1. Thành tựu chung
Đội ngũ cán bộ giảng viên Khoa Du lịch học luôn tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học du lịch. Nhiều bài báo, nghiên cứu của cán bộ được đăng tải rộng rãi trên các tạp chí về du lịch ở trong nước và quốc tế. Các công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp Bộ do cán bộ trong Khoa chủ trì đã được các đơn vị trong ngành Du lịch và các chuyên gia đánh giá cao.
- Công bố gần 1200 bài báo trên các tạp chí, hội thảo trong nước và ngoài nước.
- Xuất bản 50 đầu sách giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, tham khảo, sách dịch.
- Đã và đang thực hiện 50 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp (trong đó cấp bộ, ngành, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội: 15 đề tài, cấp trường: 30 đề tài, cấp thành phố: 05 đề tài).
2. Định hướng lĩnh vực nghiên cứu:
- Đánh giá tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam
- Đánh giá hiện trạng và tác động của du lịch đối với các điểm đến
- Quản trị nguồn nhân lực du lịch
- Khảo sát, đánh giá công tác tổ chức, quản lý các lễ hội và các sự kiện đặc biệt trong du lịch
- Nghiên cứu loại hình du lịch: Du lịch lễ hội, du lịch MICE, du lịch sáng tạo, du lịch tình nguyện, du lịch tâm linh, dark tourism, du lịch hỗn hợp, du lịch tôn giáo, du lịch thể thao, du lịch kết hợp teambuilding, du lịch sức khoẻ, v.v.
- Nghiên cứu hành vi tiêu dùng của các nhóm khách du lịch điển hình
- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và điểm đến du lịch
- Nghiên cứu hoạt động du lịch ẩm thực ở Việt Nam
- Nghiên cứu văn hóa du lịch, phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống trong du lịch
- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh doanh lưu trú, tâm lý và nhu cầu của khách hàng
- Nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch/ du lịch thông minh
- Nghiên cứu ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong du lịch
3. Tổ chức Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế
Bên cạnh hoạt động nghiên cứu, Khoa Du lịch học tổ chức các buổi hội thảo quốc tế và trong nước với chủ đề liên quan trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, và sự kiện. Mỗi buổi hội thảo là nơi gặp gỡ và trao đổi giữa chuyên gia từ các viện và cơ sở nghiên cứu, các nhà quản lý du lịch, và doanh nhân trong ngành du lịch khách sạn. Một số hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế đã được Khoa tổ chức:
- "Du lịch công vụ và phát triển du lịch Việt Nam".
- "Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam".
- "Du lịch, ẩm thực và các vấn đề về quản lý, kinh doanh".
- "Quản trị sự kiện - Đào tạo và thực tiễn nghề nghiệp ở Việt Nam".
- "Đào tạo du lịch trong trường đại học nghiên cứu".
- “Hội thảo quốc tế về du lịch biển”.
- "Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển du lịch Tây Bắc".
- "Phát triển du lịch bền vững ở khu vực Đông Nam Á: Những vấn đề đặt ra".
- “Phát triển du lịch biển Việt Nam theo hướng bền vững”.
- “Hướng đi mới cho du lịch Việt Nam hậu Covid-19”.
- “Ứng dụng công nghệ số, khai thác giá trị di sản, phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”.
- “Các xu hướng đào tạo và nghiên cứu du lịch ở Việt Nam và trên thế giới”.
- “Critical issues for sustainable tourism development in South East Asia”.
- “Sustainable tourism development: Lessons learned for South East Asian countries”.