Giới thiệu chung

Thứ sáu - 01/09/2017 00:41

Lịch sử hình thành

  • Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (trước là Đại học Tổng hợp Hà Nội) bắt đầu đào tạo trình độ đại học ngành Triết học định hướng chuyên ngành Khoa học về Tôn giáo từ năm 1976.
  • Năm 1980, Tổ bộ môn Chủ nghĩa vô thần khoa học được được hình thành trong Khoa Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Năm 1999, Bộ môn Khoa học về Tôn giáo được thành lập và bắt đầu đào tạo hệ cử nhân Triết học chuyên ngành Tôn giáo học.
  • Năm 2004, Bộ môn Tôn giáo học bắt  đào tạo Thạc sĩ Triết học chuyên ngành Tôn giáo học thuộc Khoa Triết học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Năm 2014, Bộ môn bắt đầu đào tạo Thạc sĩ Tôn giáo học và Tiến sĩ Tôn giáo học (2015) và đã bắt đầu tuyển sinh cử nhân Tôn giáo học vào năm 2016.

Từ năm 1999, Bộ môn Khoa học về Tôn giáo đào tạo cử nhân ngành Triết học chuyên ngành Tôn giáo học với số lượng học viên mỗi năm khoảng trên 200 cho nhiều đối tượng khác nhau như: sinh viên chính quy, tại chức các tỉnh, các tu sĩ tôn giáo, cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hóa... Đến năm 2004, khi mã chuyên ngành Thạc sĩ Tôn giáo học được phê duyệt thì việc đào tạo các đối tượng được mở rộng hơn: có nhiều chức sắc lãnh đạo cao cấp trong tôn giáo, nhiều tỉnh thành đăng ký mở các lớp hệ vừa làm vừa học cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, quản lý Tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo theo học. Bởi vậy, mỗi năm có trên 15 học viên cao học chuyên ngành Tôn giáo học và khoảng 6-8 NCS theo học.

Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay ở Việt Nam, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo còn nhiều quan niệm chưa thống nhất. Nhiều vấn đề lý luận về tôn giáo cần được làm sáng tỏ, nhiều hoạt động thực tiễn cần được nghiên cứu, tổng kết một cách đầy đủ và toàn diện. Trong khi đó, các hệ thống lý thuyết về Tôn giáo học của các nước phát triển không thể áp dụng máy móc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, việc thành lập và phát triển Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội là tất yếu của nhu cầu xã hội hiện nay trong nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực Tôn giáo.

  • Ngày 26/7/2016, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định số 3252/QĐ/XHNV-TC thành lập Bộ môn Tôn giáo học trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là mốc son quan trọng mở ra một trang phát triển mới cho công tác đào tạo Tôn giáo học ở Việt Nam. Từ đây, Tôn giáo học ở Việt Nam được đào tạo độc lập, hệ thống, hoàn chỉnh tại một trường đại học tầm cỡ, uy tín, chất lượng cao. Với bước ngoặt quan trọng này, Bộ môn Tôn giáo học đã khẳng định được vị thế, tính độc lập, sự trưởng thành của mình trên diễn đàn khu vực và quốc tế.

Sứ mệnh

Bộ môn Tôn giáo học có định hướng phát triển thành đơn vị có thương hiệu quốc gia và mang tầm quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học về Tôn giáo. Cụ thể như: Phương pháp Nghiên cứu Tôn giáo học; Các Tôn giáo Thế giới và Việt Nam; Tôn giáo, tín ngưỡng và đời sống xã hội. Bộ môn là đơn vị đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu sáng tạo và truyền bá tri thức khoa học về Tôn giáo học, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật Nhà nước về Tôn giáo, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển phồn vinh đất nước.

Định hướng phát triển

Bộ môn Tôn giáo học không ngừng đổi mới, phát triển để tạo dựng được thương hiệu của mang tầm quốc tế và xác lập được những chuỗi giá trị:

  • Về giá trị cốt lõi: tạo ra được chuỗi giá trị tinh túy nhất, có đủ năng lực tham gia chuỗi phát triển khoa học toàn cầu mang tính hội nhập quốc tế cao; rèn luyện tư duy khoa học sắc bén, biện chứng; kích thích, vun đắp tâm hồn nhân văn, tự ý thức trách nhiệm đối với xã hội. 
  • Về mục tiêu: trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu cơ bản và ứng dụng có chất lượng và uy thế về Tôn giáo học ở Việt Nam và trong khu vực.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây