1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lương Thị Phượng
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 26/01/1982
4. Nơi sinh: Tỉnh Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4416/2019/QĐ-XHNV ngày 26/11/2019 của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
9. Mã số: 922 9020.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hồng Cổn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục đích nghiên cứu:
Làm sáng tỏ thêm đặc điểm và vai trò của ẩn dụ tri nhận có miền nguồn chiến tranh nói chung và ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng;
Làm rõ những những tương đồng và khác biệt của ẩn dụ chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt và lý giải những tương đồng và khác biệt đó từ góc độ ngôn ngữ và văn hoá.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các ẩn dụ miền nguồn chiến tranh (ADCT) trong diễn ngôn của các bài báo, bản tin trực tuyến tiếng Anh và tiếng Việt về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, y tế, thể thao, được lấy từ những trang web chính thống của Anh, Mỹ, Úc, Canada… và Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ dùng để phân tích, mô tả kiểu loại và đặc điểm của các ẩn dụ ý niệm chiến tranh.
- Phương pháp Phân tích ẩn dụ phản biện (Critical Metaphor Analysis - CMA) do Charteris-Black (2004) giới thiệu, bao gồm ba nội dung chính: Nhận diện ẩn dụ (metaphor identification), Luận giải ẩn dụ (metaphor interpretation) và Giải thích ẩn dụ (metaphor explanation).
- Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để xác định các đặc điểm tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm trong diễn ngôn tin tức của hai ngôn ngữ.
- Thủ pháp thống kê và phân loại được dùng để khảo sát, thống kê ngữ liệu, phân loại và hệ thống hóa các miền nguồn và các loại ẩn dụ ý niệm.
Các kết quả chính của luận án:
- Về đặc điểm và vai trò của ẩn dụ chiến tranh:
Với tổng dung lượng văn bản nghiên cứu trong hai ngôn ngữ là gần tương đương nhau, tổng số lượt xuất hiện của biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ tiếng Anh là 8328, tiếng Việt là 6974 lượt. Như vậy, ADCT có độ phổ dụng trong diễn ngôn báo chí tiếng Anh cao hơn tiếng Việt khá nhiều. Trong bốn lĩnh vực, diễn ngôn tin tức thể thao có tỷ lệ ADCT nhiều nhất trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Trong khi đó, tỷ lệ ít nhất của ADCT được tìm thấy trong diễn ngôn báo chí y tế tiếng Anh và báo chí kinh tế tiếng Việt.
Nghiên cứu đã cho ra kết quả là một hệ ánh xạ ý niệm của ẩn dụ chiến tranh bậc thượng danh : Đời sống xã hội là chiến tranh, 3 ánh xạ hạ danh: Thành tố trong đời sống xã hội là thành tố chiến tranh, Hoạt động trong đời sống xã hội là hoạt động quân sự, Kết quả hoạt động trong đời sống xã hội là kết quả chiến tranh. Đồng thời, trên cơ sở hệ ánh xạ này, đề tài đã xây dựng bốn hệ ánh xạ với 8 ánh xạ thành phần chi tiết trong các miền đích chính trị, kinh tế, thể thao, và 9 ánh xạ thành phần trong miền đích y tế. Kết quả nghiên cứu của luận án đã khẳng định tính hệ thống, tính tầng bậc và tính phụ thuộc ngữ cảnh của các ADCT trong cả hai ngôn ngữ. Hơn nữa, kết quả thống kê và phân tích ở các miền đích chứng minh rằng ẩn dụ miền nguồn chiến tranh có phạm vi rất rộng bởi chúng có thể áp dụng cho nhiều tình huống, trạng thái, hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
- Về sự tương đồng và khác biệt:
Nhìn chung, ở tầng bậc thượng danh, ánh xạ ý niệm của ADCT giữa tiếng Anh và tiếng Việt thể hiện nhiều điểm tương đồng hơn là khác biệt, bao gồm những tương đồng về cấu trúc hệ ánh xạ, quan hệ ánh xạ, kiểu loại ẩn dụ và độ phổ biến của biểu thức ngôn ngữ ADCT trong một số ánh xạ. Ngoài ra, hai ngôn ngữ có tương đồng trong sự luận giải ý nghĩa của đa số các biểu thức ẩn dụ. Có thể kết luận rằng ADCT là một loại ẩn dụ ý niệm có tính phổ quát khá cao, chia sẻ nhiều điểm chung và được chấp nhận, sử dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau. Chúng tôi nhận thấy rằng chính những trải nghiệm hiện thân giống nhau hoặc gần giống nhau về miền nguồn chiến tranh và các miền đích như chính trị, kinh tế, y tế, thể thao đã khiến ADCT trong hai ngôn ngữ có các tương đồng nhất định.
Tuy nhiên, ở những tầng bậc hạ danh, các ánh xạ cho thấy nhiều sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ và giữa các miền đích, xét về các khía cạnh là tần suất sử dụng, ý nghĩa của các biểu thức trung tâm và ý nghĩa của ẩn dụ trong các miền đích. Để lý giải cho kết quả này, chúng tôi đã phân tích một số khác biệt về thể chế chính trị, lịch sử, đặc điểm nền kinh tế, văn hóa và tư duy của các nước phương tây so với Việt Nam.
Những đóng góp mới của luận án:
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu ẩn dụ ý niệm chiến tranh trong diễn ngôn tin tức trên phạm vi tương đối rộng là bốn lĩnh vực chính trị, kinh tế, y tế và thể thao, với nguồn ngữ liệu khá lớn từ một số nước nói tiếng Anh và so sánh với ngữ liệu tiếng Việt. Do đó, kết quả của luận án có tính khái quát hóa cao về độ phổ biến cũng như đặc điểm của ẩn dụ chiến tranh trong đời sống xã hội của hai ngôn ngữ.
- Luận án đã xây dựng hệ ánh xạ ý niệm chi tiết cho ẩn dụ chiến tranh trong từng lĩnh vực được nghiên cứu, phân tích và mô tả nhiều khía cạnh của ẩn dụ chiến tranh chưa được nghiên cứu sâu trước đây, xác định những tương đồng và khác biệt điển hình trong văn phong, văn hóa và tư duy của người sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt qua việc ý niệm hóa chiến tranh trong đời sống xã hội. Từ đó, luận án giúp mở rộng và làm giàu thêm tri nhận về thế giới khách quan thông qua ẩn dụ chiến tranh.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần củng cố lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản của ẩn dụ ý niệm chiến tranh trên cơ sở phân tích nguồn ngữ liệu diễn ngôn tin tức tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị ứng dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm, giao tiếp liên văn hóa, phân tích văn bản diễn ngôn báo chí cũng như công tác dịch thuật và hành văn trong báo chí.
Ý nghĩa khoa học:
- Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ phương thức tư duy và mô hình tri nhận của con người về các phạm trù chiến tranh, chính trị, kinh tế, y tế và thể thao được phản ánh trong quá trình nhận thức về thế giới khách quan.
- Nghiên cứu trong luận án cũng góp phần làm rõ khái niệm, đặc điểm biểu thức, ngữ nghĩa, ngữ dụng và cơ chế ánh xạ của các ẩn dụ ý niệm chiến tranh trong diễn ngôn tin tức tiếng Anh và tiếng Việt.
- Nghiên cứu ẩn dụ chiến tranh từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận có so sánh đối chiếu Anh – Việt có ý nghĩa lớn trong việc tìm hiểu, khai thác những đặc trưng và bản chất tư duy, văn hóa của người sử dụng tiếng Anh và người Việt.
Ý nghĩa thực tiễn:
- Nghiên cứu này sẽ góp phần giúp những người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ có thêm nguồn thông tin, lý luận và hiểu biết sâu hơn về ẩn dụ ý niệm chiến tranh trong diễn ngôn báo chí chính trị, kinh tế, y tế và thể thao tiếng Anh và tiếng Việt. Hơn nữa, những phân tích, mô tả và giải thích trong luận án có thể giúp người dạy và học ngôn ngữ nói riêng và người tham gia giao tiếp liên văn hóa nói chung hiểu sâu sắc hơn vai trò, đặc điểm của ẩn dụ ý niệm chiến tranh trong giao tiếp, qua đó sẽ chú trọng đến việc ứng dụng ẩn dụ này một cách linh hoạt và hiệu quả trong giảng dạy, học tập và giao tiếp bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt.
- Đồng thời, kết quả của luận án sẽ có thể hữu ích cho công tác biên-phiên dịch các tài liệu về chính trị, kinh tế, y tế và thể thao, công tác biên soạn và thiết kế tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành thuộc bốn lĩnh vực này. Nhờ đó, chúng tôi hi vọng góp phần nâng cao chất lượng tài liệu và hiệu quả giảng dạy các môn như tiếng Anh, dịch thuật, ngôn ngữ học và giao thoa văn hóa.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ phần nào hỗ trợ, bổ xung làm giàu vốn từ vựng và hiểu biết về văn phong, văn hóa cho học viên chuyên ngành báo chí và người làm công tác viết báo.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu ẩn dụ chiến tranh trong nhiều ngữ cảnh khác như báo in, sách văn học, khẩu ngữ.
Nghiên cứu chi tiết về hiệu ứng của ẩn dụ chiến tranh đối với người tiếp nhận ngôn ngữ.
Nghiên cứu về dịch thuật ADCT liên ngôn ngữ.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Lương Thị Phượng (2019), “Investigating The Effects of Task Repetition on Fluency and Accuracy in English Oral Performance of Low Level Adult Students: A Case Study at Vietnam Air Defence and Air Force Academy”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ quân sự, Số19, ISSN 2525-2232, tr. 26-37.
2. Lương Thị Phượng (2022), “War metaphors in Vietnamese online sports news: A cognitive study on conceptual mappings”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: The First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH QGHN, Mã: ISBN: 978-604-9990-98-4, tr. 1021-1041.
3. Lương Thị Phượng (2023), “War metaphors in online business news: a cognitive study of English and Vietnamese discourse”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: The Second International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐH QGHN, Mã: ISBN: 978-604-43-1656-7, tr. 761-782.
4. Lương Thị Phượng (2023), “Các tầng ánh xạ của ẩn dụ ý niệm miền nguồn chiến tranh trong bản tin chính trị tiếng Anh”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 9 (2b), ISSN 2354-1172, tr. 183-195. Available at: http://journal.ussh.vnu.edu.vn/index.php/vjossh/article/view/8321
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i2b.8321
5. Lương Thị Phượng (2024), A cognitive study of war metaphor in English online medical news, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: International Graduate Research Symposium 2024 (IGRS 2024), Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, (Đã được duyệt đăng, đang chờ xuất bản).
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Lương Thị Phượng
2. Sex: Female
3. Date of birth: 26/01/1982
4. Place of birth: Ninh Binh
5. Admission decision number: 4416/2019/QĐ-XHNV, dated 26/11/2019 by VNU Hanoi, University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: None
7. Official thesis title: War metaphor in English and Vietnamese
8. Major: Linguistics
9. Code: 922 9020.01
10. Supervisor: Associate Professor-Doctor Nguyễn Hồng Cổn
11. Summary of the new findings of the thesis:
Thesis objectives:
- Further shed light on the characteristics and roles of war metaphors in general and war metaphors in English and Vietnamese news discourse in particular;
- Specify the similarities and differences of war metaphors in English and Vietnamese and explain those similarities and differences from a linguistic and cultural perspective.
Research subjects:
War–related metaphorical expressions in the discourse of English and Vietnamese online articles and newsletters in the fields of politics, economics, healthcare and sports taken from official websites of the UK, the US, Australia, Canada and Vietnam.
Research methodology:
- The method of linguistic description was used to analyze and describe the types and characteristics of conceptual metaphor of war.
- The Critical Metaphor Analysis (CMA) method, introduced by Charteris-Black (2004), includes three main stages: Metaphor identification, Metaphor interpretation and Metaphor explanation.
- The comparison and contrast method was used to specify the similar and different characteristics of war metaphors intraculturally and cross-culturally.
- Statistical and classification techniques were used to survey, compile data, classify and systematize source domains and types of war metaphors.
Major findings:
- In terms of the characteristics and roles of war metaphor:
With total text capacity in the two languages being nearly equivalent, the total number of war-related metaphorical tokens in English is 8328 and in Vietnamese is 6974. Thus, the war metaphor has a much higher repetition in English news discourse than in Vietnamese. Of the four fields, sports discourse has the most occurrences of war metaphors in both English and Vietnamese. Meanwhile, the smallest number of repetitions was found in the discourse of English medical news and Vietnamese economic news.
The research resulted in a conceptual mapping system of war metaphor, with the umbrella mapping being Social life as war, and 3 derivative mappings: Elements in social life as war elements, Activities in social life as military activities, Results of activities in social life as results of war. Based on this mapping scheme, four mapping systems with 8 constituent mappings in the target domains of politics, economics and sport, as well as 9 constituent mappings in healthcare. The study findings proved the systematic, hierarchical and context-dependent nature of war metaphors in both English and Vietnamese news. Furthermore, the statistical and analytical findings in the target domains attest to the fact that war metaphor is large in scope as can signify various situations, states, and activities in different fields of social life.
- In terms of the similarities and differences between English and Vietnamese war metaphors:
Basically, the generic conceptual mappings of English and Vietnamese war metaphors demonstrate more similarities than differences, including similarities in mapping system structure, mapping relations, metaphor types and the prevalence of metaphorical linguistic expressions in some mappings. In addition, the two languages share interpretation of the meaning of most metaphorical expressions. It can be concluded that war metaphor is fairly universal, sharing a number of common characteristics, being accepted and used in different cultures. Generally, it is the similar or nearly similar embodied experiences in the source domain of war and the target domains of politics, economics, healthcare and sport that make war metaphor in the two languages have certain correlations.
However, at specific levels, the mappings show considerable differences between the two languages and among target domains, regarding frequency of use, meaning of central expressions, and meaning of metaphor in the target domains. The reasons for such discrepancies may lie in the differences in political institutions, national history, economic characteristics, culture and thinking of some Western countries compared to Vietnam.
12. Further research directions:
- Research on war metaphors in other contexts such as printed newspapers, literary books, and daily conversational languages.
- Research on the effects of war metaphors on language receivers.
- Research on cross-linguistic translation of war metaphor.
13. Thesis-related publications:
Luong Thi Phuong (2019), “Investigating The Effects of Task Repetition on Fluency and Accuracy in English Oral Performance of Low Level Adult Students: A Case Study at Vietnam Air Defence and Air Force Academy”, Journal of Military Foreign Language Studies Vol. 19, ISSN 2525-2232, pp. 26-37.
Luong Thi Phuong (2022), “War metaphors in Vietnamese online sports news: A cognitive study on conceptual mappings”, Proceedings of the First International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi, University of Social Sciences and Humanities, Code: ISBN: 978-604-9990-98-4, pp. 1021-1041.
Luong Thi Phuong (2023), “War metaphors in online business news: a cognitive study of English and Vietnamese discourse”, Proceedings of The Second International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi, University of Social Sciences and Humanities, ISBN: 978-604-43-1656-7, pp. 761-782.
Luong Thi Phuong (2023), “Mapping levels of the war metaphor in English political news”, Journal of Social Sciences and Humanities, Volume 9 (2b), pp. 183-194. ISSN 2354-1172. Available at: http://journal.ussh.vnu.edu.vn/index.php/vjossh/article/view/8321
DOI: http://dx.doi.org/10.1172/vjossh.v9i2b.8321
Luong Thi Phuong (2024), “A cognitive study of war metaphor in English online medical news”, Proceedings of the International Graduate Research Symposium 2024 (IGRS 2024), VNU Hanoi, University of Languages & International Studies, (Reviewed and accepted, Pending publication).