TTLA: Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce

Thứ năm - 09/04/2015 02:02

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hải Hoàng      

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 30/04/1979                                              

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3210/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án số 257/TCT-ĐT ngày 28/11/2012 của Giám đốc Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce”

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử                   Mã số: 62.22.80.05

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Minh Hợp

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án: “Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce”, được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Trên cơ sở trình bày, phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội cùng những tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm niềm tin cũng như triết học thực dụng của Peirce, tác giả đã chỉ ra tiến trình hình thành, xác định và phân tích được những nội dung cơ bản của khái niệm niềm tin thực dụng ở Peirce, từ đó đưa ra một số nhận định và đánh giá khách quan về những giá trị, hạn chế và cả những mâu thuẫn  đúng với nội dung thực sự của triết học thực dụng nói chung và của quan niệm về niềm tin thực dụng của Peirce.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận về “niềm tin thực dụng”, một nội dung căn bản trong triết học thực dụng Peirce. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy về triết học Mỹ nói chung và triết học thực dụng nói riêng ở các cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Triết học thực dụng Peirce nói riêng và triết học thực dụng Mỹ nói chung là một bộ phận không thể thiếu trong triết học phương Tây hiện đại ngày nay. Trong những năm tới, trước xu thế hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, từ việc giao lưu phát triển về kinh tế, tất yếu kéo theo sự giao lưu về văn hóa, tư tưởng, thì việc nghiên cứu triết học thực dụng Peirce nói riêng và triết học thực dụng cũng như là triết học Mỹ nói chung là cần thiết. Vì vậy, luận án Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu về những nội dung cơ bản và các phương pháp củng cố niềm tin trong quan niệm về “niềm tin thực dụng” của Peirce.

- Nghiên cứu và làm rõ mối quan hệ giữa niềm tin và chân lý trong quan niệm về niềm tin thực dụng của Peirce

- Tập trung đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng của triết học thực dụng Peirce cũng như quan niệm về niềm tin thực dụng của ông đến các đại biểu sau này của triết học thực dụng như W.James, J.Dewey, và các nhà triết học thực dụng hiện đại.

13. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:  1. Nguyễn Hải Hoàng (2013), “Triết học thực dụng với văn hóa Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay  (9/186), tr. 54-63.

2. Nguyễn Hải Hoàng (2013), “Bước đầu tìm hiểu về khái niệm niềm tin trong triết học”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (CĐ10/ 204), tr .27-31.

3. Nguyễn Hải Hoàng (2014), “Một số quan niệm khác nhau về niềm tin trong lịch sử triết học phương Tây”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (4/211), tr. 40-45.

4. Nguyễn Hải Hoàng (2014), “Niềm tin thực dụng từ Kant đến Peirce”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (4/2014), tr. 51-54.

 

INFORMATION ON THE DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Hai Hoang                                             2. Gender: Male

3. Date of birth: 30/04/1979                                                    4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3210/QĐ-SĐH dated November 8th, 2010 by President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: The Decision to adjust the name of thesis 257/TCT-ĐT dated November 28th, 2010 of the Director of Training Center for Teachers of Political Theory directly under Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: “Faith in Peirce’s pragmatic philosophy”

8. Major: Dialectical materialism and historical materialism       9. Code: 62.22.80.05                                                                                              

10. Supervisor: Assoc. Prof. PhD. Do Minh Hop

11. Summary of new findings of the Thesis:

- The thesis “Faith in Peirce’s pragmatic philosophy” was researched on the basis of the theoretical foundation of Marxism and Leninism.

- By presenting and analyzing socio-economic conditions and ideological premises for formation of faith conception, as well as conception of Peirce’s pragmatic philosophy, the author of the thesis indicated the formation process, determined and analyzed basic contents of the conception of Peirce’s pragmatic philosophy, and then provided some judgments and objective assessements about values, limitations and conflicts that are true to actual contents of the pragmatic philosophy in gerneral and of faith conceptions in particular.

12. Practical applicability, if any:

Findings of the thesis contribute to systematizing the theory of “pragmatic faith”, a fundamental content of Peirce’s pragmatic philosophy. Also, they can be used as a reference material for researching, learning and teaching American philosophy in general and pragmatic philosophy in particular in education and training institutions in Vietnam at present.

13. Further research directions, if any:

Peirce’s pragmatic philosophy in particular and American pragmatic philosophy in general is an integral part of modern Western philosophy nowadays. In coming years, with international integration and the IT explosion, economic exchange and development, cultural and thought exchange, the research on Peirce’s pragmatic philosophy and pragmatic philosophy in particular and  American pragmatic philosophy in general is necessary. Therefore, the thesis ““Faith in Peirce’s pragmatic philosophy” should be studied on various aspects, and further studies demand considerable investment of time and effort, such as:

- Continuing to research deeply fundamental contents and methods of bolstering confidence in the conception of Peirce’s “pragmatic faith”.

- Studying and clarifying the relationship between the faith and the truth of the conception of Peirce’s “pragmatic faith”. 

- Focusing on studying impacts of Peirce’s pragmatic philosophy and his conception of pragmatic faith on philosophers of pragmatism in following generations such as W.James and J.Dewey, and modern philosophers of pragmatism.

14. Thesis-related publications:  

1. Nguyen Hai Hoang (2013), “Pragmatic philosophy in American Culture”, American Today Journal (9/186), pp. 54-63.

2. Nguyen Hai Hoang (2013), “First step in finding the concept of faith in philosophy”, Journal of Theoretical Education (CĐ10/ 204), pp. 27-31.

3. Nguyen Hai Hoang (2014), “Some different conceptions about faith in history of western philosophy”, Journal of Theoretical Education (4/211), pp. 40-45.

4. Nguyen Hai Hoang (2014), “Pragmatic faith from Kant generation to Peirce generation”, Journal of the Asia Pacific Economy (4/2014), pp. 51-54.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây