate students in 2019”, Hanoi National University Publishing House, pp. 125-141, ISBN 978-604-9928-74-1.
3. Vu Thi Thanh (2021), “Islam and education in Middle Eastern societies”, Proceedings of the National Conference “Arabic Language and Culture in the context of exchange, integration and development”, Hanoi National University Publishing House Internal, pp. 55-57, ISBN 978-604-324-656-8.
4. Vu Thi Thanh (2022), "Islamic education and challenges: Historical, political, cultural and social perspectives", Journal of African and Middle Eastern Studies, (5), pp. 12-21, ISSN 1859-0591.
5. Vũ Thi Thanh (2022), “Higher Education for Interregional Collaboration in Malaysia: Lessons for Viet Nam”, International book publishing project, Nomos Publishing House (Germany) of the Faculty of Oriental Studies, pp. 173-186, ISBN 978-3-7560-0462-1.
6. Vu Thi Thanh (2022), “Islamic Education: The Main Path of Islamization in Southeast Asia”, The first international Conference On the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Ha Noi, pp. 247-264, ISBN 978-604-9962-20-2.
7. Vu Thi Thanh (2002), “The Philosophy of Islam in Education”, The first international Conference On the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Ha Noi, pp. 909-924, ISSN 1859-0591, ISSN 1859-0591.
8. Vu Thi Thanh (2023), “Islamic Philosophy in Malaysia’s Education and implimentation”, Journal of African and Middle Eastern Studies, (7), pp. 20-28, ISSN 1859-0591, ISSN 1859-0591.
9. Vu Thi Thanh (2024), “The Philosophy of Islam in Education and Its Impact on Malaysian Education”, The Second International Conference On the Issues of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University Press, Ha Noi, pp. 322-336, ISBN 978-604-43-1656-7.

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây