Tìm kiếm hồ sơ

PGS.TS Trịnh Văn Tùng

Email trinhvantung1969@gmail.com
Chức vụ Đang cập nhật
Đơn vị Khoa Xã hội học

Giới thiệu / kỹ năng

I. Thông tin chung  

  • Năm sinh: 1969
  • Email: trinhvantung1969@gmail.com; trinhanhtung2002@yahoo.com
  • Đơn vị công tác: Khoa Xã hội học
  • Học hàm: Phó Giáo sư.                     Năm phong: 2013.
  • Học vị: Tiến sĩ.                                    Năm nhận: 2001.
  • Quá trình đào tạo:

1992: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngôn ngữ - văn hóa Pháp tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

1996: Tốt nghiệp bằng đại học 2 chuyên ngành Toàn phần khoa học tại Đại học Sorbonne Nouvelle - Paris III, Cộng hòa Pháp.

1997: Nhận bằng Thạc sỹ chuyên ngành Khoa học giảng dạy Ngôn ngữ - Khoa học giảng dạy ngôn ngữ - Văn hóa tại Đại học Sorbonne Nouvelle - Paris III, Cộng hòa Pháp.

2001: Nhận bằng Tiến sỹ chuyên ngành Xã hội học tại Đại học Charles de Gaulle - Lille III, Cộng hòa Pháp.

  • Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Pháp (thông thạo), Tiếng Anh (khá).
  • Hướng nghiên cứu chính: Xã hội học đô thị, xã hội học quản lý, chính sách công, phát triển cộng đồng/phát triển nông thôn/phát triển đô thị.

II. Công trình khoa học

Sách

  1. Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ từ những hướng tiếp cận khác nhau, đồng tác giả, Nxb ĐHQGHN, 2016.
  2. Sổ tay thực hành công tác xã hội, đồng tác giả, Nxb ĐHQGHN, 2012.
  3. Những vấn đề xã hội học trong sự biến đổi xã hội, đồng tác giả, Nxb ĐHQGHN, 2011.
  4. Lý luận xã hội học, đồng tác giả (sách tái biên từ luận án tiến sĩ và diễn dịch), Nxb Thế giới, 2001.
  5. Chính mình như một người khác, đồng tác giả (sách tái biên từ luận án tiến sĩ và diễn dịch), Nxb Thế giới, 2001.

Chương sách

  1. “La perception, par les enseignants de français, des politiques en faveur de l’enseignement de la langue française au Việt Nam actuel: l’esquisse d’une enquête sociologique” (Trinh Van Tung, Nguyen Minh Nguyet), De l’Indochine coloniale au Vietnam actuel, Nxb Viện hàn lâm khoa học hải ngoại - MAGELLAN & CIE, ISBN: 978-2-35074-446-9, 2017, tr.731-744.
  2. “Lịch sử lý thuyết xã hội học” (Trịnh Văn Tùng & Đinh Phương), Xã hội học đại cương, chương 2,  Nxb ĐHQGHN, ISBN 978-604-62-6659-4, 2016, tr.37-91.
  3. “Cấu trúc xã hội và một số thuật ngữ liên quan” (Trịnh Văn Tùng, Đặng Hoàng Thanh Lan, Nguyễn Thị Lan), chương 5, Xã hội học đại cương, Nxb ĐHQGHN, ISBN 978-604-62-6659-4, 2016, tr.166-224.
  4. “Vai trò của xã hội học tổ chức trong việc quản lý con người thời kỳ chuyển đổi: trường hợp thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa -  hiện đại hóa”, Sách An sinh xã hội và công tác xã hội, Nxb Hồng Đức ; ISBN 978-604-86-6161-8, 2015, tr.112-121.
  5. “Phát triển cộng đồng”(Trịnh Văn Tùng & Mai Tuyết Hạnh), Công tác xã hội đại cương, Nxb ĐHQGHN, ISBN:978-604-62-1985-9, 2015.
  6. “Các mô hình thực hành CTXH” (Trịnh Văn Tùng, Trần Văn Kham và Nguyễn Thị Bùi Thành), chương 12, Công tác xã hội với người khuyết tật, ISBN 978-604-939-844-5, Nxb. ĐHQGHN,2014, tr. 318-429.

Bài báo

  1. “Giai cấp hay giai tầng trong mối quan hệ với di động xã hội”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 3, số 1, ISSN 2354-1172 (2/2017), tr.54-63.
  2. “Hệ quả chính sách đối với các nhà nước châu Âu từ cuộc khủng hoảng di dân tự do hiện nay dưới góc nhìn của xã hội học về chính sách công”, Tạp chí Xã hội học, ISSN 0866-7659, số 3 (135), 2016; tr.115 -123.
  3. “Quản lý và điều trị người nghiện ma túy dựa vào cộng đồng và tại cộng đồng: được, mất và lối thoát bền vững (Nghiên cứu thăm dò trường hợp tỉnh Hưng Yên), Tạp chí Nghiên cứu con người, ISSN 0328-155, số 6, 2016,  tr.45-55.
  4. “Các lí thuyết vĩ mô trong xã hội học: một ứng dụng trong xây dựng khung lí thuyết cho nghiên cứu theo quan niệm lí thuyết vĩ mô của T. Kuhn”, Tạp chí Xã hội học số 2(130), 2015, ISSN 0866-7659, tr.113-124.
  5. “Liên kết xã hội của người lao động và sự phát triển của tổ chức doanh nghiệp duới góc nhìn xã hội học”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 585, kỳ 1 tháng 12/2015.
  6. “Vai trò của nước Pháp trong quan hệ giữa Việt Nam và châu Âu từ năm 1954 đến nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN ; Khoa học xã hội và Nhân văn, . ISSN 2354-1172, tập 30, số 2(2014), Nxb ĐHQGHN,2014, tr.48-56.
  7. “Xây dựng chính sách học bổng cho sinh viên Việt Nam: một phân tích bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học và bất bình đẳng vốn văn hoá”, Tạp chí Nghiên cứu con người, ISSN 0328-1557, (58)2012, tr.38-47.
  8. “Jean-Daniel Reynaud: Lý thuyết điều hoà xã hội và khả năng ứng dụng trong phân tích hành vi quản lí tổ chức”, Tạp chí Xã hội học số 4(116), 2011, ISSN 0866-7659, tr.96-104.
  9. “Pierre Bourdieu: Thuật ngữ “habitus” và khả năng ứng dụng để phân tích một vài vấn đề của xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Xã hội học số 4(105), 2011 ISSN 0866-7659, tr.87-93.
  10. “Vị trí của Xã hội học trong bối cảnh Việt Nam hiện nay” (tiếng Pháp), Tạp chí Việt Nam học số 3(165), 2007, Hà Nội, Nxb Thế Giới, tr.75-94.

Bài hội thảo

  1. “Vai trò của xã hội học sức khỏe, y tế và bệnh tật đối với việc cung cấp dịch vụ xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chăm sóc sức khỏe: những vấn đề xã hội học và công tác xã hội, Hà Nội, Nxb. ĐHQGHN, Quyết định xuất bản số 546 LK - XH/QĐ, 2017, tr.140-153.
  2. “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị cai nghiện bằng Methadone tại cơ sở điều trị Methadone xã hội hóa quận Kiến An, Hải Phòng”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chăm sóc sức khỏe: những vấn đề xã hội học và công tác xã hội, Hà Nội, Nxb ĐHQGHN, Quyết định xuất bản số 546 LK - XH/QĐ, 2017, tr.14-27.
  3. “Hình ảnh về an toàn thực phẩm tại Việt Nam được phản ánh trong báo in”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Chăm sóc sức khỏe: những vấn đề xã hội học và công tác xã hội, Hà Nội, Nxb ĐHQGHN, Quyết định xuất bản số 546 LK - XH/QĐ, 2017, tr.140-153.
  4. “Kiến tạo mô hình phục hồi chức năng lao động cho người khuyết tật: Trường hợp tư vấn hướng nghiệp”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Công tác xã hội Việt Nam thách thức tính chuyên nghiệp trước nhu cầu hội nhập và phát triển, Đại học Công Đoàn, Nxb Lao động, ISBN 978-604-59-5001-2, 2015.
  5. “Nghiên cứu Xã hội học về sự giao thoa giữa y hoc hiện đại và y học cổ truyền: trường hợp chăm chữa bệnh khớp ở Sơn La”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Dự án phát triển cộng đồng tỉnh Sơn La Tạo dựng hoạt động kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững địa phương : trường hợp Tây Bắc và Sơn La, Nxb. ĐHQGHN, 2012, tr.237-252.
  6. “Tiếp cận xã hội học về nghèo đói của phụ nữ thành phố Vinh - Nghệ An”(Approche sociologique de la pauvreté des femmes à Vinh, Nghe An), Kỷ yếu hội thảo quốc tế Đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn vào phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Đại học Nantes, CH. Pháp, 6/2012, tr.49-54.
  7. “Bối cảnh và các hình thức di cư lao động ở Việt nam: trường hợp tỉnh Thừa Thiên Huế” (Contexte et formes de la migration de travail au Vietnam: le cas de la Province de Thua Thien - Hue), Kỉ yếu hội thảo quốc tế Đóng góp của khoa học xã hội và nhân văn vào phát triển kinh tế - xã hội, Nxb. Đại học Nantes, CH. Pháp, 6/2012, tr.81- 86.
  8. “Nghiên cứu thực địa về nguồn lực và di sản văn hoá Dao Tiền ở làng Suối Lìn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch bền vững địa phương”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế thuộc Dự án phát triển cộng đồng tỉnh Sơn La Tạo dựng hoạt động kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững địa phương : trường hợp Tây Bắc và Sơn La, Nxb ĐHQGHN, 2012, tr.267-287.
  9. “Bảo tồn và phát huy nét văn hoá đọc đoá góp phần xây dựng Nhà văn hoá và thủ công mỹ nghệ: trường hợp sách cổ và chữ viết người Dao tại Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế thuộc Dự án phát triển cộng đồng tỉnh Sơn La Tạo dựng hoạt động kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững địa phương : trường hợp Tây Bắc và Sơn La, Nxb ĐHQGHN, 2012, tr.288-300.
  10. “Nghiên cứu Xã hội học về tính khả thi trong việc xây dựng một tour du lịch bền vững tại làng người Thái, Mộc Châu, Sơn La”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Dự án phát triển cộng đồng tỉnh Sơn La Tạo dựng hoạt động kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững địa phương : trường hợp Tây Bắc và Sơn La, Nxb ĐHQGHN, 2012, tr.301-317.
  11. “Năng động hoá nguồn lực của làng Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để góp phần xây dựng Nhà văn hoá và thủ công mỹ nghệ”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Dự án phát triển cộng đồng tỉnh Sơn La Tạo dựng hoạt động kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững địa phương : trường hợp Tây Bắc và Sơn La, Nxb ĐHQGHN, 2012, tr.318- 336.
  12. “Nghiên cứu Xã hội học ứng dụng: Văn hoá, Thủ công mỹ nghệ, Nông nghiệp và Du lịch bền vững”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Dự án phát triển cộng đồng tỉnh Sơn La Tạo dựng hoạt động kinh tế - xã hội phục vụ phát triển bền vững địa phương : trường hợp Tây Bắc và Sơn La. Hà Nội, Nxb. ĐHQGHN, 2012, tr.215-236.
  13. “Đào tạo nguồn nhân lực về phát triển cộng đồng trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay: Một phương pháp tiếp cận so sánh về chương trình môn học”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Công tác xã hội và chính sách xã hội, Nxb ĐHQGHN, 2012, tr.14-21.
  14. “Phát triển cộng đồng ở Việt Nam: thực trạng và định hướng các cách tiếp cận trong bối cảnh mới”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Công tác xã hội và chính sách xã hội, Nxb. ĐHQGHN, 2012, tr.82-91.
  15. “Sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kỳ vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ĐHQGHN”, Kỷ yếu toạ đàm quốc tế Giải pháp gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động ở Việt Nam, 2012.
  16. “Đặc trưng chính sách kinh tế của “cánh Tả trong sự so sánh với chính sách kinh tế của “cánh Hữu” từ những tiền đề tư duy của hai dòng thuyết “kinh tế xã hội” đến “biên giới mờ” ngày nay”, Kỷ yếu Toạ đàm khoa học quốc tế Cơ sở lý luận của cánh Tả nhìn từ quan điểm Mác - xít, Hà Nội, Nxb Lao Động, 2010, tr.87-93.
  17. “Một vài suy nghĩ về chính sách can thiệp của cánh tả hiện đại: Một phân tích về bất bình đẳng vốn văn hóa theo quan niệm của Pierre Bourdieu”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Cơ sở lí luận của cánh tả nhìn từ quan điểm Mác - xít, Hà Nội, Nxb Lao Động, 2010, tr. 324-345.
  18. “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển và hội nhập: từ một vài kinh nghiệm của các chương trình đào tạo Thạc sĩ Pháp ngũ đến ý tưởng một trung tâm Pháp - Việt đào tạo tiến sĩ các ngành khoa học xã hội”, Kỷ yếu toạ đàm quốc tế Trao đổi kinh nghiệm đào tạo, nghiên cứu và hoạch định chính sách trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội, Nxb. Lao Động, 2008, tr.130-142.
  19. “Xây dựng chính sách: Thách thức, cơ hội và một vài cơ chế tham gia của công dân”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế Vai trò của công dân trong quá trình hoạch định chính sách, Hà Nội, Nxb Lao Động, 2006, tr.237-247.
  20. “Đào tạo tín chỉ ở Pháp hiện nay theo hướng tương hợp với Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Chính sách nghiên cứu và đào tạo trong quá trình chuyển đổi, Nxb Lao Động, 8-9/12/2005, tr.160-170.
  21. “Tình trạng giao thoa các dịch vụ y tế ở ngoại ô thành phố Tuyên Quang: trường hợp Ỷ La” (L’État de l’interface des services mesdicaux en banlieue de Tuyên Quang: le cas de la commune de Ỷ La), Kỷ yếu điện tử Hội thảo khoa học quốc tế Nông thôn trong quá trình chuyển đổ (La campagne en transition), bài số 55, xuất bản tại Đại học Nimes, CH. Pháp, 2006.

III. Đề tài KH&CN các cấp

  1. Nghiên cứu việc tổ chức tư vấn nghề cho sinh viên trong trường đại học (QG.07.43), Đồng chủ nhiệm, Đề tài đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (cấp Bộ), 2007-2010.
  2. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận và thực tiễn nhằm xây dựng văn liệu xã hội học pháp luật dùng ở bậc đại học trong bối cảnh Việt Nam hiện nay (QX.07-31), Chủ nhiệm, Đề tài cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (cấp Bộ), 2008-2011.
  3. Nghiên cứu xây dựng nhà văn hoá và du lịch (MTV) tại Mộc Châu, Sơn La, Đồng phụ trách phía Việt Nam, Đề tài liên kết quốc tế nghiên cứu phát triển cộng đồng, 2007-2014.
  4. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội hiện nay, Phó chủ nhiệm, Đề tài cấp Nhà nước, 2013-2015.
  5. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử địa điểm công cộng, Thành viên chính, Đề tài cấp thành phố Hà Nội Ứng dụng bởi Uỷ ban nhân dân thành phố tại các địa điểm công cộng, 2014-2015.

IV. Giải thư­ởng, học bổng

  1. Học bổng “Khám phá nước Pháp” sau khi đạt đồng giải nhất tiếng Pháp toàn quốc chủ đề “Lịch sử kiến trúc, quy hoạch đô thị và các vấn đề xã hội của đô thị”, tháng 7 - 9/1992, Đơn vị tài trợ: Bộ ngoại giao Pháp.
  2. Học bổng “Viết văn bằng tiếng Pháp”, tháng 04/1995, Đơn vị tài trợ: Bộ ngoại giao Pháp thông qua Đại sứ quán Pháp tại Singapore.
  3. Học bổng “Cử nhân toàn phần” và “Thạc sĩ” về khoa học giảng dạy các ngôn ngữ - văn hóa; thiên về dạy Đất nước học, tháng 10/1995 - 10/1997,  Đơn vị tài trợ: Chính phủ Pháp.
  4. Giảng viên-nghiên cứu viên thỉnh giảng “Văn hóa Việt Nam” cho chương trình cao học “Đông Nam Á học”, tháng 10/1999 - 10/2001, Đơn vị mời: Đại học Charles de Gaulle - Lille III, Cộng hòa Pháp.
  5. Giảng viên-nghiên cứu viên thỉnh giảng về “Văn hóa Việt Nam” cho học viên cao học Xã hội học và Tâm lí học xã hội, tháng 5/2006 - 6/2006, Đơn vị mời: Đại học Nimes, Cộng hòa Pháp.
  6. Giảng viên-nghiên cứu viên thỉnh giảng “Xã hội học quản lí”, “Xã hội học tổ chức”, tháng 11/2012 - 12/2012: Đơn vị mời: Trung tâm Nghiên cứu về Lao động, Tổ chức và Quyền lực thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CERTOP - CNRS) tại Đại học Toulouse 2 - Jean-Jaurès.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây