Ngôn ngữ
Khoa luôn chú trọng hoạt động hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế do vậy các hoạt động này đang ngày càng được đẩy mạnh, làm tiền đề và tạo động lực cho sự đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Khoa.
Các dự án hợp tác bao gồm hợp tác trong đào tạo (các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, xây dựng chương trình bậc đại học, cao học, tham quan thực tập, kiến tập), hợp tác trong nghiên cứu khoa hoc và công bố quốc tế.
Trong đào tạo, có thể kể đến các dự án như TOURIST (2017-2020) do EU tài trợ với sự hợp tác của 10 trường đại học ở Việt Nam, Thái Lan và Châu Âu; dự án DAAD “Sustainable Tourism”(Du lịch bền vững) (2015-2017) với Đại học Greifswald (Cộng hòa Liên bang Đức) trong xây dựng mới một số môn học bậc Thạc sĩ, trao đổi học thuật của giảng viên, học viên; dự án trao đổi sinh viên với Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) (2015-2016); các hoạt động trao đổi sinh viên ngắn hạn với Đại học Rikkyo (Nhật Bản) được thực hiện hàng năm; các chương trình liên kết thực tập, thực tế cho sinh viên, hỗ trợ việc làm như Thực tập hè tại RTC, thực tập nghiệp vụ khách sạn tại các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội.
Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, có thể kể đến các dự án hợp tác tổ chức hội thảo khoa học như: Hội thảo quốc gia “Xây dựng cơ chế chính sách nhằm phát triển du lịch khu vực Tây Bắc” với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam (2015); Dự án xuất bản sách “Tourism and Monarchy in Southeast Asia” với Đại học Chieng Mai (Thái Lan) và hội thảo quốc tế “Phát triển du lịch bền vững ở Đông Nam Á - Những vấn đề đặt ra” phối hợp với Đại học Greifswald (Cộng hòa Liên Bang Đức) và Đại học Huế (11/2018).
Bên cạnh đó, Khoa phối hợp với Đại học Bournemouth (Anh quốc), với sự tài trợ của Dự án TOURIST và Ủy ban Châu Âu thông qua Chương trình Eramus+ tổ chức Hội thảo “Sustainable tourism development: Lessons learned for South East Asian countries” (Tên tiếng Việt là “Phát triển du lịch bền vững: Bài học kinh nghiệm cho các nước Đông Nam Á”). Hội thảo quốc tế được tài trợ bởi chương trình TOURIST – “Nâng cao năng lực cho phát triển du lịch bền vững và chiến lược quản lý tài chính sáng tạo nhằm gia tăng tác động tích cực của du lịch ở Việt Nam và Thái Lan” và Ủy ban Châu Âu thông qua Chương trình Eramus+ (mã số # 585785-EPP-1-2017-1-AT-EPPKA2-CBHE-JP).
Từ 2016, Khoa tiếp nhận 01 giáo sư Nhật Bản từ Đại học Rikkyo (Nhật Bản) về công tác tại Khoa để hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế.
2.1. Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu quốc tế liên quan đến du lịch
Đại học Rikkyo, Đại học Yamanashi, Đại học Ritsumekan, Đại học Nagoya (Nhật Bản).
Đại học Chieng Mai, Đại học Kasetsart, Đại học Burapha, Đại học Payap, Đại học Prince of Songkla (Thái Lan).
Đại học Toulouse Le Mirial (Pháp).
Đại học Greifswald, Trường Du lịch - Đại học Khoa học ứng dụng Munich (Đức).
Đai học Kent, Đại học Leeds Metropolitan, Đại học Bournemouth (Vương Quốc Anh).
Đại học FH JOANNEUM (Áo).
Đại học Alicante (Tây Ban Nha).
Đại học Haaga-Helia (Phần Lan).
Đại học Taylor, Đại học Sunway (Malaysia)…
2.2. Các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp du lịch trong nước
Vụ Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Các Sở Du lịch tại địa phương.
Cục Du lịch Việt Nam (VNAT).
Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch (ITRD).
Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
Công ty CP Du lịch Hà Nội (Hanoi Tourism)…
Tác giả: USSH Media
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn