TTLA: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay

Thứ ba - 19/11/2024 04:41
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Cù Thị Thúy Lan            2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/06/1981                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/QĐ-XHNV, ngày 31/12/2020 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ ngày 31/12/2020 đến ngày 31/12/2023.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không
7. Tên đề tài luận án: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
8. Chuyên ngành: Chính trị học        9. Mã số: 9310201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thọ Quang và TS. Nguyễn Thu Hồng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
            Luận án nghiên cứu, làm rõ đặc điểm của cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc hiện nay, tổng kết thực tiễn, chỉ ra thành tựu đã đạt được của cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc từ sau 2012, cũng như những vấn đề còn tồn tại, đúc rút một số bài học kinh nghiệm và đưa ra dự báo về cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc thời gian tới. Luận án cũng tiến hành liên hệ với thực tiễn đổi mới hệ thống chính trị tại Việt Nam hiện nay.     Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là quá trình cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc từ 2012 đến nay.
11. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
- Phương pháp phân tích tài liệu
Trên cơ sở xâu chuỗi, phân tích, hệ thống các tài liệu có sẵn, luận án khảo sát tổng quan tình hình nghiên cứu trước đó có liên quan đến cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc, bao gồm các nghiên cứu theo tiến trình lịch sử, nghiên cứu cắt lát với từng vấn đề, từng mảng nội dung cải cách thể chế chính trị cụ thể, trên cơ sở đó hình thành khung cơ sở lý luận cũng như định hướng nghiên cứu tiếp theo.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Đối với một số hạng mục cải cách thể chế chính trị cụ thể, ví dụ cải cách hệ thống các cơ quan, bộ máy liên quan phòng chống tham nhũng tại Trung Quốc sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, luận án áp dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp cụ thể (án lệ), qua đó làm rõ những biểu hiện cải cách cụ thể, các yếu tố tham gia, tác động tới tiến trình cải cách cơ quan phòng chống tham nhũng của ĐCS, của Chính phủ Trung Quốc, những nhân tố chi phối tiến trình cải cách, hiệu quả cải cách của các cơ quan này và đánh giá, dự báo các bước cải cách giai đoạn tiếp theo.
- Phương pháp so sánh
Khi nghiên cứu, đánh giá về cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc từ sau năm 2012 tới nay, luận án đã tiến hành so sánh với các giai đoạn cải cách trước đó, đồng thời cũng đối chiếu ở mức độ nhất định với tiến trình đổi mới hệ thống chính trị tại Việt Nam hiện nay để rút ra nhận định.
- Phương pháp nghiên cứu thứ cấp
Tại một số nội dung nghiên cứu khuôn khổ lý luận về cải cách thể chế chính trị, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp, trên cơ sở thành tựu nghiên cứu lý luận hiện có liên quan chính đảng - nhà nước của chủ nghĩa Mác, áp dụng vào trong trường hợp, lĩnh vực cụ thể là mối quan hệ giữa ĐCS Trung Quốc với chính quyền do ĐCS Trung Quốc lãnh đạo, đặt trong điều kiện thực tiễn hiện tại để soi rọi, làm rõ tính chất mối quan hệ này cũng như đặc điểm của những cải cách thể chế chính trị do ĐCS Trung Quốc tiến hành.
11.3. Các kết quả chính và kết luận
11.3.1. Các kết quả chính
- Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về cải cách thể chế chính trị, cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc
- Xây dựng khung phân tích về cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc
- Luận án xác lập bức tranh tổng thể về cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc hiện nay, giúp nhìn nhận chính xác về hiện trạng chính trị nội bộ Trung Quốc.
   - Trên cơ sở phân tích đánh giá thành quả đạt được, khó khăn gặp phải trong công cuộc cải cách thể chế chính trị, luận án đưa ra những dự báo về triển vọng cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc, từ đó cung cấp một góc nhìn để đánh giá tương lai chính trị Trung Quốc.
- Luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm liên quan cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc và nêu một số gợi mở đối với đổi mới hệ thống chính trị tại Việt Nam.
11.3.2. Kết luận
- Thể chế chính trị của Trung Quốc được xây dựng và kiện toàn trên nguyên tắc tập trung dân chủ, quyền lực thuộc về nhân dân, hàm chứa đặc thù riêng của Trung Quốc. Trong thể chế chính trị Trung Quốc, ĐCS là hạt nhân lãnh đạo mọi phương diện.
- Trong thể chế chính trị của Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc là hạt nhân lãnh đạo tất cả mọi phương diện. Từ 2012 đến nay, công cuộc cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc đã được tiến hành về: Cải cách chế độ nhân sự, cải cách chế độ bầu cử, cải cách chế độ quyết sách, cải cách chế độ kiểm tra giám sát, cải cách thể chế Đảng và Nhà nước, cải cách thể chế Đảng cầm quyền, cải cách quốc phòng và quân đội, cải cách thể chế quản trị cơ sở.
- Xu hướng cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc trong tương lai có thể sẽ phát triển theo hướng sau: (i) Từng bước “nới lỏng” dân chủ, tăng cường dẫn dắt, định hướng xã hội tham dự vào chính trị; (ii) Tìm đúng phương hướng cải cách thể chế chính trị hoặc “đột phá khẩu” trong cải cách thể chế chính trị; (iii) Thực hiện cân bằng phân quyền, đẩy mạnh mức độ giám sát quyền lực.
- Công cuộc cải cách thể chế chính trị của Trung Quốc gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa tham khảo cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi và nâng cấp phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam và đổi mới, phát triển đất nước.
11.4. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đưa ra nhìn nhận tổng thể về cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc hiện nay, giúp đánh giá chính xác hiện trạng chính trị nội bộ Trung Quốc.
- Trên cơ sở phân tích đánh giá thành quả đạt được, khó khăn gặp phải trong công cuộc cải cách thể chế chính trị, luận án đưa ra những dự báo về triển vọng cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc, từ đó cung cấp một góc nhìn để đánh giá tương lai chính trị Trung Quốc.
- Một số bài học kinh nghiệm liên quan cải cách thể chế chính trị tại Trung Quốc đề cập trong luận án mang ý nghĩa gợi mở đối với đổi mới hệ thống chính trị tại Việt Nam.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
NCS dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề này do hiện nay nó đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Vì vậy, việc cập nhật thông tin và kiến thức mới có liên quan là điều cần thiết.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
- Cù Thị Thuý Lan (2023), “Một số yếu tố tác động đến cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc hiện nay”, Tạp chí Chính trị và phát triển (07-2023), ISSN 1859-2457, tr. 87-94.
- Cù Thị Thuý Lan (2023), “Cải cách cơ chế giám sát và vận hành quyền lực ở Trung Quốc”, Tạp chí Cộng sản (điện tử), ISSN 2734-9071, đăng tải ngày 25/11/2023.
- Julia Luong Dinh, Ha Hai Hoang, Cu Thi Thuy Lan (2024), “China’s soft power in Southeast Asia through the Belt & Road initiative and Vietnam’s reception”,  Asian Perspective (Johns Hopkins Univesity Press) 48 (2024), pp. 301–326, ISSN print: 0258-9184; online: 2288-2871.
- Cu Thi Thuy Lan (2024), “Political Restructuring in China: Objectives, Tasks and Influencing factors”, International Conference Proceedings New Studies and Findings in Vietnamese Politics and International Politics, VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi, University of Education Publisher, pp. 213-220.

 
 
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
  1. Full name: Cu Thi Thuy Lan
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: June 12th, 1981
  4. Place of birth: Hanoi
  5. Amission decision number 775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by the President of VNU University of Social Sciences and Humanities.
  6. Changes in academic prcess: No
  7. Officical thesis title: Reform of China's political regime from 2012 to present.
  8. Major: Political Science
  9. Code: 9310201.01
  10. Supervisors: Assoc. Prof Tran Tho Quang and Dr. Nguyen Thu Hong
  11. Summary of the new findings of the thesis:
11.1. Thesis purpose and objectives
The thesis researches and clarifies the characteristics of political institutional reform in China today, summarizes practice, and points out the achievements of political institutional reform in China since 2012, through that points out remaining problems, draws some lessons and makes predictions about political institutional reform in China in the coming time. The thesis also makes contact with the reality of renewing the political system in Vietnam today.
The thesis identifies the research object as the process of political institutional reform in China from 2012 to present.
    1. Research methods
- File analysis methods
Based on the sequence, analysis, and system of existing literature, the thesis surveys an overview of previous research related to political institutional reform in China, including research on the historical process, slicing research on each issue, each specific content of political institutional reform. On this basis, forming a theoretical framework as well as future research directions.
- Case study method
For some specific political institutional reform items, for example the reform of the system of agencies and apparatus related to anti-corruption in China after the 18th Congress of the Communist Party of China, the thesis applies the method Study specific cases (case law), thereby clarifying specific reform manifestations, participating factors, and influencing the reform process of anti-corruption agencies of the Communist Party as well as the Chinese Government. National Assembly, the factors influencing the reform process, the reform effectiveness of this agency and evaluating and forecasting the next reform steps.
- Comparative method
When researching and evaluating political institutional reform in China from after 2012 until now, the thesis has compared with previous reform periods, and also compared to a certain extent with The process of reforming the political system in Vietnam today to draw conclusions.
- Secondary research methods
In some research contents of the theoretical framework on political institutional reform, the thesis uses secondary research methods, based on existing theoretical research achievements related to the political party-state of the communist regime. Marxist meaning, applied to the specific case and field of the relationship between the Chinese Communist Party and the government led by the Chinese Communist Party, placed in current practical conditions to illuminate and clarify the nature of the relationship. This system also characterizes the political institutional reforms carried out by the Chinese Communist Party.
11.3. Major results and conclusions
11.3.1. The major results
- The thesis establishes an overall picture of political institutional reform in China today, helping to accurately perceive the current state of China's internal politics.
- Based on the analysis and assessment of the achievements achieved and difficulties encountered in the process of political institutional reform, the thesis makes predictions about the prospects of political institutional reform in China, thereby providing a perspective to assess China's political future.
- Some lessons learned related to political institutional reform in China mentioned in the thesis have suggestive meaning for reforming the political system in Vietnam.
11.3.2. Conclusions
- From 2012 until now, under the leadership of the Central Committee of the Chinese Communist Party with Xi Jinping in power, China's political institutional reform has been carried out in specific areas such as: Human regime reform. reform of the election system, reform of the decision-making system, reform of the inspection and supervision system, reform of the Party and State institutions, reform of the ruling Party's institutions, reform of defense and army, institutional reform of grassroots governance. Notably, fighting corruption is both a goal and also an important “support” and measure to carry out political reform.
- China's political system reform is a gradual process, often called “crossing the river”, going from governing the Party to governing the National.
- In the process of reforming China's political system from now on, strengthen the authority of the Party Central Committee, especially the “leading core” role of the Party Central Committee and the Central government, and consolidate its position. The position of Xi Jinping's “nuclear generation of leaders” remains an important political issue.
- China's political system reform has gone through different stages of reform and has achieved very important initial achievements, laying the foundation for realizing the goal of building a democratic political system Socialism with Chinese characteristics, but besides that there are still many difficulties and challenges to overcome.
11.4. New contributions of the thesis
- The thesis provides an overall view of the current political institutional reform in China, helping to accurately assess the current state of China's internal politics.
- Based on the analysis and assessment of achievements and difficulties encountered in the political institutional reform, the thesis makes predictions about the prospects of political institutional reform in China, thereby providing a perspective to assess the future of Chinese politics.
- Some lessons learned related to political institutional reform in China mentioned in the thesis have suggestive significance for the innovation of the political system in Vietnam.
  1. Futher research directions:
The PhD student intends to continue to conduct in-depth research on this topic as it is currently receiving a lot of attention from scholars at home and abroad. Therefore, updating relevant new information and knowledge is necessary.
  1. Thesis-related publications:
- Cu Thi Thuy Lan (2023), “Some factors affecting political institutional reform in China today”, Journal of Politics and Development (July 2023), ISSN 1859-2457, pp. 87-94.
- Cu Thi Thuy Lan (2023), “Reforming the mechanism of supervision and operation of power in China”, Communist Magazine (electronic), ISSN 2734-9071, published on November 25, 2023.
- Julia Luong Dinh, Ha Hai Hoang, Cu Thi Thuy Lan (2024), “China’s soft power in Southeast Asia through the Belt & Road initiative and Vietnam’s reception”,  Asian Perspective (Johns Hopkins Univesity Press) 48 (2024), pp. 301–326, ISSN print: 0258-9184; online: 2288-2871.
- Cu Thi Thuy Lan (2024), “Political Restructuring in China: Objectives, Tasks and Influencing factors”, International Conference Proceedings New Studies and Findings in Vietnamese Politics and International Politics, VNU University of Social Sciences and Humanities, Hanoi, University of Education Publisher, pp. 213-220.

                     

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây