Ngôn ngữ
Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo của 5 trường: GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Đại học KHXH&NV; PGS.TS Phạm Duy Hòa, Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội; PGS.TS. Hoàng Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHXD; PGS.TS. Bùi Đức Thọ, Bí thư Đảng ủy trưởng - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; PGS.TS. Huỳnh Đăng Chính - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội; PGS.TS.KH Vũ Hoàng Linh – Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên; PGS.TS. Ngạc An Bang - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên; TS. Bùi Đức Hùng - Phó Bí Thư Đảng Uỷ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Đại diện Công đoàn Cụm 5 Trường có TS. Ngô Thị Kiều Oanh, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học KHXH&NV; TS. Bùi Đức Hùng, Chủ tịch Công đoàn Đại học Bách khoa Hà Nội; PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Liên, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Khoa học tự nhiên; PGS.TS Hồ Ngọc Khoa, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Xây dựng; TS. Nguyễn Hữu Đồng , Chủ tịch Công đoàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng 50 đại biểu đại diện Ban chấp hành Công đoàn Cụm 5 trường.
Hội nghị đã nhận được 11 báo cáo tham luận, có 05 tham luận trình bày tại hội nghị: TS.Vũ Huy Khuê đến từ Đại học Bách Khoa Hà Nội với chủ đề “Vai trò của công đoàn trong việc tạo động lực làm việc cho cán bộ viên chức và người lao động tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội”; TS. Nguyễn Thị Phương Thảo đến từ Trường Đại học Xây dưng Hà Nội trao đổi về “Vai trò của công đoàn trong việc tạo động lực cho cán bộ viên chức và người lao động trong các trường đại học Xây dựng Hà Nộị”; TS. Cấn Anh Tuấn đến từ Đại học Kinh tế Quốc dân trao đổi về chủ đề “Ứng dụng lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow để tạo động lực làm việc cho đội ngũ Giảng viên Đại học”; TS. Lê Hữu Tuyến đến từ Đại học Khoa học Tự nhiên trao đổi về chủ đề “Trao quyền tự chủ trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy: góc nhìn từ một thành tố của động lực làm việc trong trường đại học” và PGS.TS. Nguyễn Văn Lượt đến từ Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã khép lại phần thảo luận tại Hội nghị với tham luận về chủ đề “Các biện pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên đại học”.
Tọa đàm đã gợi mở một số nội dung xoay quanh chủ đề tạo động lực làm việc cho viên chức, người lao động. Từ các góc nhìn đa chiều, các tham luận đã chỉ rõ tính đặc thù về đối tượng, lĩnh vực chuyên môn, vị trí việc làm để có những giải pháp tạo động lực phù hợp với từng đơn vị. Có những góc nhìn tổng thể nhưng cũng có những góc nhìn rất cụ thể để thấy rõ tính đặc thù về vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động trong môi trường khoa học. Đặc biệt, công đoàn, với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội quan trọng, có vai trò “chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”, góc nhìn về vấn đề tạo động lực cho người lao động ra sao?. Công đoàn sẽ tham gia tạo động lực làm việc cho người lao động như thế nào? đã được các tham luận tập trung phân tích, lý giải một cách sâu sắc.
Các đại biểu cũng đã nghe ý kiến phát biểu của các đồng chí lãnh đạo 5 Trường ghi nhận và đánh giá cao nội dung tọa đàm cũng như đánh giá cao vai trò của tổ chức công đoàn trong hoạt động của Nhà trường. Tổ chức công đoàn đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, tham mưu, phối hợp cùng lãnh đạo nhà trường, phát huy tối đa vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho viên chức, người lao động, góp phần tạo động lực cho viên chức, người lao động làm việc, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
Hội nghị đã chứng kiến bàn giao quyền đăng cai hoạt động công đoàn năm học 2022 - 2023 cho Công đoàn trường Đại học Khoa học Tự nhiên./.
Hình ảnh các Đoàn đại biểu công đoàn tới Hội nghị
Tác giả: Công đoàn USSH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn