1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hương Thục
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 10/4/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1745/2017 QĐ-XHNV ngày 13/7/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn từ 14/7/2021 đến 13/7/2022 theo quyết định 1005/QĐ-XHNV-ĐT ngày 11/05/2021; Quyết định về việc buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về địa phương /cơ quan công tác, số 196/QĐ-XHNV ngày 26/07/2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị của Taberd 1838
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
9. Mã số: 62.22.01.02
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Đức Nghiệu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
1. Xác định được diện mạo từ vựng tiếng Việt nửa đầu thế kỉ XIX thể hiện trong Nam Việt Dương hiệp tự vị. Theo đó, từ vựng tiếng Việt được phản ánh ở cuốn Nam Việt Dương hiệp tự vị không quá đặc biệt nhưng có thể hiện rõ những điểm tương đồng và khác biệt so với từ vựng tiếng Việt ngày nay.
1a. Lớp từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao trong vốn từ của cuốn từ điển này (28,2%). Từ cũ chiếm 13,1%, từ cổ: 1,16% và 2,66% là từ lịch sử; từ thuộc phương ngữ (Đàng Trong): xấp xỉ 9%. Đó là một nét trong tương quan về lượng của từ vựng thể hiện trong Nam Việt Dương hiệp tự vị.
1.b. Diện mạo ngữ âm của các từ ngữ địa phương trong cuốn từ điển cho thấy chủ yếu là các từ thuộc Đàng Trong. Tự vị có ghi nhận những bằng chứng của sự tiếp xúc tiếng Việt với tiếng Khmer, Chăm, ngôn ngữ Ấn- Âu ( mới chỉ rất ít).
1.c. Bảng từ của cuốn từ điển cho chúng ta thấy được những nét cơ bản của kho từ vựng tiếng Việt ở thời điểm hữu quan, giúp ta phần nào đó, có thể có được những hình dung căn bản về xã hội Việt Nam trong thời kỳ lịch sử đó: kinh tế, xã hội, thiết chế xã hội, đời sống văn hóa, những sự tiếp xúc, giao lưu với các dân tộc khác cùng cộng cư.
1d. Nam Việt Dương hiệp tự vị cho thấy rõ ràng những đóng góp quan trọng của Taberd. Ông đã bổ sung nhiều mục từ phản ánh sát thực những hiện tượng, sự vật, sự việc, hoạt động trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế, lao động sản xuất xã hội. Ông cũng ghi từ ngữ trong cuốn tự vị với diện mạo ngữ âm cập nhật bằng hình thức chữ Quốc ngữ; khắc phục sự rườm rà của các cách ghi biến thể phát âm, biến thể địa phương để phù hợp với nguyên tắc ghi âm vị học của chữ viết.
2. Hai vấn đề của ngữ pháp được phân tích miêu tả ở chương 3 của luận án cho thấy:
2.a. Mô hình tổ chức cấu trúc của danh ngữ, động ngữ trong ngữ liệu khảo cứu không khác mô hình tổng quát phổ biến của chúng. Các thành tố phụ tham gia thực tế vào cấu trúc danh ngữ, động ngữ thường ít hơn so với mô hình lý thuyết tổng quát. Kích thước vật chất của danh ngữ, động ngữ trong Nam Việt Dương hiệp tự vị thường ngắn. Lý do chính là ở chỗ ngữ liệu khảo sát là các mục từ và các ví dụ dẫn giải của một cuốn từ điển. Giải pháp miêu tả cấu trúc động ngữ chỉ gồm động từ và thành tố phụ là phó từ được áp dụng cho luận án đã tránh được tình trạng một thể hai ngôi khi áp dụng ngữ pháp cấu trúc ngữ đoạn vào miêu tả động ngữ.
Cấu trúc cơ bản của danh ngữ, động ngữ tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị tương đồng với cấu trúc danh ngữ, động ngữ tiếng Việt hiện đại. So với động ngữ tiếng Việt hiện nay, sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở sự xuất hiện hay mức độ sử dụng của một số động từ trung tâm, một số phó từ phụ trước và phụ sau cho động từ trung tâm.
So với danh ngữ tiếng Việt hiện nay, sự khác biệt thể hiện chủ yếu ở mặt từ vựng của các thành tố phụ chứ không phải ở cấu trúc danh ngữ.
2.b. Kết quả khảo sát của luận án cho thấy, so với danh ngữ, động ngữ tiếng Việt ngày nay, danh ngữ, động ngữ trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX có không ít điểm khác biệt bên cạnh những điểm tương đồng căn bản. So với các giai đoạn trước thế kỷ XIX cũng vậy. Ví dụ như sự xuất hiện nhiều hơn của bị (thể hiện ý nghĩa bị động) trong cuốn Tự vị là dấu hiệu cho thấy từ này đang dần lấn át và dần dần phân phối lại về ngữ nghĩa, vai trò và chức năng ngữ pháp với từ phải trong Việt ngữ. Một số yếu tố không còn tồn tại trong tiếng Việt hiện đại nhưng ở thời điểm biên soạn cuốn tự vị, chúng vẫn đang tồn tại và được sử dụng. Ví dụ như sự xuất hiện với tần suất thấp của những phó từ phụ trước và phụ sau cho động từ mà ở tiếng Việt hiện nay không sử dụng nữa như: liên, đoạn, mựa, sá, chỉn, chỉ, hầu….
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt và hỗ trợ cho công tác biên soạn từ điển, khảo chứng được những thay đổi và biến đổi của từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Những kết quả nghiên cứu trong luận án này chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong nghiên cứu lịch sử phát triển tiếng Việt. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu về danh ngữ và động ngữ, những nghiên cứu mở rộng về mặt phương ngữ, mặt lịch sử, xã hội và ngôn ngữ dân tộc học qua từ vựng của từ điển, những nghiên cứu, đánh giá về cách nhìn nhận, phân tích và miêu tả của Taberd, một người châu Âu đối với tiếng Việt, hoàn toàn có thể tiếp tục được triển khai.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
- Trần Hương Thục (2018), “Cấu trúc danh ngữ tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị và một số nhận định hữu quan của J.L Taberd”, Tạp chí Ngôn ngữ (8), tr. 31- 45.
- Trần Hương Thục (2019), “Về sự diễn giải ngữ pháp tiếng Việt trong Nam Việt Dương hiệp tự vị của J.L. Taberd”, Tạp chí Ngôn ngữ (7), tr. 41-54.
- Trần Hương Thục (2019), “Thành tố phụ trước trung tâm động ngữ tiếng Việt thế kỷ XIX (Khảo sát trên nguồn ngữ liệu Nam Việt Dương hiệp tự vị)”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (10), tr. 32-38.
- Trần Hương Thục (2023), “J.L. Taberd’s contributions to dictionarium Anamitico-Latinum”, Kỷ yếu HTQT The first International Conference on Social and Humanities, pp. 1184 -1197, NXB Đại học Quốc gia HN, ISBN: 978-604-9990-98-4
- Trần Hương Thục (2023), “Indo-European Loanwords in Vietnamese Dictionaries in 18th And 19th Centuries”, British Journal of English Linguistics, Vol.11, Issue 3, pp.56-65, ISSN: 2055-012X.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Tran Huong Thuc
2. Sex: Female
3. Date of birth: 10/4/1979
4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 1745/2017 QĐ-XHNV, dated 13/07/2017 of the President of the University of Social Sciences and Humanities
6. Changes in academic process: Extended the training period from 13/7/2020 to 13/7/2022; Decision on expulsion and return of the doctoral candidate to the local authority/working agency, No. 196/QĐ-XHNV dated July 26, 2022 by the President of the University of Social Sciences and Humanities
7. Official thesis title: Vietnamese vocabulary and grammar in Dictionnarium Anamitico-Latium by Taberd 1838
8. Major: Vietnamese linguistics
9. Code: 62.22.01.02
10. Supervisor: Prof. Dr. Vũ Đức Nghiệu
11. Summary of the new findings of the thesis:
1. Identifying the appearance of Vietnamese vocabulary in the first half of the 19th century as reflected in Nam Việt Dương Hiệp tự vị. The Vietnamese vocabulary reflected in Nam Việt Dương Hiệp tự vị is not particularly unique but shows clear similarities and differences in comaparison to modern Vietnamese vocabulary.
1a. From a quantitative perspective, the Sino-Vietnamese word stock explains for a high proportion in the dictionary's lexicon (28.2%). Old words account for 13.1%, archaic words 1.16%, historical words 2.66%; and dialectal words (from Đàng Trong) approximately 9%.
1b. The phonological appearance of dialectal words in the dictionary mainly shows words characterized of Đàng Trong vocabulary. These words show evidence of Vietnamese contacts with Khmer, Cham, and Indo-European languages (albeit very few).
1c. The vocabulary list in the dictionary provides basic features of the Vietnamese lexicon at the compiling time, giving us a fundamental understanding of Vietnamese society during that historical period in terms of its economy, social institutions, cultural life, and interactions with other cohabiting ethnic groups.
1d. Nam Việt Dương Hiệp tự vị clearly shows Taberd's significant contributions. He added many entries that closely reflect phenomena, objects, events, and activities in political, cultural, economic, and social production life. He also recorded words with updated phonological structures using Quốc Ngữ script, overcoming the redundancy of recording phonetic and regional variations to align with the phonemic transcription principles of writing.
2. Chapter 3 describes and analyzes two grammatical and the results show that:
2a. The organizational structure model of noun phrases and verb phrases in the research data does not differ from their common general model. The actual subordinate elements participating in the structure of noun phrases and verb phrases are usually fewer than those predicted by the general theoretical model. The physical size of noun phrases and verb phrases in Nam Việt Dương hiệp tự vị is often short. The main reason is that the research data are entries and explanatory examples from a dictionary. The descriptive solution of verb phrase structure, including only the verb and the adverbial subordinate element, used in the dissertation avoids the issue of dual representation when applying phrase structure grammar to describe verb phrases.
The basic structure of Vietnamese noun phrases and verb phrases in Nam Việt Dương hiệp tự vị is similar to the structure of modern Vietnamese noun phrases and verb phrases. Compared to contemporary Vietnamese verb phrases, the difference mainly lies in the appearance or usage level of some head verbs and some preceding and following adverbs. When compared to modern Vietnamese noun phrases, the difference mainly lies in the vocabulary of subordinate elements rather than the noun phrase structure.
2b. The dissertation’s survey results show that compared to modern Vietnamese noun phrases and verb phrases, noun phrases and verb phrases in the first half of the 19th century have many differences alongside fundamental similarities. This is also true when compared to pre-19th century periods. For example, the increased appearance of "bị" (indicating passive meaning) in the dictionary is a sign that this word is gradually overtaking and redistributing its semantic role, function, and grammatical function compared to "phải". Some elements no longer exist in modern Vietnamese, but at the time of the dictionary's compilation, they were still present and used, e.g the low-frequency appearance of preceding and following adverbs for verbs, which are no longer used in modern Vietnamese such as: liên, đoạn, mựa, sá, chỉn, chỉ, hầu...
12. Practical applicability:
In practical terms, the research findings of this dissertation will serve as a valuable reference for the study and teaching of Vietnamese, as well as support dictionary compilation efforts, enabling the examination of vocabulary and grammatical changes and transformations in the Vietnamese language.
13. Further research directions:
The research results of this dissertation are just a small part of the study of the historical development of Vietnamese vocabulary and syntax. Besides the findings on noun phrases and verb phrases, further research studies on dialectal, historical, social, and ethnolinguistic aspects through the dictionary's vocabulary and evaluations of Taberd's perspectives, analyses, and descriptions as a European looking at Vietnamese can still be pursued.
14. Thesis – related publications:
- Trần Hương Thục (2018), “Noun phrases in Nam Việt Dương hiệp tự vị and some related comments from J. L. Taberd”, Language (8), tr. 31- 45.
- Trần Hương Thục (2019), “ The explanation of Vietnamese Grammar in Taberd’s Dictionarium Latino Annamiticum ”, Language (7), tr. 41-54.
- Trần Hương Thục (2019), “ Pre - auxiliary element in the center of Vietnamese verb phrase in the 19th century (on Nam Viet Duong hiep tu vi (Dictionarium Latino Annamiticum)”, Language & life(10), tr. 32-38.
- Trần Hương Thục (2023), “J.L. Taberd’s contributions to dictionarium Anamitico-Latinum”, Kỷ yếu HTQT The first International Conference on Social and Humanities, pp. 1184 -1197, NXB Đại học Quốc gia HN, ISBN: 978-604-9990-98-4
- Trần Hương Thục (2023), “Indo-European Loanwords in Vietnamese Dictionaries in 18th And 19th Centuries”, British Journal of English Linguistics, Vol.11, Issue 3, pp.56-65, ISSN: 2055-012X.