Tin tức

Kết luận Hội nghị giao ban Trường ĐHKHXH&NV tháng 4/2025

Thứ ba - 08/04/2025 21:51
Ngày 08/04/2025, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức Hội nghị giao ban Trường. Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn chủ trì Hội nghị, tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Hội đồng trường, các Phó Hiệu trưởng, Bí thư các chi bộ, Thủ trưởng các đơn vị, Kế toán trưởng, Tổng Biên tập Tạp chí và lãnh đạo các tổ chức đoàn thể.
DSC09105
Toàn cảnh Hội nghị
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận của các Phó Hiệu trưởng, đại biểu tham dự Hội nghị, Hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn kết luận: 
1. Công tác Đảng:
Đề nghị các tiểu ban phục vụ Đại hội tổ chức họp, khẩn trương hoàn thiện công tác chuẩn bị, đảm bảo Đại hội Đảng bộ Trường ĐHKHXH&NV được tổ chức thành công tốt đẹp, tạo nền tảng vững chắc để có những đột phá trong nhiệm kỳ tới.
2. Công tác tổ chức – cán bộ:
- Chuẩn bị kế hoạch để triển khai một số việc đã tạm dừng do thực hiện NQ18 (giai đoạn 1); Tiếp tục tinh thần tái cấu trúc – tinh giản, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Trong trường hợp thật sự cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các mũi đột phá, Nhà trường cân nhắc việc mở mới/thành lập đơn vị mới.
- Bám sát lộ trình triển khai Đề án Vị trí việc làm của ĐHQGHN để chủ động xây dựng kế hoạch của Nhà trường.
3. Công tác tuyển sinh:
Đề nghị bộ phận tuyển sinh (Phòng ĐT) tập trung cao độ, chủ động bám sát các quy định hiện hành, lồng ghép quan điểm, triết lý giáo dục của Trường vào các Đề án tuyển sinh. Trong trường hợp cần, Phòng ĐT đề xuất thành lập các Ban hỗ trợ, phục vụ công tác tuyển sinh.
- Tuyển sinh THPT Chuyên KHXH&NV: Hội đồng tuyển sinh rà soát, tính toán các công đoạn, quy trình như ra đề, chấm thi, xét tuyển, đảm bảo quan điểm đào tạo chuyên sâu, mang bản sắc nhân văn, tạo nguồn cho tuyển sinh đại học.
- Tuyển sinh Đại học chính quy: Đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu, cân đối hài hoà giữa các tổ hợp, phương thức xét tuyển nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức đào tạo. Giao bộ phận tuyển sinh làm đầu mối, các đơn vị đào tạo phối hợp cung cấp thông tin, gửi bộ phận truyền thông giới thiệu, quảng bá về các ngành đào tạo (hoàn thiện trước 20/4/2025).
- Tuyển sinh SĐH: Tiếp tục cải tiến quy trình xét tuyển, thu nhận hồ sơ…
- Tuyển sinh các hệ VLVH, bằng kép, văn bằng 2, ngắn hạn: Nghiên cứu và đề xuất các phương án đổi mới theo hướng linh động, khai phóng với mục tiêu nâng cao số lượng và chất lượng.
4. Tổ chức đào tạo:
- Tiếp tục thúc đẩy cải tiến tất cả các quy trình đào tạo theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo tinh thần lấy người học là trung tâm.
- Khẩn trương hoàn thiện, đồng bộ quy trình quản lý đào tạo sau đại học trong Quý 2/2025; Tiếp tục cải tiến theo hướng chuyên nghiệp trong các khâu bảo vệ, tốt nghiệp, cấp bằng, công tác cựu học viên.
5. Công nghệ hoá đào tạo:
Giám sát tiến độ và đảm bảo hoàn thành trước 30/8/2025 với các môn thực hiện Video bài giảng (ít nhất 06 môn theo kế hoạch); Xác định và thực hiện các học phần bắt buộc và giảng dạy bằng ngoại ngữ trong Quý 2/2025.
6. Điều chỉnh CTĐT cử nhân:
Xác định điều chỉnh theo hướng thực chất, hiệu quả, thể hiện qua các điểm sau:
- Hướng chuyên ngành: Với triết lý: lấy chuyên môn là trọng tâm, chuyên ngành không nhất thiết phải gắn với bộ môn, thời lượng cho các chuyên ngành linh hoạt “không đồng phục”, các đơn vị cân đối chỉ tiêu của ngành để mở mới/điều chỉnh các CTĐT.
- Cơ cấu khối M: Trên cơ sở tham khảo các cơ sở giáo dục đại học khác (trong và ngoài nước), tính toán số lượng các học phần được giảng dạy ở M2, M3, đề nghị các đơn vị tổ chức thảo luận, trao đổi và thống nhất đề xuất các ngành, hướng chuyên ngành phù hợp, nắm bắt được xu hướng giáo dục thời đại, có nhu cầu xã hôi cao mà vẫn đảm bảo các yếu tố căn cốt của các ngành/chuyên ngành.
- Tăng cường đào tạo năng lực số, năng lực ngoại ngữ và tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên:
+ Tín chỉ bắt buộc đối với ngoại ngữ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Xác định rõ các học phần bắt buộc đối với ngoại ngữ; quy định về điều kiện miễn học, kiểm tra, thi; quy định về quy đổi các chứng chỉ quốc tế với chứng chỉ theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN. Bộ phận truyền thông thông tin rộng rãi để người học biết.
+ Tín chỉ bắt buộc đối mới kỹ năng mềm, năng lực số và tín chỉ bắt buộc đối với tinh thần khởi nghiệp: Đánh giá và tiếp tục triển khai, khẩn trương xây dựng video bài giảng.
7. Công tác đảm bảo chất lượng:
Bộ phận ĐBCL chủ động theo dõi và cập nhật thông tin từ các cơ quan nhà nước, Bộ GD&ĐT để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo kế hoạch, chiến lược ĐBCL trong thời gian tới.
- Kiểm định Trường THPT Chuyên KHXH&NV: Giao Phó Hiệu trưởng Đặng Thị Thu Hương phụ trách, chỉ đạo Trường THPT làm đầu mối, Phòng CTNH&ĐBCL phối hợp hoàn thành báo cáo tự đánh giá trong tháng 5 năm 2025, đảm bảo chất lượng tốt, được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông qua; Tiếp tục lộ trình xây dựng Đề án tự chủ Trường THPT Chuyên KHXH&NV, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025, bắt đầu thực hiện tự chủ từ năm 2026.
8. Công tác khoa học – đối ngoại:
- Công tác khoa học: Kiên định quan điểm phát triển khoa học cân đối hài hoà giữa Hàn lâm - Ứng dụng, Quốc tế - Quốc gia – Địa phương, trong thời gian tới hoạt động khoa học cần mở rộng tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài, đặc biệt với các địa phương (Ninh Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Cao Bằng) gia tăng nguồn lực tài chính, khẳng định vị thế Nhân văn.
- Hiện tại, một số lĩnh vực/ngành đã và đang phát huy tốt, hiệu quả, song nhiều cụm chuyên môn vẫn chưa khai thác, tận dụng được thế mạnh, chưa kết nối và phát triển xứng tầm với nguồn lực sẵn có. Đề nghị tập thể lãnh đạo các đơn vị phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động kết nối, hỗ trợ các nhà khoa học đầu đàn/đầu ngành thực hiện các thủ tục hành chính (nếu cần).
- Tăng cường liên thông giữa khoa học và hợp tác phát triển để gia tăng hợp tác trong khoa học, đào tạo.
- Công tác đối ngoại: Cần điều chỉnh lại nhận thức và phương châm hành động theo hướng trọng tâm – thực chất – hiệu quả đối với công tác đối ngoại. Trọng tâm của đối ngoại trong giai đoạn tới là gắn kết chặt chẽ với đào tạo, khoa học trong việc thu hút chuyên gia, thúc đẩy tuyển sinh quốc tế.
9. Quản trị đại học:
- Thúc đẩy nhanh hoạt động hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ trong công tác văn phòng, văn thư – lưu trữ.
- Tiếp tục xây dựng Đề án triển khai phần mềm quản trị đại học tại Trường, trình Ban Giám hiệu xem xét, phê duyệt.
- Cơ sở vật chất: Tiếp tục cải tạo cơ sở vật chất trong năm 2025, tiến tới đồng bộ, tối ưu hoá không gian, diện tích của Trường, đảm bảo vận hành tốt trong 15 năm tới.
10. Công tác tài chính:
- Viên chức, NLĐ hoàn thành việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định, phòng KHTC hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần).
- Sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ: Do nhiều vấn đề mới phát sinh nên cần linh hoạt thực hiện đối với các bộ phận đã thống nhất trong điều chỉnh.
- Rà soát và điều chỉnh các hạng mục chi, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ phải thực hiện theo quy định và các nhiệm vụ làm thêm, ngoài giờ, đảm bảo công bằng, gia tăng nguồn thu.
- Hoàn thiện các chương trình ĐMKTKT theo lộ trình. Bộ phận truyền thông bám sát lộ trình để kịp thời thông tin, lan toả theo hướng tích cực đến người học, trong đó chú ý truyền thông về phương thức thu học phí mới được thực hiện từ năm học 2024-2025.

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây