Tin tức

국제 컨퍼런스 "1954년 이후 프랑스, ​​유럽, 그리고 베트남"

Thứ hai - 17/02/2014 23:04
Từ ngày 16-18/1, tại thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) diễn ra Hội thảo quốc tế “Pháp-châu Âu-Việt Nam từ năm 1954”. Hội thảo do Đại học Paris I Panthéon-Sorbone và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) phối hợp với một số đối tác thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Pháp tổ chức.

Mục đích của Hội thảo này là nhằm đánh giá mối quan hệ lịch sử và tiến trình ngoại giao của hai nước kể từ sau Hiệp định Genève 1954 đến hợp tác chiến lược Pháp-Việt ký kết năm 2013. Những bình diện lớn trong quan hệ song phương đều được đưa ra thành các chủ đề thảo luận như: hợp tác quốc phòng, mối quan hệ chiến lược chính trị được đánh giá bởi các nhà sử học và được nhìn nhận từ các chứng nhân, bên cạnh đó là các quan hệ kinh tế và pháp luật, quan hệ trong lĩnh vực văn hóa và tôn giáo. Hội thảo diễn ra tại 3 địa điểm trang trọng mang những ý nghĩa biểu trưng khác nhau: tiểu ban về hợp tác quốc phòng diễn ra ở Bảo tàng Quân đội, chủ đề quan hệ chiến lược chính trị được thảo luận ở Bộ Ngoại giao và chủ đề hợp tác văn hóa - tôn giáo được trình bày tại  trường ĐH Panthéon-Sorbonne. 

Đại diện cho giới sử học là những tên tuổi quen thuộc, những chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam như Pierre Brocheux, Hugues Tertrais, Pierre Asselin, hay những nhà sử học chuyên về quan hệ quốc tế James G. Hershberg hay Pierre Journoud. Những nhà ngoại giao kỳ cựu như bà Tôn Nữ Thị Ninh và các vị cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam (Louis Amigues, Claude Blanchemaison, Antoine Pouillieute) cũng góp tiếng nói và trải nghiệm trong nghề khi còn đương chức. Ở lĩnh vực văn hóa và kinh tế, mỗi tham luận của các chuyên gia hay nhà nghiên cứu đều đề cập đến một khía cạnh cụ thể trong hợp tác song phương như bảo tàng, văn học, giáo dục, báo chí, tôn giáo, thương mại, năng lượng nguyên tử… 

Đoàn đại biểu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có 5 nhà khoa học tham dự. Ngoài phát biểu của Giáo sư Hiệu trưởng Nguyễn Văn Khánh trình bày trong phiên khai mạc, tham luận của bốn thành viên còn lại (PGS. TS Phạm Quang Minh - Phó Hiệu trưởng, PGS. TS Trần Thu Hương - Khoa Tâm lý học, PGS.TS Trịnh Văn Tùng - Khoa Xã hội học, TS Bùi Thành Nam - Khoa Quốc tế học được giới thiệu ở từng chủ đề nêu trên như một quan sát hay nhìn nhận đến từ một Việt Nam đương đại. 

Trong 40 năm qua, dù có những giai đoạn thăng trầm, nhưng với nỗ lực vun đắp từ cả hai phía, quan hệ Pháp - Việt đạt những thành quả quan trọng. Pháp là quốc gia châu Âu đầu tiên, ngay từ những năm 1990, đã tích cực ủng hộ công cuộc Đổi mới cũng như quá trình phát triển và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam. Về phần mình, Việt Nam luôn nhất quán coi trọng và ưu tiên quan hệ đối tác với Pháp trong tổng thể chính sách đối ngoại của mình.

Về kinh tế - thương mại, Pháp hiện là nhà đầu tư lớn thứ hai và là đối tác thương mại lớn thứ ba châu Âu tại Việt Nam. Hiện có trên 300 công ty, ngân hàng Pháp đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao của Pháp được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.

Đồng thời, Pháp cũng là một trong những nhà tài trợ phát triển (ODA) hàng đầu với các dự án quan trọng như quản lý tài chính công, vệ sinh môi trường, quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển kinh tế nông thôn, giúp Việt Nam xây dựng Bảo tàng Dân tộc học, Nhà Pháp luật Việt-Pháp, hỗ trợ nâng cấp và cung cấp trang thiết bị y tế, hỗ trợ đào tạo cho nhiều bệnh viện cũng như các cơ sở nghiên cứu khoa học của Việt Nam…

Cho tới nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận quan trọng, thiết lập và duy trì thường xuyên, hiệu quả các cơ chế đối thoại, hợp tác kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa, giao lưu nhân dân… Qua đó, Việt Nam và Pháp đã từng bước trở thành đối tác quan trọng cùng có lợi của nhau trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ. Tháng 9/2013 vừa qua, cùng với chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên đã quyết định nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược.

Trong không ít các bản tham luận, các tác giả đã nhấn mạnh đến một đặc điểm « mới » trong quan hệ Pháp-Việt, không chỉ ở sự cam kết đối tác chiến lược mà còn vì tính đa phương trong đối thoại giữa hai đại lục Âu-Á mà nước Pháp và Việt Nam là hai nước đại diện cho châu lục của mình.

프랑스에서 베트남 전쟁 시즌을 시작하는 행사라는 중요성 외에도, 이 컨퍼런스는 다학제적인 성격을 띠고 있으며 연구자(역사가, 사회학자, 경제학자 등), 외교관, 전문가, 증인 등 많은 참가자가 참여한다는 점에서 그 규모와 풍부함을 알 수 있습니다. 다양한 과학 분야에서 저자들이 맡은 역할이나 입장 덕분에 이 컨퍼런스는 다양하고 다차원적이며 학제간적입니다. 이번 학술대회는 1974년부터 40년간의 수교관계를 요약하는 의미뿐만 아니라, 1954년부터 지금까지 이어져 온 프랑스-베트남 관계를 연결하고 이어가는 데에도 의미가 있습니다.

이 회의는 2013-2014년 프랑스-베트남 상호 방문의 해를 기념하는 대표적인 행사로, 문화, 교육, 대학 및 연구 협력, 관광, 스포츠, 경제 등 다양한 분야에서 양국이 공동으로 주최하는 일련의 행사로 구성되어 있으며, 수교 40주년을 기념합니다. 베트남의 프랑스 시즌은 2013년 하반기에 진행되었고, 프랑스의 베트남 시즌은 2014년 상반기에 이어졌습니다.

작가:Nguyen Thuy Phuong(파리 데카르트 대학교)

기사의 총점: 0/0 리뷰

이 기사를 평가하려면 클릭하세요
[모바일 언어]
귀하는 사이트를 사용하지 않았습니다.로그인 상태를 유지하려면 여기를 클릭하세요. 대기시간: 60 두번째