Mời viết bài cho HT quốc tế "Sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV Việt Nam: các khía cạnh chính sách và phương pháp"

Chủ nhật - 26/08/2018 22:09
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội phối hợp cùng Đại học Nam Úc tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Sử dụng tiếng Anh như một phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam: những vấn đề chính sách và phương pháp” vào các ngày 15-16/12/2018. Các bài trình bày tại Hội thảo sẽ được đăng trong kỹ yếu hội thảo do NXB ĐHQG Hà Nội ấn hành, hoặc sẽ được lựa chọn để xuất bản trong ấn phẩm được NXB Spinger/Routledge xem xét xuất bản giai đoạn 2019-2020.

1. Lý do tổ chức hội thảo

Sử dụng tiếng Anh như một phương tiện trong giảng dạy và nghiên cứu (English as a medium of instruction/EMI) là một trong những định hướng đang được nhiều quốc gia quan tâm trong việc quốc tế hóa các hoạt động đào tạo, nghiên cứu ở bậc đại học. Điều này được quan tâm và áp dụng ngay cả ở các quốc gia với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất nhằm thu hút sinh viên từ các nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai theo học.

Giống như các quốc gia khác trong khu vực như Hồng Kong, Nhật Bản, Thái Lan, và Indonesia, Việt Nam trong thời gian qua cũng quan tâm đến vấn đề quốc tế hóa giáo dục đại học, đặc biệt là tìm ra những phương thức để đẩy mạnh khả năng quốc tế hóa lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Trong xu thế đó, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, một cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, cũng đang xây dựng những hướng đi cụ thể nhằm thúc đẩy định hướng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và thu hút sinh viên quốc tế theo học ở cả cấp độ đại học và sau đại học. Cụ thể, trường đã và đang xây dựng các chương trình, học phần giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, nâng cao chất lượng tiếng Anh cho giảng viên, thúc đẩy các hoạt động bổ trợ để công bố quốc tế…

Nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các giải pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu (EMI) cần được quan tâm nhằm tạo ra các giải pháp đồng bộ từ góc độ giảng viên, người học, học liệu, hoạt động bổ trợ, ... Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội hiện cùng tham gia với Đại học Nam Úc triển khai dự án quốc tế về “Gắn kết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và Úc nhằm giải quyết những vấn đề và thách thức của quá trình quốc tế hóa”. Trong khuôn khổ hoạt động dự án, tháng 3/2018, 02 giảng viên của Trường đã tham dự chương trình tập huấn tại Đại học Nam Úc. Tiếp theo, tháng 12/2018 sẽ có 5 chuyên gia từ Đại học Nam Úc sang hỗ trợ giảng viên của một số trường đại học thông qua 2 ngày tập huấn về các vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy nghiên cứu. Gắn liền với sự kiện này, hai trường cùng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Sử dụng tiếng Anh như một phương tiện giảng dạy nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam: các khía cạnh chính sách và phương pháp ngay sau chương trình tập huấn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nhằm tạo thêm cơ hội trao đổi học thuật và hợp tác giữa hai cơ sở giáo dục đại học (đã ký hợp tác từ 2010) về các vấn đề liên quan.

2. Thời gian và địa điểm tổ chức hội thảo

2.1. Thời gian: 15-16 tháng 12 năm 2018.

2.2. Địa điểm: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

3. Hình thức và ngôn ngữ của Hội thảo: Báo cáo tham luận và thảo luận trong hội trường; ngôn ngữ trình bày: Tiếng Anh

4.  Nội dung hội thảo

Hội thảo tập trung thảo luận hai chuyên đề với những nội dung chính sau:

Chuyên đề 1: Thực tiến triển khai các chính sách về EMI ở cấp quốc gia và trường

  • Hướng dẫn triển khai EMI ở cấp quốc gia và cấp trường trong thực tiễn: hiện trạng, ưu điểm và hạn chế khi triển khai.
  • Các hoạt động hỗ trợ của trường đối với giảng viên và sinh viên EMI (cả về kiến thức chuyên ngành và ngôn ngữ).
  • Công bằng tiếp cận các chương tình EMI cho sinh viên.

Chuyên đề 2: Khung chương trình đào tạo EMI và chiến lược dạy học trong thực tế

  • Thực tiễn kiểm tra đánh giá, giảng dạy và nội dung chương trình dạy học EMI.
  • Việc sử dụng công nghệ trong lớp học EMI.
  • Việc sử dụng tiếng Việt trong các chương trình đào tạo EMI.
  • Kiểm tra đánh giá sử dụng song/đa ngữ.
  • Phương pháp học tập sinh viên sử dụng trong lớp học EMI.

5. Thông tin về bảng tóm tắt và xuất bản bài trình bày hội thảo

  • Bảng tóm tắt bài trình bày (abstract) được viết bằng tiếng Anh và không quá 200 từ. Các bảng tóm tắt sẽ được xét duyệt (peer reviewed). Xem thông tin cụ thể trong hướng dẫn viết abstract trong file đính kèm.
  • Các bài trình bày tại Hội thảo sẽ được đăng trong kỹ yếu hội thảo do NXB ĐHQG Hà Nội ấn hành, hoặc sẽ được lựa chọn để xuất bản trong ấn phẩm được NXB Spinger/Routledge xem xét xuất bản giai đoạn 2019-2020.

 6. Các mốc thời gian

  • Tháng 05-07/2018: Thông báo nội dung Hội thảo trên trang web của Trường ĐHKHXH&NV, ĐH Nam Úc, các mạng thông tin xã hội, trang web của Hội thảo (http://vnemi.club)
  • Trước ngày 20/09/2018: Hạn nộp abstract (bằng tiếng Anh)/xem hướng dẫn abstract
  • Trước ngày 30/09/2018: Thông báo các bài tóm tắt được lựa chọn để hoàn thành nội dung báo cáo để in kỷ yếu và chuẩn bị nội dung trình bày tại Hội thảo.
  • Trước ngày 15/11/2018: Thông báo dự kiến chương trình Hội thảo.
  • Trước ngày 30/11/2018: Các tác giả nộp toàn văn bài viết (tiếng Anh hoặc tiếng Việt, tối đa 5000 từ, xem thêm hướng dẫn về quy cách trình bày và trích dẫn) cho Ban chuyên môn Hội thảo.
  • Ngày 15-16/12/2018: Tổ chức Hội thảo.

7. Địa chỉ Liên hệ

  • Phòng QLNCKH, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội;
  • Ban Chuyên môn hội thảo:

TS Đoàn Bá Ngọc, Đại học Nam Úc, email: ngoc.doan@unisa.edu.au

TS Jenny Barnett, Đại học Nam Úc, email: jenny.barnett@unisa.edu.au

English version

Form tóm tắt bằng tiếng Anh

Tác giả: Ussh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây