VNU-USSH khẳng định tinh thần trách nhiệm, khoa học, trung thực trong thực hiện Nhiệm vụ Địa chí Nam Định

Thứ sáu - 12/01/2024 19:10
Đây là nội dung được các nhà khoa học nhấn mạnh tại Hội thảo Xây dựng thể lệ biên soạn Địa chí Nam Định tổ chức sáng ngày 12/01/2024 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (VNU-USSH).
Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học thực hiện Nhiệm vụ Địa chí Nam Định đến từ VNU-USSH và các trường đại học, viện nghiên cứu; đại diện Sở Công thương tỉnh Nam Định, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định, lãnh đạo một số phòng chức năng và các giảng viên, nhà khoa học quan tâm.
Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc - Chủ nhiệm đề tài cho biết, Nhiệm vụ Địa chí Nam Định là nhiệm vụ địa chí đầu tiên của miền Bắc được thực hiện. Với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, khoa học, trung thực, các nhà khoa học đã gấp rút thực hiện các nhiệm vụ của đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thành tập địa chí trong 24 tháng (từ tháng 05/2023 đến tháng 04/2025). Hội thảo Xây dựng thể lệ biên soạn Địa chí Nam Định là diễn đàn để các nhà khoa học cùng bổ sung, thảo luận và thống nhất các thể lệ, tiêu chí, yêu cầu xây dựng địa chí theo bộ quy chuẩn mới của quốc gia nhằm đáp ứng những yêu cầu kết nối, khai thác thông tin của cuộc cách mạng chuyển đổi số hiện nay, trong đó có việc cập nhật các nguồn tư liệu của địa phương.
Với một nhiệm vụ đòi hỏi hàm lượng khoa học cao, GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc mong muốn các nhà nghiên cứu chung tay gánh vác nhiệm vụ xây dựng Địa chí Nam Định một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả.
GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc - Chủ nhiệm đề tài, Chủ trì quyển 5 về Nhân vật chí của Nhiệm vụ Địa chí Nam Định
Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu đã trình bày khung nội dung của địa chí theo các lĩnh vực, thảo luận các tiêu chí, quy định cụ thể về biên soạn các mục địa chí, như yêu cầu về nội dung, cấu trúc thông tin cơ bản, văn phong, bút pháp biên soạn… Theo đó, yêu cầu nội dung của địa chí phải đáp ứng tính khách quan, tính khu biệt, tính toàn diện, vừa nêu được tổng thể vừa làm nổi bật được nét đặc trưng của tỉnh Nam Định.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc biên soạn địa chí các địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng địa chí theo tiêu chí mới có nhiều điểm mới và khó. Do vậy, các nhà khoa học của VNU-USSH đã có thời gian hơn 01 năm nghiên cứu về các nội dung địa chí tỉnh Nam Định, tổ chức các hội thảo khoa học, các nhóm nghiên cứu dự án trước khi ký kết hợp đồng nhiệm vụ khoa học này.
Vào tháng 11/2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã ký kết Hợp đồng nhiệm vụ KHCN "Biên soạn Địa chí Nam Định" với cơ quan quản lý đề tài là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định.
PGS.TS. Đặng Văn Bào - Chủ trì quyển 1 báo cáo các tiêu chí trong xây dựng nội dung địa chí về Địa lý Nam Định
PGS.TS. Vũ Văn Quân - Chủ trì quyển 2 về Lịch sử - Chính trị
GS.TS. Trương Quang Hải - Chủ trì quyển 3 về Kinh tế - xã hội
PGS.TS. Đặng Hồng Sơn - Phó Chủ nhiệm đề tài, chủ trì quyển 4 về Văn hóa - Giáo dục
TS. Đinh Thị Thùy Hiên trình bày quan điểm, kế hoạch xây dựng hệ thống tư liệu trong quá trình biên soạn Địa chí Nam Định
Nhiệm vụ Địa chí Nam Định nhằm biên soạn Địa chí Nam Định theo quy chuẩn bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam trên cơ sở ghi chép, mô tả, cung cấp thông tin một cách đầy đủ, khách quan và chân thực.
Dựa trên cơ sở quy chuẩn của Địa chí Quốc gia Việt Nam, tập Địa chí Nam Định hướng tới cung cấp tri thức cơ bản về địa lý tự nhiên, môi trường, con người, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đất Nam Định hiện nay trong các mối quan hệ tổng thể và cụ thể, nhằm góp phần phát triển khoa học, giáo dục, nâng tầm dân trí, phục vụ hoạch định chính sách, phát triển khoa học, giáo dục, nâng tầm dân trí, phục vụ quy hoạch chính sách, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, góp vào hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia đặc biệt xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tháng 12/2017.
Đội ngũ các nhà khoa học tham gia Nhiệm vụ Địa chí Nam Định bao gồm các nhà nghiên cứu đầu ngành trong các lĩnh vực lịch sử, địa lý, văn hóa, kinh tế, xã hội… đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, các Viện nghiên cứu, các trường đại học uy tin, các chuyên gia tại địa phương.
Ông Đặng Ngọc Rung - PGĐ Sở Công thương tỉnh Nam Định tại Hội thảo (ngồi giữa)
TS. Nguyễn Thị An - Phó Chủ nhiệm Nhiệm vụ Quốc chí của ĐHQGHN tham vấn một số kỹ thuật lập mục trong xây dựng Địa chí Nam Định
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến - tác giả bài thơ “Tổ Quốc nhìn từ biển”tham dự tại hội thảo
TS. Vũ Đại An - Chánh văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định, Thư ký khoa học Nhiệm vụ Địa chí Nam Định
 
 
 
 
 
Hội thảo thu hút sự quan tâm và tham dự của nhiều nhà khoa học uy tín trong các lĩnh vực 
Địa chí Nam Định được cấu trúc thành 1 tập, 5 quyển, 35 chương:
Quyển Một: Địa lý (gồm 6 chương, kể cả chương Mở đầu) với 160 mục
- Chương 1: Mở đầu
- Chương 2: Địa lý hành chính
- Chương 3: Địa lý tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Chương 4: Địa lý dân cư và lao động
- Chương 5: Địa lý đô thị và nông thôn
- Chương 6: Địa danh
Quyển Hai: Lịch sử - Chính trị (gồm 7 chương) với 220 mục
- Chương 7: Lịch sử từ khởi nguồn đến cuối thế kỷ XIV
- Chương 8: Lịch sử từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII
- Chương 9: Lịch sử thế kỷ XIX
- Chương 10: Lịch sử từ năm 1900 đến năm 1945
- Chương 11: Lịch sử từ năm 1945 đến năm 1975
- Chương 12: Lịch sử từ năm 1975 đến năm 2022
- Chương 13: Hệ thống chính trị, quốc phòng và an ninh
Quyển Ba: Kinh tế - Xã hội (gồm 8 chương) với 212 mục
- Chương 14: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp
- Chương 15: Công nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng
- Chương 16: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Chương 17: Du lịch và thương mại
- Chương 18: Đầu tư, tài chính, ngân hàng
- Chương 19: Khoa học và công nghệ
- Chương 20: Y tế, vệ sinh môi trường, thể thao
- Chương 21: Tổ chức xã hội
Quyển Bốn: Văn hóa - Giáo dục (gồm 8 chương) với 217 mục
- Chương 22: Ăn, mặc, ở
- Chương 23: Phong tục, tập quán
- Chương 24: Lễ hội
- Chương 25: Tôn giáo, tín ngưỡng
- Chương 26: Văn học, nghệ thuật
- Chương 27: Di tích, di vật
- Chương 28: Báo chí và truyền thông
- Chương 29: Giáo dục và đào tạo
Quyển Năm: Nhân vật chí (gồm 6 chương, cả chương Kết luận) với 190 mục
- Chương 30: Nhân vật từ khởi đầu đến cuối thế kỷ XIV
- Chương 31: Nhân vật từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII
- Chương 32: Nhân vật thế kỷ XIX
- Chương 33: Nhân vật từ năm 1900 đến năm 1945
- Chương 34: Nhân vật từ năm 1945 đến nay
- Chương 35: Kết luận

Tin bài liên quan:
VNU-USSH biên soạn Địa chí Nam Định: Nhiệm vụ KHCN đặc biệt với sự đóng góp của các nhà học hàng đầu
Cổng TTĐT Đảng bộ tỉnh Nam Định: Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến hoàn thiện đề cương xây dựng Địa chí Nam Định
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định: Xét chọn, tuyển chọn đề tài khoa học cấp tỉnh “Biên soạn địa chí Nam Định”
Báo Nhân dân: Hội thảo khoa học “Cách tiếp cận và phương pháp biên soạn sách địa chí tỉnh Nam Định”
Trường ĐH KHXH&NV: Chủ trì 4 nhiệm vụ thành phần xây dựng Bộ Địa chí quốc gia Việt Nam
Trường ĐH KHXH&NV: Cách tiếp cận và phương pháp biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: lĩnh vực Hành chính

Tác giả: Thùy Dung - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây