TTLA: Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại cộng đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai - 23/11/2020 02:06
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Nhung                   2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 20/09/1986                                                 4. Nơi sinh: Hưng Yên
5. Quyết định công nhân nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29  tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 388/QĐ-XHNV ngày 28 tháng 02 năm 2017 về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ;
- Quyết định số 3265/QĐ-XHNV ngày 12 tháng 11 năm 2018 về việc bổ sung người hướng dẫn luận án tiến sĩ;
- Quyết định số 1016/QĐ-XHNV ngày 19 tháng 4 năm 2019 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh;
7. Tên đề tài luận án: Quản lý trường hợp với người khuyết tật tại cộng đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                     9. Mã số: Đào tạo thí điểm
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thị Xuân Mai, PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, bên cạnh đúc kết được một hệ thống cơ sở lí luận tương đối đầy đủ có giá trị khoa học, Luận án còn xây dựng mới một số khái niệm công cụ về quản lý trường hợp với người khuyết tật tại cộng đồng dưới góc độ CTXH trong bối cảnh Việt Nam.
Thứ hai, đây là một nghiên cứu thực tiễn có quy mô, được đặt trong điều kiện chính trị, văn hóa, kinh tế của địa phương TP.HCM. Do vậy, luận án mô tả được một bức tranh khái quát về mức độ, tần suất thực hiện các vai trò của nhân viên QLTH với NKT tại cộng đồng ở TP.HCM theo phản hồi từ nhiều góc độ. Kết quả cho thấy nhân viên QLTH đã phần nào thực hiện được vai trò vận động nguồn lực, nhất là từ mạng lưới hỗ trợ phi chính thức hay mạng lưới các chuyên gia, vai trò tạo điều kiện giúp NKT tiếp cận được một số chính sách trợ giúp. Tuy vậy, một số vai trò nòng cốt trong QLTH như người kết nối, chuyển gửi, người điều phối, người tạo điều kiện tham gia đời sống xã hội, cộng đồng còn mờ nhạt. Các vai trò giáo dục hay tham vấn cũng là các vai trò phổ biến của nhân viên QLTH còn rất ít thường xuyên được thực hiện. Luận án còn phát hiện ra những khoảng trống hạn chế trong xây dựng chính sách và triển khai thực tế như vai trò điều phối, đặc trung riêng của ngành CTXH.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân viên QLTH có thực hiện một số nhiệm vụ, hoạt động ở những mức độ nhất định trong tiến trình QLTH với NKT như lập hồ sơ chi trả chế độ, thu thập một số thông tin về khuyết tật, sức khỏe, giáo dục, sinh kế, việc làm và hỗ trợ NKT một số chính sách xã hội. Tuy vậy, các nhiệm vụ, hoạt động mang tính chuyên nghiệp của QLTH hầu như ít được thực hiện, chẳng hạn xây dựng mối quan hệ trị liệu nghề nghiệp với thân chủ, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu, đặc biệt là các nhu cầu ở khía cạnh xã hội, mối quan hệ, tâm lý, tình cảm và kỹ năng sống. Khâu xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch cũng rất ít được chú trọng, hầu như không có. Công tác theo dõi, giám sát rất hạn chế, chỉ dừng lại với công việc rà soát danh sách có đủ điều kiện và chế độ chi trả. Kết quả định lượng còn cho thấy các bước, nhiệm vụ trong tiến trình có tác động qua lại chặt chẽ. Khi các nhiệm vụ chưa được thực hiện tốt ở một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng đến các bước còn lại trong tiến trình QLTH. Có sự khác biệt giữa các nhân viên tại các loại hình đơn vị, cơ sở trợ giúp trong thực hiện vai trò và nhiệm vụ QLTH.
Thứ tư, nghiên cứu cũng đã tìm ra việc thực hiện các vai trò, nhiệm vụ và tiến trình QLTH của nhân viên còn nhiều yếu điểm, thiếu tính chuyên môn cũng có liên quan đến các khó khăn, rào cản thách thức, chẳng hạn cơ chế chính sách còn thiếu và yếu, thiếu hiểu biết và sự tham gia của NKT, gia đình, cộng đồng và những hạn chế từ phía cơ sở, đơn vị cung cấp dịch vụ, sự trợ giúp. Một trong những khó khăn, thách thức nổi bật nhất là nhân viên QLTH chưa có vị trí công việc chưa rõ ràng, còn bán chuyên trách hoặc kiêm nhiệm nhiều việc cũng như bản thân họ thiếu năng lực chuyên môn trong QLTH với NKT tại cộng đồng.
Thứ năm, nghiên cứu đã khám phá một mô hình gồm 05 nhóm yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh và rất mạnh tới QLTH với NKT tại cộng đồng bao gồm: Nhận thức, sự tham gia của gia đình và cộng đồng; Điểm mạnh, khả năng của NKT; Chính sách pháp luật liên quan; Cơ sở đơn vị, trợ giúp (lãnh đạo và năng lực cơ sở); Năng lực chuyên môn của nhân viên QLTH. Trong đó, các yếu tố năng lực chuyên môn của nhân viên QLTH là nhóm yếu tố ảnh hưởng rõ nhất.
Thứ sáu, kết quả chương trình thực nghiệm tác động đã minh chứng nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp của nhân viên QLTH thông qua đào tạo kết hợp lý thuyết, thực hành và đặc biệt hướng dẫn, kiểm huấn cá nhân sau đào tạo là một trong biện pháp cải thiện tích cực tác nghiệp của nhân viên trong quá trình QLTH với NKT tại cộng đồng.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về mặt ứng dụng trong thực hành: Luận án cung cấp một bức tranh tổng thể cho các nhân viên QLTH soi chiếu từ những đánh giá của bản thân kết hợp với những phản hồi từ NKT, gia đình và các bên liên quan. Luận án mô tả cụ thể thực trạng các vai trò, tiến trình với các nhiệm vụ mà nhân viên QLTH với NKT tại cộng đồng. Ngoài ra, Luận án cũng cung cấp thông tin về một số cách thức, hoạt động tốt, linh hoạt, hiệu quả của một số nhân viên và tổ chức tại TP.HCM.
Về mặt đào tạo: Hệ thống cơ sở lí luận và kết quả nghiên cứu thực tế giúp các cơ sở đào tạo định hướng về đào tạo chuyên ngành trong lĩnh vực QLTH với NKT tại cộng đồng, đồng thời phát hiện nhu cầu thực tế, khoảng trống về chuyên môn của người thực hiện. Kết quả về sự thay đổi trong tác nghiệp của nhân viên QLTH sau chương trình thực nghiệm tác động là cơ sở cho thấy một chương trình tập huấn chuyên sâu và hướng dẫn sau tập huấn sẽ giúp nâng cao năng lực cho nhân viên QLTH. Theo đó, Luận án gợi mở về các chương trình tập huấn, kiểm huấn chuyên sâu phù hợp hơn giúp phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên QLTH đang và có định hướng làm việc với NKT tại cộng đồng.
 Về mặt chính sách: Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế cùng với các kết quả nghiên cứu thực trạng triển khai QLTH với NKT tại TP.HCM bao gồm những bất cập, rào cản, khó khăn trong thực tiễn cũng như mô hình các yếu tố ảnh hưởng mạnh đến QLTH với NKT tại cộng đồng, Luận án giúp các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lý có thêm căn cứ khoa học để xây dựng và điều chỉnh các chính sách phù hợp trong thúc đẩy các dịch vụ, đội ngũ nhân lực mang tính chuyên nghiệp.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu thực tiễn so sánh giữa các loại hình đơn vị trợ giúp trong QLTH với NKT tại cộng đồng.
- Nghiên cứu các mô hình điểm về QLTH trong trợ giúp NKT trong cả nước.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn trong QLTH với NKT dưới góc độ CTXH trong bối cảnh Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
1. Lê Thị Nhung, Bùi Thị Xuân Mai (2017) “Accessibility to policies and resource mobilization of organizations for people with disabilities in Vietnam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Phát triển xã hội hòa nhập dựa vào cộng đồng: Cơ hội và thách thức, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.24-35 (ISBN: 978-604-735-5990).
2. Le Thi Nhung (2020), “Roles of international non-governmental organizations in developing social work services for children and persons with disabilities in Vietnam”, International Journal for Studies on Children, Women, Elderly and Disabled People, Vol 11, Oct. 2020, pp.34-40 (ISSN 0128-309X).
3. Le Thi Nhung (2020), “Challenging livelihoods of persons with disabilities and missing gaps in policies”, Educere-BCM Journal of Social Work (EBJSW), Vol 16 (1), June 2020, pp.5-16 (ISSN 2249-1090).
4. Le Thi Nhung (2020), “An intervention program of enhancement on knowledge and skills of social work case managers with persons with disabilities, International Journal for Quality Research (SCOPUS index, Q2, ISSN 1800-6450). Công bố tại International Conference on Emerging Issues in Social Sciences and Humanities (ICEISH 2020, eISBN 978-967-2426-14-1).
INFORMATION OF DOCTORAL THESIS
1. Full name: Le Thi Nhung                                  2. Sex: Female
3. Date of birth: 20/09/1986                                 4. Place of birth: Hung Yen province
5. Admission decision number:  4618/2016/QD-XHNV  Dated 29th December 2016
6. Changes in academic process:
- Decision number: 388/QD-XHNV about recognizing the title of thesis and supervisors dated on 28th February, 2017.
- Decision number: 3265/QD-XHNV about adding the supervisor dated on 12th November, 2018.
- Decision number: 1016/QD-XHNV about admending the title of thesis dated on 19th April, 2019.
7. Official thesis title: Social Work Case Management with Persons with Disabilities at the Community in Ho Chi Minh City
8. Major: Social Work                                 9. Code: Pilot training
10. Supervisors: Assoc.Prof. Bui Thi Xuan Mai, Assoc.Prof. Nguyen Thi Thai Lan
11. Summary of the new findings of the thesis:
Firstly, the overview of relevant studies in the world and particularly in Vietnam provided a systematic and scientific theoretical framework on persons with disabilities (PWDs), case management in general and case management with PWDs with distinguished characteristics, roles and stasks of social workers. Especially, several new concepts on social work case management with PWDs at the community were built in the context of Vietnam.
Secondly, the research with a large scale in local, socio-political and economic context of Ho Chi Minh City has provided well an overview of current situation on how social workers are performing their roles and tasks in the process of case management with PWDs at the community in Ho Chi Minh City reflected from different key stakeholders. It reveals several good practices in their practical implementation, those of non-governmental agencies for example; However, remarkable limitations and gaps have been newly found. Regarding the SW roles, the staff has partly performed in mobilizing resources, especially from the natural support system of clients (family members, neighbours, etc.) and experts from different expertises. They have been also enabling PWDs to access different social welfare policies. Nevertheless, the other core functions of social workers namely navigating and coordinating services and support, facilitating and empowering PWDs in social inclusion are weak and infrequently performed. Besides, some common roles such as the educator or counsellor are performed more weakly.
Thirdly, the results also reveal that social workers have partially performed some tasks and activities in the process of case management with PWDs such as making the list of recipients for social welfare,  collecting some information about disability and health conditions, education, livelihood and employment of PWDs as well as giving some certain support on social protection. However, the other main tasks are poorly carried out, such as building therapeutic relationships with clients, collecting information and assessing needs in psychological, emotional, life skills, relationships and other social aspects. Planning and implementing plans have received very little attention. Monitoring and evaluating the services and supports are only focused on checking social welfare payment. From the quantitative research, it is indicated that the steps and tasks in the process are closely related. When relevant tasks have not been performed well at a certain stage, it will affect the next steps in the case management process. There is a difference between social workers of governmental agencies and non-governmental agencies in implementing the role and tasks.
Forthly, poor performance of social workers on case management roles or tasks could be explained by significant difficulties and barriers stemmed from the limitation on their competencies, gaps in policy mechanisms, low level sawareness and participation of PWDs, their families and communities and leadership and capacities of service agencies. Remarkably, the most common difficulties of social workers are their unclear status, overloaded casework as well as insufficent competencies.
Firthly, the study has discovered a model of five groups of factors that have strong and extremely strong effects including awareness and participation of the family and community, strengths and potentialities of PWDs, the efficacy of legal policy system, leadership and capacities of service agencies and professional competences of social workers.  Among them, the last has been proved to be the most influential factor group.
Lastly, empirical results show that training for social workers with a combination of theories and practice, especially personal coaching or supervision in daily working is one of the effective measures to enhance competencies of social workers in case management with PWDs at the community.
12. Practical applicability, if any:
For practice, the thesis provides a clear cut for social workers to reflect on their own and get the feedbacks from the clients about their case management practice. It specifically describes the current situations on their roles and tasks during the process. It also gives them the reference on good, flexible and effective models or practices of their colleagues in other agencies in Ho Chi Minh City.
For education, the systematical theoretical framework and practical research give the reference for institutions to design specialization training programs in social work case management with PWDs at the community. The training needs and capacity building of the staff have been found out for further notice of training. Advancement of social workers after the intervention programs is a strong evidence for a designation of specialization classroom training and one-to-one coaching. Accordingly, the dissertation suggests more appropriate in-depth training and testing programs to help develop the contingent of those who are working and oriented to work in this field.
For policy making, the thesis helps policy makers and different management levels a scientific, evidence- based recommendations on developing and adjusting appropriate policies in promoting professional services and capacity building of social workers. It has been drawn on i) lessons learnt from international standards, research and good practice, ii) reflection on the current situation of implementing social work case management in Ho Chi Minh City, including shortcomings, barriers and difficulties in practice, iii) a model of influential factors that strongly affect implementation of this practice.
13. Further research directions, if any:
- Comparative research on service agencies of social work case management with PWDs at the community.
- Case studies on good models of social work case management with PWDs at the community on a larger scale.
- Design of the standards on social work case management with PWDs in Vietnam’s context.
14. Thesis-related publications:
1. Le Thi Nhung, Bui Thi Xuan Mai (2017) “Accessibility to policies and resource mobilization of organizations for people with disabilities in Vietnam”, Proceedings of the international scientific conference on Developing an Inclusive Society through Community Based Approach: Opportunities and Challenges, Ho Chi Minh City University Publishing House, pp. 24-35 (ISNB: 978-604-735-5990).
2. Le Thi Nhung (2020), “Roles of international non-governmental organizations in developing social work services for children and persons with disabilities in Vietnam”, International Journal for Studies on Children, Women, Elderly and Disabled People, Vol 11, Oct. 2020, pp.34-40 (ISSN 0128-309X).
3. Le Thi Nhung (2020), “Challenging livelihoods of persons with disabilities and missing gaps in policies”, Educere-BCM Journal of Social Work (EBJSW), Vol 16 (1), June 2020, pp.5-16 (ISSN 2249-1090).
4. Le Thi Nhung (2020), “An intervention program of enhancement on knowledge and skills of social work case managers with persons with disabilities, International Journal for Quality Research (SCOPUS index, Q2, ISSN 1800-6450). Công bố tại International Conference on Emerging Issues in Social Sciences and Humanities (ICEISH 2020, eISBN 978-967-2426-14-1).

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây