Ngôn ngữ
THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Khánh Hòa
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 15/08/1983
4. Nơi sinh: Thái Nguyên
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam
8. Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62.31.03.01
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quý Thanh
10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
Luận án đã chỉ ra thực trạng lòng tin xã hội của người Việt Nam hiện nay ở mức trung bình thấp. Các chỉ số lòng tin cơ bản và lòng tin xã hội phần lớn có sự khác biệt giữa khu vực sống nông thôn – đô thị, nhưng không có nhiều sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ.
Luận án đã chỉ ra: Cấu trúc của khách thể lòng tin bao gồm lòng tin với con người cụ thể hóa và lòng tin với con người được khái quát hóa. Lòng tin với con người cụ thể hóa bao gồm lòng tin với thành viên gia đình trực tiếp và lòng tin với cá nhân ngoài gia đình trực tiếp dựa vào vai trò và mối quan hệ ràng buộc giữa các cá nhân với gia đình theo truyền thống văn hóa phương Đông. Lòng tin với người khác khái quát hóa được chia thành lòng tin với nhóm công chức, viên chức và lòng tin với nhóm/tầng lớp xã hội dựa trên sự kỳ vọng và mong đợi của chủ thể với những con người xã hội. Qua đó, luận án kiểm chứng vai trò của các nhóm xã hội khác nhau trong việc xây dựng lòng tin xã hội.
Luận án đã xác định được mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc khách thể của lòng tin xã hội thông qua những phân tích định lượng bảo đảm độ tin cậy. Các thành tố này có mối liên hệ tương đối chặt chẽ với nhau nhưng lại đóng vai trò khác nhau trong việc xây dựng lòng tin chung. Kết quả này cũng được kiểm chứng bằng dữ liệu định lượng qua việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích tương quan trong thống kê.
Qua những phân tích định lượng, luận án đã chỉ ra mối quan hệ gắn kết giữa lòng tin xã hội với các yếu tố như khoảng cách xã hội, tính cố kết của cộng đồng. Bên cạnh đó, lòng tin còn bị ảnh hưởng bởi sự vận hành của các thiết chế y tế, giáo dục, truyền thông, việc thực hành công vụ của nhóm công chức, viên chức,…
Luận án cũng chỉ ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và lòng tin xã hội. Truyền thông đại chúng là bối cảnh mà lòng tin xã hội đặt vào, nó có ảnh hưởng đến lòng tin xã hội, nhưng việc tăng hay giảm lòng tin xã hội cũng có ảnh hưởng đến lòng tin với truyền thông đại chúng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà cá nhân không thể kiểm chứng mọi thông tin và sự việc trong cuộc sống, hầu hết các thông tin là do truyền thông đại chúng đem lại.
Luận án cũng đưa ra những ý tưởng về việc xây dựng và củng cố lòng tin xã hội trong thực tiễn qua việc tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng, khuyên khích sự tham gia xã hội theo chiều sâu, việc vận hành các thiết chế xã hội hiệu quả,… Những ý tưởng này góp phần giúp cho việc đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh xã hội để xây dựng lòng tin xã hội của người Việt Nam.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Góp phần tư vấn cho các chính sách xây dựng lòng tin xã hội tại Việt Nam.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Mối quan hệ giữa lòng tin xã hội, sự tham gia xã hội và vốn xã hội của người Việt Nam.
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin đối với thành viên gia đình trực tiếp”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - chuyên san KHXH&NV T.29 (2), tr. 19-33.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2013), “Các thành tố và mối quan hệ giữa chúng trong cấu trúc lòng tin xã hội của người Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học (4), tr. 89-102.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu con người (3), tr.10-26.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2014), “Components and correlations in the social trust: the evidence in Vietnam”, Bangkok International Conference on Social Science (BICSS 2014) Proceedings, pp. 189–200.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2014), “Exploring social trust of Vietnamese people: the evidence from empirical study”, Vietnam Journal of Family and Gender Studies T.9 (2), pp.35-52.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Khanh Hoa 2. Sex: Female
3. Date of birth: 15 August 1983 4. Place of birth: Thai Nguyen
5. Admission decision number: 2213/2011/QD-XHNV-SDH dated on 21/11/2011 of the Rector of Social Sciences and Humanities University, Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in academic process: No
7. Official thesis title: The Factors Impact on Social Trust of the Vietnamese
8. Major: Sociology 9. Code: 62.31.03.01
10. Supervisors: Assoc. Professor, Doctor Nguyen Quy Thanh
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis shows that the social trust of Vietnamese is fair. Most of the basic trusts and social trust have significant differences between the rural and urban area, but only some have significant differences between the male and female.
The thesis shows that the structure of social trust includes trust in particularized people and generalized people. Premised upon the Eastern cultural tradition, the trust in particularized people is divided into trust in members in immediate family and trust in the individuals or non-members of immediate family. While based on the expectation of the social people, the trust in generalized people includes trust in the public servants/officers and trust in social group/classes.
Based on the reliable quantitative analysis, the thesis identifies the relation among the components of social trust. These components have comparatively tight relations with each other but play different roles in developing the social trust. This result is based on using exploration factor analysis and correlation analysis in the statistical analysis.
Based on the quantitative evidences, the thesis shows the tight relation between social trust and others such as social distance, the community cohesion. Moreover, the social trust is informed by the operation of social institutions such as health, education, communication and the public practices of the public servants/officers,…
The thesis shows the meanings of the relation between the mass communication institution and social trust as well. The social trust is put in the communication background, and communication affects social trust, but social trust also influences trust in the mass communication. This is meaningful in the globalization, when each individual cannot verify all information in life, while most of information is supplied by the mass communication.
The thesis also gives some ideas relating to developing and strengthening the social trust through the solidarity in community, encouragement to in-depth social participation, effective operation of social institutions…This may contribute to developing the suitable policies in building the social trust of the Vietnamese in the current society.
12. Practical applicability:
To contribute to give the recommendations for the policies aiming to building the social trust in Vietnam.
13. Further research directions:
The relationships between social trust and civic participation, social trust and social capital in Vietnam.
14. Thesis-related publications:
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2013), “The factors impact to the trust in the members of immediate family”, The Sciences Magazine – Vietnam National University, Hanoi – Journal of Social Sciences and Humanities Vol.29(2), pp. 19-33.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2013), “The components of the social trust and their correlation among them in the social trust of Vietnamese”, Sociological Magazine (4), pp. 89-102.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2013), “The factors impact on social trust of Vietnamese”, Magazine of the Human Studies (3), pp. 10-26.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2014), The oral presentation “Components and correlations in the social trust: the evidence in Vietnam” in proceedings of “International Conference on Social Science (BICSS 2014)” in Bangkok, Thailand, 18-20 January 2014.
Nguyễn Quý Thanh, Nguyễn Thị Khánh Hòa (2014), “Exploring social trust of Vietnamese people: the evidence from empirical study”, Vietnam Journal of Family and Gender Studies Vol.9(2), pp.35-52.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn