1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Thanh Loan 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/11/1983 4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1806/2018/QĐ-XHNV ngày 29/6/2018 của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Văn bản gia hạn số 1694/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; Quyết định số 3005/QĐ-XHNV ngày 12/10/2022 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
7. Tên đề tài luận án: Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp dân tộc Dao tại Lạng Sơn và dân tộc Chăm tại Ninh Thuận)
8. Chuyên ngành: Xã hội học 9. Mã số: 9310301
10.Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2. TS. Trần Thị Hồng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc Dao tại Lạng Sơn và dân tộc Chăm tại Ninh Thuận. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình hai nhóm dân tộc này.
2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc Dao và dân tộc Chăm
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp của xã hội học, gồm: phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp thảo luận nhóm.
4. Các kết quả chính, đóng góp mới của luận án và kết luận
4.1. Các kết quả chính của luận án
Dựa trên cách tiếp cận theo lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết nguồn lực, cách tiếp cận văn hóa, cách tiếp cận giới, phân tích các tài liệu có liên quan đến bình đẳng giới và quyền quyết định trong gia đình nói chung và gia đình dân tộc thiểu số nói riêng, luận án xây dựng khung phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình dân tộc Dao và dân tộc Chăm
Phân tích thực trạng bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình dân tộc Dao và dân tộc Chăm theo các lĩnh vực liên quan đến kinh tế và lĩnh vực đời sống gia đình và các quan hệ họ hàng, cộng đồng.
Phân tích và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế và các công việc liên quan đến lĩnh vực đời sống gia đình và các quan hệ họ hàng, cộng đồng.
4.2. Đóng góp mới của luận án
So sánh thực trạng bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình dân tộc Dao và dân tộc Chăm; đồng thời chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về việc ra quyết định ở gia đình hai nhóm dân tộc này.
Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến logistic để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong các quyết định ở gia đình nhóm dân tộc Dao và dân tộc Chăm
Kiểm chứng các giả thuyết thực nghiệm được rút ra từ lý thuyết hiện đại hóa và lý thuyết nguồn lực trong nghiên cứu của đề tài luận án
Cung cấp thêm thông tin về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong quyết định các quan hệ họ hàng ở gia đình nhóm dân tộc Dao và dân tộc Chăm. Phân tích các dữ liệu định tính về quá trình ra quyết định ở gia đình
4.3. Kết luận của luận án
Việc quyết định trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực đời sống gia đình, các quan hệ họ
hàng và cộng đồng ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số có xu hướng bình đẳng. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại các gia đình mà việc quyết định các công việc của gia đình vẫn nghiêng về một giới.
Các yếu tố như dân tộc, học vấn của nữ, nam nữ có thu nhập ngang nhau, nữ/cả nam và nữ là người đứng tên trên giấy tờ sở hữu nhà đất, cả nam và nữ là người quản lý tiền chung của gia đình, đã từng tham gia tập huấn về bình đẳng giới làm tăng khả năng bình đẳng giới trong quyết định một số công việc có liên quan đến lĩnh vực kinh tế của gia đình.
Các yếu tố dân tộc, cả nam và nữ là người quản lý tiền chung của gia đình, tuổi của nam giới có ảnh hưởng đáng kể đến bình đẳng giới trong một số quyết định có liên quan đến lĩnh vực đời sống gia đình, các quan hệ họ hàng và cộng đồng.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quá trình ra quyết định ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số để có được thông tin đầy đủ hơn về lý do và các yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong gia đình nhóm dân tộc thiểu số. Trong quá trình nghiên cứu không chỉ dừng ở việc tìm hiểu ai là người quyết định chính các công việc trong gia đình mà còn quan tâm đến cả các chỉ báo thể hiện cảm nhận và thái độ của nam/nữ về việc ra quyết định đó cũng như các câu hỏi về quan điểm của họ về bình đẳng giới trong các quyết định trong gia đình.
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách trong đời sống gia đình. Khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin cũng là một nguồn lực làm tăng cường tiếng nói quyết định của nam/nữ trong gia đình mà nhất là trong gia đình nhóm dân tộc thiểu số. Hầu như vai trò của yếu tố này chưa được đo lường vì vậy trong những nghiên cứu sắp tới nghiên cứu sinh hướng đến tìm hiểu khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ tin của nam và nữ ở gia đình nhóm dân tộc thiểu số.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
Trần Thị Thanh Loan, (2020), “Quyền quyết định giữa vợ và chồng trong một số hoạt động mua sắm của gia đình dân tộc Chăm (Ninh Thuận) và Dao (Lạng Sơn)”, Thực hiện bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB, Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 276-294.
Trần Thị Thanh Loan, (2020), “The elements affect the join of wives in making decision in production/ business at Cham people’s families (Ninh Thuan province) today”,
2020 international conference proceedings: Gender roles in the modern family, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.145-157.
Trần Thị Thanh Loan, (2021),“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người vợ trong quyết định làm ăn kinh tế ở gia đình dân tộc Chăm (Ninh Thuận) hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (3), tr.28-40.
Trần Thị Thanh Loan, (2021), “Thực trạng bình đẳng giới trong các quyết định về hoạt động cộng đồng ở gia đình dân tộc Dao - Lạng Sơn”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (4), tr.61-72.
Trần Thị Thanh Loan, (2021),“Decision–making right of husband and wife over family expenditures among Cham ethnic group in Ninh Thuan and Dao ethnic group in Lang Son, Viet Nam”, RC06-VSA International conference The family in Modern and Gobal Societies: Persistence and Change – Lens from Vietnam”, Knowledge Publishing House, tr. 244-263.
Trần Thị Thanh Loan, (2022), “Gender equality in decision – making power in property division in Cham (Ninh Thuan) and Dzao (Lang Son) families in Viet Nam”. The first international conference on the issues of social sciences and humanities University of
Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, tr. 888-908.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
- Full name: Tran Thi Thanh Loan
- Sex: Female
- Date of birth: 12/11/1983
- Place of birth: Nam Dinh
- Amission decision number: No. 1806/2018/QD-XHNV dated June 29th, 2018 of
University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi
- Changes in academic prcess: Extension document No. 1694/QD-XHNV-ĐT dated
August 11th, 2021 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities,
VNU; Decision No. 3005/QD-XHNV dated October 12th, 2022 of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi on adjusting the title of the PhD thesis topic of the PhD student.
- Officical thesis title: Gender equality in family decisions of ethnic minorities in Viet
Nam (A study of the Dao ethnic group in Lang Son and the Cham ethnic group in Ninh Thuan)
- Major: Sociology
- Code: 93103001
- Supervisors: 1. Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thi Thu Ha
2. Ph.D. Tran Thi Hong
- Summary of the new findings of the thesis
1. Research purpose
Research on the situation and factors affecting gender equality in family decisions of the Dao ethnic group in Lang Son and the Cham ethnic group in Ninh Thuan. On that basis, some recommendations are proposed to strengthen gender equality in family decisions of these two ethnic groups.
2. Research objectives
Gender equality in family decisions of the Dao ethnic group and the Cham ethnic group.
3.
Research methods
The thesis used: Document analysis method; Methods of in-depth interviews; Methods of group discussions.
4. Major results, new distribution and conclusions
4.1. The main conclusions of the thesis
Based on the approach according to modernization theory, resource theory, cultural approach, gender approach, analysis of literature related to gender equality and decision rights in the family in general and minimum data for ethnic minority families in particular, the thesis builds an analytical framework on factors affecting gender equality in decisions in Dao and Cham ethnic families.
Analysis of the current status of gender equality in decisions in the Dao and Cham families in terms of economic, family life, kinship and community relationships.
Analyzing and pointing out the factors affecting gender equality in jobs related to the economic field and jobs related to family life and kinship and community relationships.
Comparing the status of gender equality in decisions in the Dao and Cham families; at the same time, it shows the similarities and differences in decision making in the families of these two ethnic groups.
4.2. New contributions of the thesis
Using multivariable logistic regression analysis method to understand the factors affecting gender equality in decisions in families of Dao and Cham ethnic groups.
Testing of experimental hypotheses drawn from modernization and resource theory in the research of the thesis topic.
Providing more information on the status and factors affecting gender equality in deciding kinship relationships in the families of the Dao and Cham ethnic groups. Analyzing qualitative data on family decision making
4.3. Conclusion of the thesis
Decision making in the economic and family life spheres, kinship and community relations in ethnic minority families tends to be equal. Besides, there are still families where the decision on family affairs is still biased towards one gender.
Factors such as ethnicity, education of women, men and women with equal income, women/both men and women who are named on the land ownership documents, both men and women who manage the family's common money have participated in training on gender equality, increasing the possibility of gender equality in deciding some jobs related to the family's economic sector.
Ethnic factors, both men and women who manage the family's common money, and men's age have a significant influence on gender equality in some decisions related to family life, kinship and community relations.
12. Futher research directions
Continue to research more deeply on the decision-making process in ethnic minority families to get more complete information on reasons and factors affecting gender equality in ethnic minority families.
In the research process, it is not only about finding out who decides the main tasks in the family, but also paying attention to indicators showing the feelings and attitudes of men/women about that decision-making, as well as questions about their views on gender equality in family decisions.
In the context of technology 4.0, information technology has affected every corner of family life. The ability to access and use information technology is also a resource that strengthens the decisive voice of men/women in the family, especially in ethnic minority families. Almost the role of this factor has not been measured, so in the upcoming studies, the researchers aim to understand the accessibility and use of information technology by men and women in ethnic minority families.
13. Thesis-related publications
Tran Thi Thanh Loan, (2020), “The right to decide between husband and wife in some shopping activities of Cham (Ninh Thuan) and Dao (Lang Son) families”, Realizing gender equality in ethnic minority areas of Vietnam, Publishing House, Science Social Studies, Hanoi, p. 276-294.
Tran Thi Thanh Loan, (2020), “The elements affect the join of wives in making decision in production/ business at Cham people’s families (Ninh Thuan province) today”, 2020 international conference proceedings: Gender roles in the modern family, NXB
Thanh niên, Hà Nội, tr.145-157.
Tran Thi Thanh Loan, (2021), “Factors affect the wife's participation in economic decisions in the Cham family (Ninh Thuan) today”, Journal of Family and Gender Studies (3), p.28- 40.
Tran Thi Thanh Loan, (2021), “The reality of gender equality in decisions on community activities in Dao families - Lang Son”, Journal of Gender and Family Studies, (4), pp.61-72.
Tran Thi Thanh Loan, (2021),“Decision–making right of husband and wife over family expenditures among Cham ethnic group in Ninh Thuan and Dao ethnic group in Lang Son, Viet Nam”, RC06-VSA International conference The family in Modern and Gobal Societies: Persistence and Change – Lens from Vietnam”, Knowledge Publishing House, tr. 244-263.
Tran Thi Thanh Loan, (2022), “Gender equality in decision – making power in property division in Cham (Ninh Thuan) and Dzao (Lang Son) families in Viet Nam”. The first international conference on the issues of social sciences and humanities University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, tr. 888-908.