Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc

Thứ tư - 08/11/2017 03:02
Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc

Giới thiệu chung

Sứ mệnh

Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc (Center for Chinese Studies - CCS) thành lập ngày 20/2/2002, là đơn vị nghiên cứu, đào tạo và ứng dựng trong lĩnh vực Trung Quốc học, trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sứ mệnh của Trung tâm là tận dụng ưu thế của nguồn nhân lực khoa học cơ bản của Trường ĐHKHXH&NV, tổ chức nghiên cứu một cách toàn diện về Trung Quốc, cung cấp những cứ liệu khoa học, những tri thức mang tính thời sự và tính hàn lâm cho việc tư vấn chính sách, cho việc nghiên cứu quốc tế và nghiên cứu Việt Nam. Trung tâm có trách nhiệm hỗ trợ cho nghiên cứu và đào tạo các lĩnh vực có liên quan tới Trung Quốc tại Trường, từng bước dần xây dựng thành một trung tâm nghiên cứu mạnh về Trung Quốc, xác lập các nhóm nghiên cứu mạnh và theo định hướng trung tâm nghiên cứu xuất sắc, phát triển thành viện nghiên cứu khi các điều kiện cho phép, phù hợp với sứ mệnh của Trường ĐHKHXH&NV và ĐHQGHN.

Nhiệm vụ và chiến lược phát triển

  • Tập hợp và xây dựng đội ngũ các nhà nghiên cứu và các học giả có uy tín trong và ngoài nước trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng Trung Quốc học.
  • Tham gia công tác đào tạo đại học, sau đại học.
  • Phối hợp nghiên cứu với các Viện, các Trung tâm và các tổ chức quốc tế.
  • Phấn đấu trở thành một trong những đơn vị nghiên cứu và đào tạo hàng đầu về Trung Quốc học ở Việt Nam.

Định hướng nghiên cứu chính

  • Nghiên cứu các động thái của Trung Quốc trong KHXH&NV, đặc biệt là các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, giáo dục.
  • Nghiên cứu các vấn đề Nho giáo và văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Á.
  • Nghiên cứu lịch sử Hán học/Trung Quốc học Việt Nam.
  • Thực hiện các nghiên cứu về nhiều lĩnh vực của Trung Quốc, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chính sách và nghiên cứu dự báo, cung cấp các luận cứ khoa học nhằm tăng cường sự hiểu biết về Trung Quốc, từ đó nâng cao chất lượng ra quyết định cũng như giải quyết những thách thức nảy sinh trong thực tiễn mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
  • Tổng hợp, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nghiên cứu Trung Quốc mang tính ứng dụng cao.
  • Góp phần xây dựng nguồn nhân lực nghiên cứu Trung Quốc có năng lực cao, thúc đẩy việc kết nối giữa các đơn vị nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp… trong việc giải quyết các thách thức đến từ Trung Quốc, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và ổn định của Việt Nam.

 

Ban Giám đốc

Giám đốc
PGS.TS Nguyễn Thu Hiền
tianmily@gmail.com

Chủ tịch Hội đồng Khoa học:  PGS.TS Nguyễn Kim Sơn 

                                                   Email: sonnk@vnu.edu.vn

 

Đội ngũ cán bộ

Trung tâm có đội ngũ cộng tác viên thường xuyên đông đảo, là những nhà khoa học ưu tú, có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề về Trung Quốc học.

 

Hoạt động tiêu biểu

  • Thiết kế và thực hiện hàng loạt các đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu chủ đạo về lĩnh vực Trung Quốc học gồm:

Nhóm nghiên cứu mạnh về Nho học với tầm hoạt động quốc tế. 

Nhóm nghiên cứu cải cách giáo dục Trung Quốc và kinh nghiệm đối với ĐHQGHN nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung.

Nhóm nghiên cứu về lịch sử Hán học/Trung Quốc học ở Việt Nam, hợp tác với Đại học Quốc lập Đài Loan.

Nhóm nghiên cứu và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Trung Quốc học, đã và đang xây dựng các thư viện số gồm: Thư tịch Hán Nôm và thư tịch cổ Trung Quốc liên quan đến Việt Nam (http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/33824); CSDL Nghiên cứu Trung Quốc (http://104.254.244.63:8080/thuvienso/)  

Các định hướng nghiên cứu khác như các vấn đề Trung Quốc đương đại và tác động tới quan hệ Việt Trung, vấn đề người Hoa nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng một chương trình nghiên cứu Trung Quốc toàn diện.

  • Tổ chức và đồng tổ chức các hội thảo khoa học trong nước và nhiều hội thảo, tọa đàm khoa học quốc tế như: hội thảo "Nghiên cứu Trung Quốc 2012-2022: khuynh hướng và triển vọng" (2012), hội thảo "Nghiên cứu Nho giáo Việt Nam, quan điểm và phương pháp” (2013), hội thảo quốc tế “Nho học Đông Á: Truyền thống và Hiện đại” (2015), tọa đàm KH quốc tế “Nghiên cứu Trung Quốc học ở Việt Nam: Lịch sử qua lời kể” (2015), đồng tổ chức hội thảo quốc tế “Nho giáo và triết lý giáo dục đương đại” (2016).
  • Xuất bản và công bố nhiều công trình khoa học trong nước và quốc tế về nghiên cứu Trung Quốc và Việt Nam, tiêu biểu: Nho tạng tinh hoa – Phần Việt Nam 儒藏精华编越南之部 (2013, tập 1 NXB ĐH Bắc Kinh); Kinh điển Nho gia tại Việt Nam (2015, tái bản, NXB ĐHQG HN); Bộ Tùng thư tư liệu Nho học Đông Á - phần Việt Nam 東亞儒學資料叢書, TTXB ĐH Đài Loan (từ 2011 đến nay đã xuất bản 8 tập tại Đài Loan)…
  • Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước, tiêu biểu như Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ĐHKHXH&NV TP HCM, Trung tâm nghiên cứu Nho tạng, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc  (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc), Viện Nghiên cứu cấp cao về KHXH&NV và Trung tâm Nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - Đài Loan (ĐHQG Đài Loan), Hội nghiên cứu Nho học quốc tế…
  • Tham gia phối hợp và hỗ trợ các hoạt động đào tạo của trường trong lĩnh vực Trung Quốc học và các lĩnh vực liên quan.

 

Thông tin liên hệ

Phòng 508, nhà C, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Điện thoại: (024)35585847                     

Email: ccs@vnu.edu.vn

Tác giả: ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây