TTLA: Di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Thứ ba - 04/06/2024 23:27
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Kiều Đinh Sơn      2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 01/10/1975                            4. Nơi sinh: Quảng Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3253/2016/QĐ-XHNV ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Kéo dài thời gian đào tạo từ 01/10/2019 đến 30/9/2021;
- Trả về đơn vị công tác từ 01/10/2021 đến 30/9/2023.
7. Tên đề tài luận án: Di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh)
8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                              9. Mã số: 62 22 03 17
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Tống Trung Tín; và PGS.TS Đặng Hồng Sơn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Tổng hợp và hệ thống hóa các nguồn tư liệu khảo cổ học, lịch sử và văn hóa về các di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều;
- Xác định cấu trúc và đặc điểm của di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều trên các phương diện: quy mô, cấu trúc mặt bằng và hình thái kiến trúc, vật liệu và kỹ thuật xây dựng, các loại hình di vật khác. Qua đó, cung cấp cấu trúc mặt bằng tổng thể về phủ đệ An Sinh của thân vương thời Trần và Thái Miếu của vương triều Trần; 
- Vai trò của di tích đền miếu ở Đông Triều đối với vương triều Trần; diễn trình lịch sử và thờ tự của các đền miếu này từ thời Trần đến nay; ứng xử của các vương triều Lê - Nguyễn đối với đền miếu liên quan đến nhà Trần ở Đông Triều;
- Nhận diện những giá trị lịch sử, văn hóa và di sản của hệ thống di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều;
- Cung cấp tư liệu khảo cổ học nhằm xác định một số vấn đề về lịch sử thời Trần: vấn đề Thái Miếu được xây dựng ở Phủ đệ; vấn đề cấu trúc quyền lực “phân tán” của vương triều quân chủ nhà Trần; vai trò và vị thế của An Sinh vương Trần Liễu và ấp thang mộc của ông đầu thời Trần;
- Cung cấp cơ sở khoa học cho quá trình xây dựng phương án bảo tồn, trùng tu, phục dựng và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, di sản của hai nhóm di tích đền miếu liên quan đến vương triều Trần ở Đông Triều trong bối cảnh phát triển kinh tế văn hóa địa phương hiện nay và tương lai (khi di sản thế giới Yên Tử được UNESCO ghi danh).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả của Luận án cung cấp luận cứ khoa học cho việc nhận diện giá trị di tích; là tư liệu khoa học tin cậy phục vụ công tác giáo dục và quảng bá giá trị của di tích; Kết quả của luận án góp cơ sở vào việc bảo tồn, tôn tạo di tích. Đóng góp tư liệu có độ tin cậy cao cho việc nghiên cứu, nhận diện di tích kiến trúc đền miếu qua các thời kỳ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu đặc điểm hệ thống di tích đền miếu của các triều đại quân chủ Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
(1) Nguyễn Văn Anh, Kiều Đinh Sơn (2018), “Hệ thống đền miếu nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh”, Tạp chí Khoa học công nghệ (60), tr. 38-41;
(2) Đặng Hồng Sơn, Kiều Đinh Sơn, Đỗ Minh Nghĩa (2019), “Di tích đền An Sinh (Quảng Ninh): Nhận thức qua tư liệu lịch sử và khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học (5), tr.89-100;
(3) Kiều Đinh Sơn (2023), “The An Sinh large ceramic basin in the Complex of the Tran Dynasty ceramics discovered at the An Sinh temple (Dong Trieu - Quang Ninh)”, The Fist International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp.518-535;
(4) Kiều Đinh Sơn (2023), “Tran Dynasty temple as relics in Dong Trieu (Quang Ninh) through Archaeological Materials”, The Fist International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp.536-550;
(5) Đặng Hồng Sơn, Nguyễn Văn Anh, Kiều Đinh Sơn (2023), “Di sản chùa tháp Phật giáo thời Lý - Trần (thế kỷ XI-XIII ở Việt Nam”, Tạp chí Khảo cổ học Đại chúng (4), tr 77-85, ISSN 2095-5685.
(邓鸿山、阮文英、乔丁山:《11-13越南李朝的佛教寺塔遗产》,《大众考古》第4(118)期,2023年,77~85页,ISSN 2095-5685).

 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Kieu Dinh Son                      2. Sex: Male
3. Date of birth: 01/10/1975                       4. Place of birth: Quang Ninh
5. Admission decision number:
Decision on recognition of PhD learner No. 3253/2016/Decision- Social Sciences and Humanities dated September 30, 2016
6. Changes in academic process:
- The training period has been extended from October 1, 2019, to September 30, 2021;
- Returned to work from October 1, 2021, to September 30, 2023.
7. Official thesis title: Temple and shrine relics related to the Tran Dynasty in Dong Trieu (Quang Ninh)
8. Major: Archeology                                  9. Code: 62 22 03 17
10. Supervisors:
Associate Professor, Dr. Tong Trung Tin
Associate Professor, Dr. Dang Hong Son
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Store and systematize the information about archaeological, historical and cultural sources of documents on temples and shrines (small temple) relics related to the Tran Dynasty in Dong Trieu.
- Realize and recognize the structure and characteristics of temples and shrines relics related to the Tran Dynasty in Dong Trieu in terms of scale, ground structure and architectural form, construction materials and techniques as well as other kinds of relics. Thereby, it is the conditions to provide the overall ground structure of the An Sinh palace’ royal families of the Tran Dynasty and the Tran royal Ancestor’s temple (Thai temple).
- The roles of temples and shrines relics in Dong Trieu for the Tran Dynasty include the historical and worship process of these ones from the Tran Dynasty to the present; the behavior of the Le - Nguyen dynasties towards temples and shrines relating to the Tran Dynasty in Dong Trieu.
- Determine the historical, cultural and heritage values ​​of the system of temples and shrines relics relating to the Tran Dynasty in Dong Trieu.
- Providing archaeological data to identify some historical issues of the Tran Dynasty, the issues of Ancestor’s temple being built in the royal Residence areas outside imperial citadel; the issues of the scattered power structure of the Tran Dynasty monarchy, the role and position of Tran Lieu (the king of An Sinh) and his own land given in the early Tran Dynasty..
- Proving a scientific basis for the process of creating a plan to preserve, restore, reconstruct and promote the historical, cultural and heritage values ​​of two groups of temples and shrines relics relating to the Tran Dynasty in Dong Trieu in the context of current and future local economy and cultural development (when Yen Tu World Heritage Site is recognized by UNESCO).
12. Practically applied applicability: The results of the Thesis provide scientific basis for identifying the values of the relics. They are reliable scientific documents serving the work of education and promotion of the values of the relics.  The results of the Thesis contribute to the proof for the preservation and the restoration of the relics. Also, it contributes to give highly reliable documents for the research and identification of temples and shrines architectural relics through the periods of history.
13. Further research directions: Research on the characteristics of the temples and shrines of the relic system of Vietnamese monarchical dynasties.
14. Published works related to the thesis:
(1) Nguyễn Văn Anh, Kiều Đinh Sơn (2018), “Tran Dynasty Temple System in Dong Trieu, Quang Ninh”, Journal of Science and Technology (60), pp38-41;
(2) Đặng Hồng Sơn, Kiều Đinh Sơn, Đỗ Minh Nghĩa (2019), “An Sinh Temple Relic (Quang Ninh): Recognition through historical and archaeological documents”, Journal of Archaeology (5), pp. 89-100;
(3) Kiều Đinh Sơn (2023), “The An Sinh large ceramic basin in the Complex of the Tran Dynasty ceramics discovered at the An Sinh temple (Dong Trieu - Quang Ninh)”, The Fist International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp. 518-535;
(4) Kiều Đinh Sơn (2023), “Tran Dynasty temple as relics in Dong Trieu (Quang Ninh) through Archaeological Materials”, The Fist International Conference on the Issues of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University Publishing House, pp536-550;
(5) Đặng Hồng Sơn, Nguyễn Văn Anh, Kiều Đinh Sơn (2023), “Buddhist tower pagoda heritage of the Ly - Tran period (11th - 13th century in Vietnam)”, Journal of Popular Archaeology (4), pp. 77-85, ISSN 2095-5685.
(邓鸿山、阮文英、乔丁山:《11-13越南李朝的佛教寺塔遗产》,《大众考古》第4(118)期,2023年,77~85页,ISSN 2095-5685).
           
                                                                                                              

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây