Ngôn ngữ
PGS.TS Đặng Thị Thu Hương (Phó Hiệu trưởng) chủ trì Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị đã lắng nghe đại diện của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo của Trường trình bày báo cáo tổng kết hoạt động đảm bảo chất lượng từ trước đến năm 2021 và kết quả đánh giá chất lượng chương trình đào tạo năm 2021. Theo đó, đến năm 2021, công tác đảm bảo chất lượng của trường ĐHKHXH&NV đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận:
- Về cơ cấu tổ chức, bộ máy: Trường ĐHKHXH&NV hiện nay là trường đầu tiên trong ĐHQGHN thành lập được một Trung tâm chuyên trách về công tác đảm bảo chất lượng; ngoài ra còn có một Hội đồng Đảm bảo chất lượng của Trường, các cán bộ phụ trách ở các khoa, bộ môn và nhiều chuyên gia khác. Nhà trường đã xây dựng được các kế hoạch ĐBCL cho từng năm, cũng như dài hạn (đến năm 2025); hệ thống công cụ, quy trình đánh giá cụ thể.
- Về kết quả kiểm định: Kiểm định cơ sở giáo dục (hoàn thành Báo cáo tự đánh giá, đạt 92% theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT); Kiểm định Chương trình đào tạo (8 CTĐT đã được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN; 4 CTĐT theo tiêu chuẩn của Bộ GĐ&ĐT, 18 CTĐT đại học và 2 CTĐT thạc sĩ đánh giá đồng cấp).
Phát biểu tại Hội nghị, TS Nghiêm Xuân Huy đã đánh giá cao những kết quả đạt được của Trường trong công tác đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng chỉ ra một số điểm cần cải tiến trong quy trình kiểm định đánh giá chất lượng tại Trường: cần xây dựng những công cụ đánh giá cụ thể, đối sánh với các chương trình đào tạo ở các trường khác trong nước và quốc tế, thúc đẩy vai trò của các bên liên quan (đặc biệt là sinh viên và nhà tuyển dụng), có cơ chế khuyến khích, khen thưởng, có những đầu tư xứng đáng đối với những chương trình đã được kiểm định,…
TS. Nghiêm Xuân Huy (Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội) phát biểu
Hội nghị lắng nghe nhiều ý kiến trao đổi từ phía các đơn vị, trong đó đánh giá cao ý nghĩa, vai trò của công tác kiểm định trong việc góp phần nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo cũng như các CTĐT. Các Khoa, bộ môn trực thuộc thể hiện sự đồng thuận, sẵn sàng tinh thần và nguồn lực để hoàn thiện các báo cáo phục vụ công tác kiểm định các cấp (tự đánh giá, đánh giá ngoài, đánh giá đồng cấp) trong kế hoạch năm 2022, cũng như các năm tiếp theo của Ban Giám hiệu trường.
Các đại biểu tham dự trực tiếp tại Hội trường
Kết luận tại Hội nghị, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất của công tác đảm bảo chất lượng chính là xây dựng văn hóa chất lượng trong các cơ sở giáo dục và cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo sau kiểm định. Đối với 8 CTĐT (Tâm lý học, Xã hội học, Lịch sử, Chính trị học, Quốc tế học, Lưu trữ học, Văn học, Việt Nam học) đã hoàn thành kiểm định cấp Bộ GD&ĐT cần khẩn trương xây dựng kế hoạch tuyển sinh theo định mức kinh tế kĩ thuật (theo Nghị định 81 của Chính phủ) để kịp triển khai trong năm 2022; đối với các CTĐT khác cần khẩn trương hoàn thiện các báo cáo để sẵn sàng phục vụ cho việc kiểm định các cấp. Trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy và đào tạo, các giảng viên, cán bộ ở các khoa, bộ môn cần lưu lại các bằng chứng để có thể tạo ra nguồn dữ liệu dồi dào để khi cần lập các báo cáo thì có thể sử dụng được ngay. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến công tác cải tiến chất lượng của các CTĐT sau kiểm định.
Tác giả: Hạnh Quỳnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn