Nghiên cứu khoa học

Thứ tư - 30/08/2017 17:57

Đội ngũ giảng viên của Khoa có ba điểm mạnh nổi bật: tính hàn lâm, tính ứng dụng, và quốc tế hóa, được khẳng định một cách toàn diện trong các hoạt động và kết quả nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế.

Với sự đa dạng về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ tốt, dày dạn kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam, đội ngũ giảng viên của Khoa luôn đi tiên phong nghiên cứu nhiều vấn đề có tính khoa học, liên ngành và có giá trị thực tiễn.

Đội ngũ cán bộ trong Khoa nghiên cứu tập trung vào các hướng chuyên ngành quan trọng của Nhân học:

  • Lịch sử nhân học
  • Nhân học tộc người, các vấn đề văn hóa tộc người, quan hệ tộc người và chính sách dân tộc
  • Nhân học chính trị
  • Nhân học đô thị
  • Nhân học giới
  • Nhân học phát triển
  • Nhân học kinh tế
  • Nhân học môi trường
  • Nhân học hình ảnh
  • Nhân học nghệ thuật
  • Nhân học ngôn ngữ và chữ viết
  • Nhân học về di sản văn hóa và bảo tồn văn hóa...

Đội ngũ giảng viên của Khoa đã chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội về các vấn đề dân tộc, đất đai, sinh kế, di dân, bảo tồn và phát triển ở Việt Nam và trong khu vực.

Qua việc kiến tạo và nuôi dưỡng một môi trường học thuật chuyên nghiệp, năng động, cởi mở và sáng tạo, nhiều công trình khoa học có giá trị được các giảng viên của Khoa công bố ở trong nước và nước ngoài. Tỷ lệ công bố quốc tế của Khoa Nhân học trong những năm vừa qua luôn chiếm một phần quan trọng trong tổng số công bố quốc tế của Nhà trường. Chỉ trong vòng 4 năm qua, một loạt sách tham khảo và chuyên khảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh đã được Khoa công bố:

  • Nhiều tác giả (2014), Một số vấn đề về lịch sử và lý thuyết nhân học, Nxb Tri thức.
  • Đinh Hồng Hải (2014),Nghiên cứu biểu tượng: Một số hướng tiếp cận lý thuyết, Nxb Thế giới.
  • Nguyễn Văn Sửu (2014),Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội, Nxb Tri thức.
  • Nhiều tác giả (2015),Nhân học phát triển: Lịch sử, lý thuyết và công cụ thực hành, Nxb Tri thức.
  • Nguyễn Trường Giang (2015),Ruộng bậc thang ở Việt Nam: Bảo tồn và phát triển bền vững, Nxb Chính trị Quốc gia.
  • Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ien Ang, Gay Hawkins (2016), Toàn cầu hóa và biến đổi đô thị ở Việt Nam đương đại, Nxb Tri thức.
  • Phạm Quang Minh, Nguyễn Văn Sửu, Ien Ang, Gay Hawkins (2016), Globalization, Modernity and Urban Change in Asian Cities. Knowledge Publishing House.
  • Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Văn Huy, Lâm Bá Nam, Vương Xuân Tình (2016),Nhân học ở Việt Nam: Một số vấn đề lịch sử, nghiên cứu và đào tạo, Nxb Tri thức.
  • Lâm Minh Châu (2017), Đổi mới, kinh tế thị trường và hiện đại hóa, Nxb Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu khoa học được các giảng viên của Khoa sử dụng phục vụ đào tạo sinh viên đại học và sau đại học, tư vấn cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh từ thực tiễn xã hội ở nhiều địa bàn trên cả nước, nhất là vùng dân tộc thiểu số, miền núi vùng cao.

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây