TTLA: Chính sách khoa học và công nghệ nhằm  thúc đẩy phát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra)

Thứ ba - 27/06/2023 05:12
1. Họ tên nghiên cứu sinh: PHẠM NGỌC MINH            2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 12-4-1958                                                    4. Nơi sinh: Phù Mỹ, Bình Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh khóa QH – 2014 –X số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia  Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ:
     Quyết định 117/QĐ-SĐH ngày 09/02/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia  Hà Nội về việc công nhận đề tài và người hướng dẫn luận án tiến sĩ, tên đề tài:  Chính sách phát triển cụm công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng về hoạt động khoa học và công nghệ tại các vùng kinh tế (Nghiên cứu trường hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long).
    - Điều chỉnh lần 1, từ tên đề tài nêu trên thành đề tài:  Chính sách công nghệ để hình thành và phát triển cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết vùng về kinh tế (Nghiên cứu trường hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long) (theo ý kiến đề nghị của Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương nghiên cứu, tại cuộc họp ngày 28/4/2017 và Quyết định của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
    - Điều chỉnh lần 2, từ đề tài nêu trên thành tên đề tài dưới đây (theo Quyết định 1214/QĐ-XHNV của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).
7. Tên đề tài luận án: Chính sách khoa học và công nghệ nhằm  thúc đẩy phát triển các cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (Nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra).
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ.        9. Mã số: 934 0412.01 
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  GS.TS Nguyễn Văn Khánh,  PGS.TS Mai Hà.
11. Tóm tắt kết quả mới của Luận án:
      Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, cơ sở lý luận và thực tiễn về cụm công nghiệp (industrial cluster) và các liên kết hình thành cụm công nghiệp, chính sách khoa học và công nghệ (KH&CN) thúc đẩy phát triển cum công nghiệp; khảo sát, đánh giá về thực trạng các cụm công nghiệp thủy sản, chính sách KH&CN thúc đẩy phát triển cụm thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra); đề tài luận án đã đề xuất khuyến nghị các giải pháp chính sách khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các nội dung: (1) Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ: gồm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất-kỹ thuật, nhân lực KH&CN, tài chính và thông tin KH&CN cho mạng lưới tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp, các khu/cụm công nghiệp chế biến thủy sản, các hiệp hội thủy sản; (2) Đổi mới và phát triển công nghệ: chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ và khởi nghiệp (start up), dịch vụ tư vấn về công nghệ,…; (3) Tăng cường nghiên cứu- triển khai (R&D), chuyển giao công nghệ, đổi mới và phát triển công nghệ: nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch; nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản; xây dựng và thực hiện các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh; cơ chế liên kết phối hợp giữa trung ương và các địa phương trong xây dựng các chương trình KH&CN; cơ chế đặt hàng và tuyển chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; xây dựng và thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm, các mô hình chuyển giao và ứng dụng công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý và cơ chế tài chính thực hiện nhiệm vụ KH&CN; khuyến khích và hỗ trợ hoạt động KH&CN trong doanh nghiệp; (4) Phát triển tài sản trí tuệ, áp dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; và (5) Phát triển thị trường công nghệ và thông tin KH&CN. Nội dung của các giải pháp chính sách công nghệ được tiếp cận theo hướng liên kết vùng và các liên kết mạng lưới để hình thành và phát triển cụm công nghiệp thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Với những nội dung đã trình bày trong luận án đã đạt được yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu, chứng minh được giả thuyết nghiên cứu. Luận án đã đóng góp về lý luận và thực tiễn về chính sách khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long (nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
      Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về cụm công nghiệp (industrial cluster) và thực trạng hình thành và phát triển ngành cụm ngành công nghiệp thủy sản (nghiên cứu trường hợp cụm ngành công nghiệp cá tra) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những vấn đề đặt ra cho chính sách KH&CN, đề tài luận án đã nghiên cứu và đề xuất các quan điểm, mục tiêu và nội dung các giải pháp chính sách khoa học và công nghệ trên cơ sở liên kết vùng và các liên kết mạng lưới để thúc đẩy hình thành và phát triển các cụm công nghiệp thủy sản, nói chung, cụm ngành công nghiệp cá tra nói riêng, mang tính thực tiễn, qua đó có thể giúp cho các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu để ban hành chính sách khoa học và công nghệ, chương trình KH&CN và các giải pháp để thúc đẩy phát triển cụm ngành công nghiệp cá tra nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi cung ứng tòan cầu.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
      Từ kết quả của luận án, một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về chính sách khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cụm ngành công nghiệp thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
-  Nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích thúc đẩy liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu chế biến thủy sản (chủ yếu là tôm và cá tra), vì hiện nay liên kết này còn yếu, hoạt động R&D của các viện nghiên cứu, trường đại học trong lĩnh vực chế biến thủy sản từ các nhiệm vụ KH&CN do ngân sách nhà nước, phần lớn chưa thực sự gắn kết với doanh nghiệp và phục vụ có hiệu quả cho doanh nghiệp.
-  Cần lựa chọn và xây dựng chương trình thí điểm phát triển các cụm ngành thủy sản chủ lực, sản phẩm quốc gia của vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất các chính sách có liên quan, trong đó có chính sách KH&CN và hoạt động KH&CN phục vụ cho chương trình. Qua đó, cũng để thử nghiệm và điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:
       -   (2019), “Phát triển các cụm ngành (cluster) chủ lực (lúa, cây ăn quả, thủy sản) trong liên kết vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế Việt Nam (7/494), tr. 87-95.
      - (2020), “Hiện trạng cụm ngành cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Khuyến nghị chính sách”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế Việt Nam (12/511), tr. 52-60.
        - (2021), “Development Key Fishery Industry Cluster in Mekong Delta and S&T Policy Recomendations (Case Study of the Fish Pangasius), Revista Geintec- Gestao Innovation and Technology, ISSN: 2237-0722 Vol. 11 (3), pp.1245-1260.  
    - (2021), “A review and further analysis on seafood processing and the development of the fish Pangasius from the food industry perspective”,  Food Science and Technology Magazine, ISSN:0101-2061.
                                    
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
 
1. Full name of  Ph.D Student:     PHẠM NGỌC MINH                     2. Sex: Male 
3. Date of birth: April  4th 1958    
 4. Place of birth:  Phu My district, Binh Dinh province       
5. Admission decision number 3216/2014/QĐ-SĐH dated decmber 31, 2014 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
6. Changes in academic process: Changes in thesis title
     According to the Decision No. 117/QĐ-SĐH dated February 9, 2015 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi on approval of PhD thesis and supervisor, the initial title of the thesis read:  Policy on the development of technological clusters to improve the efficiency of economic regional linkages in terms of science and technology (case study: the Mekong Delta)
    - 1st change: The title was changed to Technology policy on the formation and development of industrial clusters to improve the efficiency of regional economic linkages (case study: the Mekong Delta) (proposed by the Scientific Review Council at its April 28, 2017 session and approved by the Decision of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi)
    - 2nd change: The title was changed as below (approved by Decision No. 1214/QĐ-XHNV of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi).
7. Official thesis title: Science and technology policy to promote the development of fishery industrial clusters in the Mekong Delta (Case study: the pangasius industrial cluster).
8. Major:  Science and technology policy
9. Code: 60 34 04 12                          
10. Supervisor: Prof. PhD. Nguyen Van Khanh, Assoc. Prof. PhD. Mai Ha.
11. Summary of the new findings of the thesis:
      Drawing on the domestic and international literature, theoretical and practical foundations for industrial clusters and linkages that form industrial clusters, science and technology policies of promoting the development of industrial clusters, as well as the assessments and surveys on the current situation of fisheries clusters and the current science and technology policies of promoting the development of fisheries clusters in the Mekong Delta (case study: pangasius industrial clusters), the thesis proposes a number of science and technology policies of promoting the development of pangasius industrial clusters in the Mekong Delta, including the content: (1) Developing scientific and technological potentials: this includes investment, upgrading material-technical foundations, S&T human resources, finance, and S&T information for a network of public and private S&T organizations, enterprises, processing industrial zones/clusters, and fisheries associations; (2) Innovation and technology development: this includes technology transfer and innovation, technology incubation and start-up, and technology consulting services. (3) Strengthening research and development (R&D) and application of science and technology: building scientific arguments for planning; research and apply scientific and technological achievements to serve the development of fisheries clusters; formulating and implementing national and provincial science and technology programs and tasks; coordination mechanism between the central government and localities in the development of science and technology programs; mechanism for ordering and selecting organizations and individuals in charge of performing S&T tasks; formulating and implementing pilot production projects, application models of S&T achievements; renovate the management and the finance to perform science and technology tasks; encourage and support businesses in joining S&T activities; (4) Development of intellectual property, innovation, productivity and quality; and (5) Developing science and technology information and technology markets. The S&T policy approach should be performed in the context of regional linkage, and the linkage among businesses, as well as the linkage between businesses and institutes/schools or relevant organizations, to form a seafood cluster.
      By achieving the research objectives and proving the research hypothesis, the thesis provides theoretical and practical contributions to the science and technology policies of promoting the development of fisheries industrial clusters in the Mekong Delta (case study: pangasius industrial clusters).
12. Practical applicability:
      Research work and proposals with respect to the science and technology policies of promoting the development of industrial clusters, particularly the pangasius industrial clusters, contribute to the practice and provide authorities at all levels and research agencies with insights to formulate science and technology policies and programs, as well as produce solutions that promote the development of pangasius industrial clusters, improve productivity and quality, as well as increase efficiency and competitiveness for greater participation in global supply chains.
13.. Further research directions
      A number of gaps that follow from the findings of the thesis would benefit from further research in the science and technology policies of promoting the development of fisheries clusters in the Mekong Delta:
-  Research to develop policies that strengthen linkages between research institutes,  universities with enterprises in seafood processing research (with a key focus on shrimp and pangasius). The linkages are relatively weak, rendering academic research in the field of seafood processing conducted by research institutes and universities and funded by the state budget for science and technology practically irrelevant for businesses.
-  It would be beneficial to develop a pilot for fisheries clusters in Mekong Delta that provide critical regional and national commodities, as well as to propose relevant policies (including science and technology policies) to support the pilot. These policies would then be revised and adjusted in light of the pilot’s findings.
14. Thesis-related publication:
       -   “Development of critical clusters (rice, fruit trees, fisheries) in the Mekong Delta region’s linkages”, Journal of  Vietnam Economic Studies, Vol.7 (494), pp. 87-95, July 2019.
      -   “Current status of the pangasius industrial clusters in the Mekong Delta - Policy recommendations”, Journal of Vietnam Economic Studies, Vol.12 (511), pp. 52-60, December 2020.
        -  “Development Key Fishery Industry Cluster in Mekong Delta and S&T Policy Recomendations (Case Study of the Fish Pangasius)”, Revista Geintec- Gestao Innovation and Technology, ISSN: 2237-0722 Vol. 11 (3), p.p.1245-1260, 15/5/2021.
        - “A review and further analysis on seafood processing and the development of the fish Pangasius from the food industry perspective”,  Food Science and Technology Magazine, ISSN:0101-2061,  21/8/2021.

                                                                                             
                                                                                                




 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây