T

Thứ sáu - 15/05/2015 00:23

1. Họ và tên học viên: Điêu Thị Minh Chí                        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 01/6/1987

4. Nơi sinh: Đồng Lương- Cẩm Khê- Phú Thọ

5. Quyết định công nhận học viên số: 1503/2012/QĐ-XHNV-SĐH Ngày 6 tháng 8 năm 2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của công tác xã hội trong việc nâng cao vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn (thông qua thực hành công tác xã hội nhóm tại xã Đồng Lương- huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ)

8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                     Mã số: 60.90.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GSTS. Lê Thị Quý, Trường Đại học Thăng Long.

10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:                            

Học viên đã tiến hành tìm hiểu, phỏng vấn sâu và khảo sát vấn đề bình đẳng giới, vị thế và những khó khăn thách thức của phụ nữ nghèo nông thôn cho thấy: nhận thức của phụ nữ nghèo về bình đẳng giới và vị thế của phụ nữ trong gia đình có nhiều hạn chế. Đa phần phụ nữ không hiểu rõ được về vấn đề bình đẳng giới và vị thế của mình trong gia đình, đặc biệt là trong việc tiếp cận với tín dụng. Để giúp cho phụ nữ nghèo tự tin, phát huy được tiềm năng của bản thân, học viên cùng với hội phụ nữ và phụ nữ nghèo tại xã đã tổ chức sinh hoạt nhóm cho phụ nữ nghèo.

      Kết quả mà học viên thu được đã phản ánh nhất định về thực trạng nghèo và vị thế của phụ nữ nghèo nông thôn, đặc biệt là vị thế trong gia đình của phụ nữ trong tiếp cận vốn vay, trong việc thực thi và ra quyết định cũng như quyền bàn bạc, thảo luận trong gia đình. Từ kết quả phỏng vấn sâu, tìm hiểu tài liệu cho thấy chủ yếu phụ nữ không nhận thức được tiền năng của mình, đánh gia cao vai trò của chồng nhưng hạ thấp vai trò của bản thân. Ngược lại, người chồng đánh giá thấp vai trò của người vợ khi tham gia vào các vấn đề của gia đình.

Hiện nay, tại xã Đồng Lương hoạt động CTXH chưa có, các hoạt động của thôn, xóm như họp thôn, xóm hàng tháng chưa mang lại hiệu quả, chưa mang tính lâu dài. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp can thiệp của CTXH nhóm thông qua tiến trình làm việc nhóm theo phương pháp này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tại xã. Với cách tiếp cận này, hiệu quả mang lại bước đầu là khác thành công, những mục tiêu đề ra đều đã đạt được ở mức độ nhất định, chúng tôi muốn đề xuất mô hình của CTXH nhóm với phụ nữ nghèo nhằm giúp họ nhận rõ được tình trạng nghèo đói của mình nguyên nhân từ đâu, hậu quả thế nào, giúp họ nâng cao nhận thức và phát huy tiềm năng của bản thân.

11. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn:

Việc sinh hoạt tại cộng đồng dựa vào công tác xã hội nhóm là phương án tích cực cần được đẩy mạnh và phát huy tại các xã, đặc biệt là các xã nghèo. Thông qua các buổi sinh hoạt nhóm với các hoạt động cụ thể vị thế của phụ nữ nghèo được nâng lên.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

13. Các công trình đã được công bố liên quan đến luận văn: Không có

 INFORMATION ON MASTER THESIS


1. Full name of student: Dieu Thi Minh Chi     

2. Gender: Female

3. Date of Birth: 01/6/1987

4. Place of Birth: Dong Luong- Cam Khe- Phu Tho

5. The decision on recognition of student: No. 1503/2012 /QĐ-XHNV-SĐH dated on August 6, 2012 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: No

7. Title of thesis: The role of social work in the empowerment of poor rural women (through social work practice in Dong Luong group - Cam Khe district - Phu Tho province )

8. Major: Social Work                                             Code: 60.90.01.01

9. Academic Supervisor: Professor Dr . Le Thi Quy, Thang Long University .

10. Thesis abstract: Students conducted research, in-depth interviews and surveys gender equality issues , the position and the challenges of rural poor women showed that poor women 's awareness of gender equality and the position of women in the family are more limited.

Most women do not know about gender equality issues and their position in the family , especially in access to credit . To help poor women confidence , developing their own potential , participants with women's groups and poor women in social groups have organized activities for poor women .

Results which students have obtained certain reflection on the status of poverty and the status of rural poor women, especially in the family status of women in access to finance, in the implementation and decision as well as the right to discuss and debate the family. From the results of in-depth interviews, learn the documents show that mainly women do not realize their potential, assess the role of the husband but downplay their own. In contrast, the husband underestimate the role of the wife joining of family issues.

Currently, Dong Luong in social activities can not, the activities of the villages as village meetings, monthly neighbors yet effective, yet lasting nature. Therefore, the application of social intervention group through the process of working groups by this method is perfectly suited to the conditions in the commune. With this approach, the effect is to bring other successful initially, these objectives have been achieved at a certain level, we want to propose a model of social work with women's groups to help them get poor Clearly his poverty causes from, how consequence, help them raise awareness and develop the potential of the self.

11. Ability to apply in practice:

The community- based activities in the social work group is active plans should be strengthened and promoted in communes , especially the poor communes . Through group meetings with specific activities status of poor women are raised .   

12. The following research directions: (if applicable)

13. Thesis-related publications: No

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây