TTLA: Vai trò của nam giới dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Nghiên cứu trường hợp xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).

Thứ năm - 25/12/2014 22:15

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:  Phạm Thu Hà                  

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 08 - 03 - 1982                                           

4. Nơi sinh: Mai Sơn - Sơn La

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH, ngày 08 tháng 11 năm 2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 923a/QĐ-SHĐ ngày 06/07/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án:  Vai trò của nam giới dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Nghiên cứu trường hợp xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).

8. Chuyên ngành: Xã hội học                Mã số: 62 31 30 01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Phạm Văn Quyết

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

1. Kể từ sau Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) năm 1994, vấn đề DS và chăm sóc SKSS đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực chăm sóc SKSS, nhất là chăm sóc SKSS cho nhóm dân tộc thiểu số. Một điều đáng chú ý là các nghiên cứu có đối tượng đích là nam giới rất ít, và chỉ khu trú vào vấn đề nhạy cảm như đồng tính nam, tình dục hay vô sinh. Tuy nhiên sự tham gia của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một trong những chiến lược quan trọng của ICPD tại Cairo, do vậy cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa tìm hiểu vai trò của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản.

2. Nam giới dân tộc H’mông đã phần nào nhận thấy vai trò của bản thân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai. Thể hiện ở tỷ lệ nam giới biết đến các vấn đề liên quan đến nội dung kế hoạch hoá gia đình như số con cho phép, độ tuổi kết hôn của nam nữ thanh niên theo quy định của Nhà nước và các biện pháp tránh thai. Đối với nội dung chăm sóc sức khoẻ bà mẹ cũng có hơn nửa số nam giới cho rằng họ biết rõ về việc phụ nữ có thai thì phải được thăm khám thai ở cơ sở y tế, được nghỉ ngơi và bồi dưỡng đúng cách. Mặc dù đây chỉ là nhận định có tính chất chủ quan của nam giới, sự hiểu biết của họ mới chỉ là những nhận thức ban đầu, biết là bà mẹ mang thai thì phải đi khám thai, nhưng đi khám bao nhiêu lần và khám vào những thời điểm nào thì hầu hết đều không nắm được. Tuy nhiên, những hiểu biết ban đầu đó cũng có thể cho thấy nam giới đã có sự quan tâm đến việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai.

3. Sự thực hiện vai trò của nam giới dân tộc H’mông trong kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai còn nhiều hạn chế. Cụ thể, nam giới là người quyết định số con trong gia đình, tại địa bàn nghiên cứu, không có gia đình nào dừng lại ở con số 2 con, những gia đình đang có 2 con rơi vào nhóm trẻ, họ vẫn sẽ sinh thêm vì trong cộng đồng dân tộc H’mông, ít con là có 4, 5 người con. Hầu hết nam giới được hỏi đều kết hôn khi mới 17, 18 tuổi. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai để chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ mới dừng ở con số trên 10%. Đưa vợ đi khám thai chủ yếu để biết giới tính thai nhi chứ không phải họ quan tâm đến sức khoẻ bà mẹ và sự phát triển của bào thai. Phụ nữ H’mông vẫn tham gia lao động bình thường cho đến lúc đẻ, thậm chí hiện nay vẫn còn những trường hợp đẻ rơi ngoài nương. Phụ nữ có cũng nhiều mong muốn thầm kín nhưng bởi họ không dám nói ra những mong muốn, những yêu cầu của bản thân với người chồng của họ nên khiến chúng ta nghĩ rằng phụ nữ H’mông không quan tâm đến bất kỳ điều gì ngoài việc cặm cụi làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ. Thực tế cho thấy phụ nữ không dám yêu cầu, đòi hỏi gì vì sợ cộng đồng chê cười, lên án.

4. Rào cản cản trở vai trò của nam giới trong thực hiện KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ là các phong tục tập quán như quan niệm về hôn nhân và gia đình; quan niệm về số con và giá trị của người con trai; quan niệm sinh đẻ là việc của phụ nữ cùng những tập quán kiêng kị trong sinh đẻ. Bên cạnh đó là sự hạn chế về trình độ và công tác truyền thông còn chưa sâu rộng. Một rào cản cũng được xem xét đó là về mặt địa lý, xa trung tâm xã, trạm y tế và bệnh viện huyện.

Tóm lại: Thực trạng trên cho thấy nam giới chưa làm tốt vai trò của họ trong việc thực hiện KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai. Hiện nay, xã hội mong đợi nam giới có những hành vi thiết thực để chia sẻ gánh nặng với người phụ nữ trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong quá trình phụ nữ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, quá trình điều tra cho thấy, nam giới tại địa bàn nghiên cứu chưa thực hiện được vai trò tương ứng với địa vị của họ. Rào cản lớn nhất là những tập quán truyền thống đã trở thành những khuôn mẫu bất di bất dịch khiến cho nhiều nam giới hiện nay dù ít nhiều biết đến những yêu cầu thực hiện KHHGD và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ nhưng hành động thì vẫn theo thói quen truyền thống. Bức tranh vai trò chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nam giới đã cho thấy từ lời nói, suy nghĩ đến hành động còn là một khoảng cách rất xa. Có lẽ cần có thêm nhiều thời gian và sự quyết tâm hơn nữa thì tình hình trên mới có thể được cải thiện.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: 

Là tài liệu tham khảo tốt cho việc hoạch định và quản lý về dân số và CSSKSS, công tác y tế cộng đồng và các quan hệ gia đình, các dân tộc thiểu số; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Phân công vai giới trong các gia đình người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc; Vấn đề nữ cán bộ ở Tây Bắc.

13. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Phạm Thu Hà (2012), “Vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ mang thai người dân tộc H’mông xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội, Nxb Đại học Quốc gia, tr. 638-647.

- Phạm Thu Hà (2013), “Sự tham gia của người chồng trong chăm sóc sức khoẻ người vợ mang thai ở dân tộc H’mông”, Tạp chí Dân tộc học (4), tr. 34-43.

- Phạm Thu Hà (2014), “Nhận thức của nam giới người H’Mông về yêu cầu thăm khám thai định kỳ cho bà mẹ mang thai”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học Cán bộ trẻ và học viên sau đại học năm học 2013 - 2014, Nxb Đại học Quốc gia, tr. 813-822.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Pham Thu Ha                    2. Sex: Female

3. Date of birth: Mach, 8th, 1982             4. Place of birth: Mai Son-Son La

5. Admission decision number: 3202/QĐ-SĐH Dated: November, 8th, 2010 by President of The VietNam National University, Ha Noi.

6. Changes in academic process: Decision number 923a/QD-SHD on adjusting the thesis title dated: July, 6th, 2014  By the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi - Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: The role of ethnic Hmong men in the North West of reproductive health care (case study Huoi A, Song Ma district, Son La province).

8. Majoy: Sociology                              9. Code: 62 31 30 01

10. Supervisors: Prof. PHD. Pham Van Quyet

11. Summary of the new findings of the thesis:

1. After International Conference on Population and Development (ICPD) held in 1994, Population and Reproductive health care  has atracted many coutries’ interest. Vietnam recently has many studies focus on the field of reproductive health care, especially reproductive health care for ethnic minority groups. It is significantly noted that the study  focus very little on men, and confined to sensitive issues such as gay men, sex or infertility. However, the participation of men in reproductive health care is one of the important strategic of the ICPD in Cairo, thus calling for more research to further explore the role of men in health care reproduction.

2. Men from H’ Mong group has somewhat realized thier own role in the implementation of family planning and reproductive pregnant women’ health care. This is shown in increasing percentage of men understandding about family planning number of children allowed; age of marriage of young men and women as per Vietnamese’ law. Only half of men noticing pregnant woman need to be examined on the basis of fetal health, rest and receive proper training. Although the understanding is just basic but not indetailed like how many times pregnant women should have healthe check, the initial study has been showed that men had an interest in the implementation of family planning and health care for pregnant mothers.

3. The participation of men in  implementation of family planning and maternal health care for pregnant is limited. It is  men who decide the number of children in the family. In the study area, the number of children in Hmong family is 4 to 5; no one stoop at 2 as per Vietnammese law. Most men are married when at the age of 17 or 18. The rate of men usingg contraceptive method to share the burden with the new woman stands is over 10%.  Men only care about the fetal sex rather than interest in maternal health and fetal development when going with their wives for health check. Hmong women still  have to work until the date of birth delivery. Women dare not to express what they want  and their desires for their husband, which leads to the wrong thoughts that they are not interested in anything but their duties and responsibilities of being wives and condemnation in public.

4. Tradditional concept and custom like giving birth is women’s responsibility or son is more important than daughters ect is one of barriers for men in implementation of family plannning and reproductive healthe care. Besides, limitation in reproductive  knowledge and comunication from local agencie  are also main factors. Health care centre or hospital often located in commune centre where is far from some ethic minority group is also a reason leading to mentioned matter.

It is concluded that men did not play their role well in reproductive health care for pregnant women and planning family. While men are more  expected from society to share burden in shoulder’s women in reproductive healthe care and during pregnancy and giving birthHowever, the study result showed that men ( in study area) has not proven their role well. The biggest barrier is tradditional practice and customs. Although some of them know more or less about family planning and reproductive health care, they still act as old custom It is far from mindset to action. The improvement still takes times and a lot of effort from the whole community.

12. Practical applicability:

A good reference for the planning and management of population and reproductive health, public health community and family ties, ethnic minorities; as well as a reference value in teaching, research in this field in our country today.

13. Further research directions: 

Assigning the role of gender in the family of ethnic minorities in the Northwest; Problem female officers in the Northwest.

14. Thesis - related publications:

- Pham Thu Ha (2012), "The issue of maternal health care for pregnant ethnic Hmong Huoi A, Song Ma District, Son La Province", Proceedings of the international conference of international experience sharing of social work and social welfare, National University Press, pp. 638-647.

- Pham Thu Ha (2013), "The participation of the husband in health care for pregnant wifves in Hmong group", Journal of Ethnic Studies (4), pp. 34-43.

- Pham Thu Ha (2014), "Perceptions of the Hmong men who require routine antenatal visits for pregnant women", Proceedings of the Conference Scientific Officer young and postgraduate students of the school year 2013 - 2014, National University Press, pp. 813-822.

Tác giả: Phạm Thu Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây