VNU-USSH hợp tác với UBND huyện Xín Mần (Hà Giang) trong nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá các giá trị của Khu di tích Nàn Ma

Thứ sáu - 06/10/2023 23:37
Đây là một trong những nội dung của buổi tiếp và làm việc của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN với đoàn công tác của UBND huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang sáng ngày 06/10/2023.

Về phía Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN có sự tham dự của GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường; PGS.TS Vũ Văn Quân - Trưởng khoa Lịch sử, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Tài nguyên Văn hoá (CRaDCR); TS. Nguyễn Văn Anh - Phó Giám đốc Trung tâm và các giảng viên, nhà khoa học của CRaDCR.
Về phía đoàn công tác của huyện Xín Mần có sự tham dự của đồng chí Phạm Duy Hiền - Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Văn hóa và thông tin huyện; ông Nguyễn Tiến Yên - Chính trị viên, BCH Quân sự huyện; ông Nguyễn Đức Thành – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, TT&DL, Ông Lê Quý Anh – Phó Chánh văn phòng HĐND & UBND huyện.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN chia sẻ việc VNU-USSH sẵn sàng hợp tác và hỗ trợ huyện Xín Mần, Hà Giang trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo
 
 
Đồng chí Phạm Duy Hiền - Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Hà Giang tin tưởng sự hợp tác với VNU-USSH sẽ mang lại nhiều giá trị cho địa phương
Tại buổi làm việc, Đồng chí Chủ tịch UBND huyện Xí Mần đề nghị nhà Trường hợp tác hỗ trợ huyện trong việc nghiên cứu đánh giá giá trị di tích, danh thắng; tiềm năng và định hướng du lịch của địa phương; Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ của địa phương trên các lĩnh vực Văn thư lưu trữ, quản trị văn phòng; Lễ tân. Về việc nghiên cứu đánh giá giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn huyện hai bên thống nhất, trước mắt Trường sẽ hỗ trợ huyện nghiên cứu, sưu tầm, đánh giá giá trị của Khu di tích Nàn Ma. Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Tài nguyên Văn hoá thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN là đơn vị trực tiếp triển khai các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, tổ chức các hội thảo về Đánh giá giá trị di tích Nàn Ma vào quý I/2024; cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng Hồ sơ đề nghị công nhận di tích Nàn Ma là di tích cấp Quốc gia.
PGS.TS Vũ Văn Quân - Trưởng khoa Lịch sử, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Tài nguyên Văn hoá
 
 
TS. Nguyễn Văn Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Tài nguyên Văn hoá
 
Ngoài ra, lãnh đạo UBND huyện Xín Mần chia sẻ mong muốn các nhà khoa học của VNU-USSH cùng nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề còn khó khăn của huyện để tìm ra nguyên nhân, giải pháp, như tình trạng tự tử đang diễn ra tại một số cộng đồng cư dân trên địa bàn huyện.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy tài nguyên văn hóa (Center for Research and Development on Cultural Resources, viết tắt CRaDCR) được thành lập theo Quyết định số 2008/QĐ-XHNV-TC ngày 18/7/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tính đến năm 2023, trung tâm đã có lịch sử thành lập và quá trình hoạt động được 05 năm (2018-2023).
Ngày 11/9/2020 Sở Khoa học và Công nghệ thuộc UBND thành phố Hà Nội đã chứng nhận Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Tài nguyên Văn hóa là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Thực hiện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa; Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ như: Tư vấn, chuyển giao kết quả nghiên cứu, tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa.
CRaDCR đã triển khai nhiều hoạt động chuyên môn trong nghiên cứu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu và tư vấn chính sách, trong đó nổi bật là:
- Tham gia thực hiện đề tài Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: i). Biên soạn Bộ lịch Quốc gia Việt Nam (gọi tắt là Quốc sử); ii). Nghiên cứu và xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: Tập Lịch sử”, mã số: NVQC.19.08 thuộc Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ đặc biệt cấp Quốc gia “Xây dựng Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam”;
- Tham gia thực hiện 02 cuộc thăm dò và khai quật nghiên cứu khảo cổ học: i). Phối hợp với Ban Nghiên cứu Lịch sử, Sở Văn hoá, Thể thao tỉnh Thanh Hoá khai quật di tích Vạn Lại Yên Trường; ii). Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức Khai quật, nghiên cứu khảo cổ di tích chùa Tĩnh Lự, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
- Phối hợp với các địa phương Tổ chức 02 Hội thảo khoa học làm luận cứ xây dựng triển khai chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá: i) Phối hợp với UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức Hội thảo: Di tích danh thắng Nhị - Tam thanh, núi tô thị, thành nhà mạc, di sản văn hóa và tiêm năng du lịch; ii). Phối hợp với Sở Văn hóa Ninh Bình tổ chức Hội thảo “Nghề gốm cổ Ninh Bình truyền thống và hiện đại.
- Thực hiện 03 đề án mang hoạch định chính sách tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh: i). Đề án: Quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (đã nghiệm thu); ii). Đề án Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn huyện Hoành Bồ (cũ) đến năm 2030, tầm nhìn 2035 (đã nghiệm thu); iii). Đề án Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đến năm 2025, tầm nhìn 2030) (đã nghiệm thu).
- Xây dựng Bộ quy tắc Ứng xử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


Tin bài liên quan:
Hợp tác nghiên cứu và bảo tồn di sản giữa Trường ĐH KHXH&NV và Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình
VNU-USSH hợp tác đào tạo Công tác xã hội với Viện Nghiên cứu Y dược học Thăng Long

Tác giả: Thuỳ Dung, Đại Hữu - USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây