TTLA: Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1986 – 2010 qua trường hợp quan hệ hai tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)

Thứ ba - 13/10/2015 02:57

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Lan Phương           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 29/05/1983.                                                        

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4152/QĐ-SĐH, ngày 15/7/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Quan hệ Việt – Trung giai đoạn 1986 – 2010 qua trường hợp quan hệ hai tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)

8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại             Mã số: 62.22.50.05

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Huy Quý, PGS.TS Lê Trung Dũng

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Luận án tập hợp, sưu tầm, hệ thống hóa và chỉnh lý những tư liệu có liên quan đến đề tài. Cụ thể, luận án trình bày có hệ thống, toàn diện và chi tiết tình hình quan hệ trên các lĩnh vực giữa hai nước Việt – Trung trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây giai đoạn 1986 - 2010 bao gồm: trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, hợp tác văn hóa - du lịch, hợp tác giao thông vận tải, y tế - giáo dục, hợp tác phân giới cắm mốc và hợp tác “hai hành lang, một vành đai”.

- Trong quá trình nghiên cứu cụ thể các mặt quan hệ giữa hai tỉnh trong thời kì mới, tác giả lồng ghép, đối sánh với quan hệ Việt - Trung ở cấp Nhà nước đồng thời so sánh với giai đoạn trước đổi mới để rút ra những thành tựu và hạn chế. Từ đó luận án phân tích nguyên nhân và làm rõ sự chủ động linh hoạt của hai tỉnh trong việc thực hiện đường lối chính sách của hai Nhà nước, nét đặc thù và vai trò của quan hệ hợp tác toàn diện Việt – Trung ở Quảng Ninh - Quảng Tây đối với sự phát triển của mỗi tỉnh, mỗi nước cũng như đối với quan hệ hai nước.

- Qua nghiên cứu mối quan hệ này trong khoảng hơn hai thập kỉ, luận án phân tích triển vọng trong thời gian tới và đóng góp một số ý kiến về phương hướng, giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai địa phương có lợi cho việc phát triển kinh tế của đất nước và quan hệ hai nước.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tư liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và phát triển quan hệ đối ngoại với Quảng Tây nói riêng

- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Quan hệ giữa các tỉnh biên giới phía bắc của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) từ sau bình thường hóa (1991)

- Vấn đề hợp tác xuyên biên giới trong quan hệ Quảng Ninh – Quảng Tây

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Ngô Thị Lan Phương (2012), “Xây dựng hệ thống giao thông kết nối Quảng Ninh – Quảng Tây trong khuôn khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (1), tr.55-63.

2. Ngô Thị Lan Phương (2012), “Tình hình hợp tác Việt – Trung trong vấn đề biên giới trên địa bàn hai tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) từ năm 1991 đến năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (11), tr.46-52.

3. Ngô Thị Lan Phương (2013), “Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái thời kì mở cửa”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc (2), tr.72-81.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Ngo Thi Lan Phuong                                     2. Sex: female

3. Date of birth: 29th May1983                                           4. Place of birth:Quangninh

5. Admission decision number: 4152/QĐ/SĐH,date:15th July 2008, by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: no

7. Official thesis title: Vietnam and China relations in 1986-2010 period in the case of Quang Ninh province (Vietnam) and Guangxi province (China)

8. Major:Thepre-modern and contemporary world history      9. Code: 62.22.50.05

10. Supervisors: Associated  prof. Nguyen Huy Quy, Associated prof, Dr. Le Trung Dung

11. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis collects and systematizes the documents that relate to the subject, presents a comprehensive and systematic situation of the relation and cooperations between the two provinces from 1986 to 2010, including: Politics - diplomatic, trade – investment, culture - tourism, health - education, border issues and cooperate two corridors, a coronary belt.

- Therefrom  the thesis compares with the  Sino – Vietnamese in state-level and in the period of pre-renovation to delineate the achievements and remaining issues, analize the cause, forecasts prospect of that relations in the future and gives some recommendations to promote the relationships between the two provinces for the development of Vietnam  and China relations.

12. Practical applicability:

- The results of the thesis can be references for policy makers of Quang Ninh in the province’s economic and social development in general and diplomatic relations with Guangxi in particular

- The thesis can be used as a reference document for the teaching and learning thelocal history.

13. Further research directions:

- Relations between the northern border provinces of Vietnam and Guangxi province (China) after normalization (1991)

- The issue of cross-border cooperation in relation Quang Ninh - Guangxi

14. Thesis - related publications:

1. Ngo Thi Lan Phuong (2012), “Building a transportation system to connect Quang Ninh - Guangxi provincesin framework of the two corridors, a cononary belt cooperation”, Chinese Studies Review (1), pp.55-63.

2. Ngo Thi Lan Phuong (2012), “The Vietnamese and Chinese cooperation inborder issues in Quang Ninh (Vietnam) and Guangxi (China) from 1991 to 2010”,  Historical Studies(11), pp.46-52.

3. Ngo Thi Lan Phuong (2013), “The Mongcai economic gateway area in period of renovation”, Chinese Studies Review(2), pp.72-81.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây