TTLV: Việc thực thi chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 2017-2022

Thứ hai - 16/12/2024 01:05
1. Họ và tên học viên: Phạm Quỳnh Chi.       
2. Giới tính: Nữ.
3. Ngày sinh: 17/08/1983.
4. Nơi sinh: Hà Nội.
5. Quyết định công nhận học viên số: 4058/2022/QĐ-XHNV ngày 28/12/2024 của Hiệu trưởng trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không.
7. Tên đề tài đề án: Việc thực thi chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 2017-2022.
8. Chuyên ngành: Chính trị học (định hướng ứng dụng)
9. Mã số: 8310201.01 (UD).
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hồng, TS. Hoàng Thị Ngọc Minh.
11. Tóm tắt các kết quả của đề án:
Sau quá trình nghiên cứu về việc thực thi chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam, học viên đã hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của đề án. Tóm tắt một số kết quả như sau:
- Trong chương 1, tác giả đã phân tích khái niệm “chính sách” và “thực thi chính sách” từ góc độ lý luận và thực tiễn, tập trung vào chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 2017-2022. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận như chủ nghĩa Mác, tư tưởng Tập Cận Bình và các yếu tố địa chính trị, đồng thời nhấn mạnh giá trị chiến lược của Việt Nam trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Từ đó rút ra được khung phân tích việc thực thi chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 2017-2022 làm tiền đề phân tích chương 2.
- Trong chương 2, tác giả đã chỉ ra Trung Quốc coi Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng với giá trị địa chính trị lớn, vừa là đối tác hợp tác, vừa là đối thủ cạnh tranh và là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Giai đoạn 2017-2022, Trung Quốc thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tăng cường tiếp xúc cấp cao và ký nhiều thỏa thuận hợp tác, nhất là trong kinh tế, thương mại và văn hóa, nhằm gia tăng ảnh hưởng và sự phụ thuộc của Việt Nam. Tuy nhiên, quan hệ hai nước vẫn tồn tại bất đồng lớn về chủ quyền và tâm lý xã hội tại Việt Nam thường nghi ngờ các hành động của Trung Quốc. Qua đó, tác giả đã đưa ra một số dự báo và kiến nghị giải pháp góp phần thúc đẩy quan hệ Việt-Trung thực chất hơn trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, làm cơ sở phân tích chiến lược chính sách đối ngoại của Trung Quốc và Việt Nam, làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu chiến lược quốc phòng, an ninh biển đảo, từ đó phát triển các mô hình và giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia phù hợp với bối cảnh và khu vực.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong thời gian tới tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các vấn đề liên quan đến chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam như tác động của các sáng kiến mà Trung Quốc là nước khởi xướng, an ninh Biển Đông, hay chiến lược đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung. Các hướng nghiên cứu này sẽ giúp cung cấp dữ liệu, giải pháp thực tiễn và góc nhìn mới trong việc định hình các chính sách đối ngoại và phát triển quốc gia.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến đề án: Không.

 
PROJECT INFORMATION


1. Student's full name: Phạm Quỳnh Chi
2. Gender: Female.
3. Date of birth: 17/08/1983.
4. Place of birth: Hanoi.
5. Student recognition decision number: 4058/QĐ-XHNV dated 13/10/2023 of the Principal of the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6. Changes in the training process: None.
7. Project title: The implementation of China’s policy towards Vietnam in the period 2017-2022.
8. Major: Politics (application-oriented)    
9. Code: 8310201.01 (UD).
10. Course instructor: Dr. Nguyen Thu Hong, Dr. Nguyen Thi Ngoc Minh.
11. Summary of the results of the project: After the research process on China’s policy towards Vietnam, the students have completed the objectives and tasks of the project. Some results are summarized as follows:
- In chapter 1, the author anaalyzes the concepts of “policy” and “policy implementaion” from both theoretical and pratical perpecties, forcusing on China’s policy towards Vietnam during the 2017-2022 period. The author clarifies the theoretical foundations such as Marxism, Xi Jinping Thought and geopolitical factors, while emphasizing Vietnam’s strategic value in China’s foreign policy. From this, an analytical framework for China’s policy implementation towards Vietnam during the 2017-2022 period is developed, serving as a basis for the analysis in Chapter 2.
- In chapter 2, the author pointed out that China considers Vietnam an important strategic partner with great geopolitical value, both a cooperative partner and a competitor. In the period of 2017-2022, China promoted the Comprehensive Strategic Cooperative Partership, increased high-level contacts and signed many cooperation agreements, especially in economics, trade and culture, to increase Vietnam’s influence and dependence. However, the relationship between the two countries still has major disagreements on sovereignty and social psychology in Vietnam often doubts China’s actions. The current China-Vietnam relationship is intertwined with both cooperation and competition, with many complex challenges. According to this, the author provides several forcasts and recommendations for solutions to foster a more substantive Vietnam-Chia relationship in the future.
12. Practical applicability: The research results contribute to supplement and serve as basis for analyzing the foreign policy strategies of China and Vietnam, as a reference document in researching national defense strategies and maritime security, thereby developing models and solutions to protect national sercurity to the context and region.
13. Future research directions: In the coming time, the author will continue to research issues related to China’s policy towards Vietnam such as the impact of intitatives initiated by China, East Sea security, or Vietnam’s foreign strategy in the context of US-China competion. These research directions will help provide data, practical solutions and new perspectives in shaping foreign and national development policies.
14. Published works related to the project: None.  

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây