TTLA: Nghiên cứu phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và đối chiếu với tiếng Hán

Thứ sáu - 07/06/2024 04:09
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Huang Xiao Long (Hoàng Hiểu Long)      2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 25/04/1988                                                 4. Nơi sinh: Quảng Tây, Trung Quốc
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 3064/ QĐ – XHNV ngày 24 /10/ 2018 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn từ ngày  24 / 10 / 2018  đến ngày 24 / 10 / 2021.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
- Văn bản gia hạn số 1:  25/10/2021 – 24/ 10 /2022
- Văn bản gia hạn số 2 : 25 / 10 / 2022 – 24 /10 /2023
 - Văn bản gia hạn số 3 : 25 / 10 / 2023 – 24 /10 /2024
- Thay đổi tên đề tài nghiên cứu theo sự góp ý của các phản biện sau khi đánh giá luận án Seminar
+ Tên đề tài cũ: Nghiên cứu phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và so sánh, đối chiếu với tiếng Hán
+ Tên đề tài mới: Nghiên cứu phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và đối chiếu với tiếng Hán
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu phát ngôn cầu khiến gián tiếp trong tiếng Việt và đối chiếu với tiếng Hán
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu                         9. Mã số: 9229020.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Thuỳ,  PGS. TS Đào Thị Thanh Lan
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
       - Mục đích của luận án: Luận án nghiên cứu những phát ngôn cầu khiến gián tiếp (PNCKGT) được nêu trong giao tiếp, nhận diện, miêu tả và tìm ra đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của PNCKGT trong tiếng Việt, tìm ra đặ điểm đặc điểm của chúng, sau đó đối chiếu với hiện tượng ngôn ngữ này trong tiếng Hán, để tìm hiểu các nhân tố tạo ra sự giống nhau và khác nhau về PNCKGT ở hai ngôn ngữ này. Việc phân tích và tổng kết các nhân tố tạo ra sự khác nhau của PNCKGT trong hai ngôn ngữ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ và công việc dịch thuật nói chung, và giúp ích cho người học tiếng Việt hoặc tiếng Hán giảm bớt rào cản trong sự giao tiếp giao văn hóa.
       - Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là những PNCKGT của tiếng Việt và tiếng Hán, gồm cả kiểu PNCKGT quy ước và phi quy ước.
       - Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án:
+ Phương pháp đối chiếu ngôn ngữ: Trên cơ sở miêu tả đặc điểm của các loại PNCKGT trong tiếng Việt và tiếng Hán, sau đó đối chiếu các loại PNCKGT tiếng Việt với sự tương đương trong tiếng Hán ở bình diện cấu trúc ngữ pháp, nghữ nghĩa và ngữ dụng, để xác định những điểm giống nhau và khác nhau của hai ngôn ngữ này.
+ Phương pháp phân tích ngôn cảnh: Trong luận án, khi phân tích ngôn cảnh, chúng tôi kết hợp các yếu tố trong ngôn cảnh như vị thế của người nói và người nghe, thời gian, không gian, phép xã giao trong xã hội, bối cảnh giao tiếp …v.v, để thao tác suy ý đúng ý nghĩa cầu khiến được hàm ẩn trong phát ngôn.
+ Phương pháp điều tra điền dã: phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong phần thu thập ngữ liệu, để ghi âm và ghi lại các PNCKGT tiếng Việt và tiếng Hán trong hội thoại được phát sinh trong cuộc sống hàng ngày.
+ Thủ pháp thống kê: thống kê, phân tích và xử lý ngữ liệu và các số liệu điều tra bằng phương pháp thống kê sơ giản, được áp dụng để tính số lượng của các loại PNCKGT, số lượng của các mức độ cầu khiến trong mỗi loại PNCKGT, đối chiếu tần số sử dụng của mỗi loại PNCKGT trong tiếng Việt với sự tuong đương trong tiếng Hán…
        - Kết quả chính, đóng góp mới và kết luận của luận án:
       1) Luận án có tổng kết tình hình nghiên cứu PNCKGT trước đó, đưa ra những nhận xét về thành quả nghiên cứu đã công bố, tóm lược được những thành tựu và kết quả nghiên cứu về PNCKGT. Nêu ra khái niệm về PNCKGT, những lý luận có liên quan như lý thuyết hành động ngôn từ gián tiếp, ngôn cảnh, phương pháp đối chiếu… Làm sáng rõ chức năng của PNCKGT trong giao tiếp giao văn hoá.
2) Luận án khảo sát, phân loại và miêu tả PNCKGT trong tiếng Việt và tiếng Hán, phân chia chúng thành 2 lớp lớn: quy ước và phi quy ước được thể hiện qua 3 hình thức hỏi, trần thuật, cầu khiến. Có các kết quả sau: + Nhóm PNCKGT tiếng Việt có quy ước có 15 tiểu loại, nhóm phi quy ước có 13 tiểu loại. + Nhóm PNCKGT tiếng Hán có quy ước được phân chia thành 23 tiểu loại. Nhóm phi quy ước có 13 tiểu loại.
3) Kết quả có được sau bước đối chiếu là: + Điểm giống nhau: Tình huống sử dụng PNCK hỏi – cầu khiến trần thuật – cầu khiến và cảm thán – cầu khiến, khuynh hướng biểu hiện mức độ cầu khiến, một số chiến lược về thể hiện lịch sự dương tính/ âm tính… + Điểm khác nhau: Trong nhóm tiếng Hán, có dạng thức nhiều hơn. Một số từ xưng hô là từ vựng riêng biệt của tiếng Việt, mà trong tiếng Hán không có hệ thống kính ngữ. Một số tình hình sử dụng chiến lược thể hiện lịch sự dương tính / âm tính có khác nhau. Tư duy ngôn ngữ và thói quen sử dụng phát ngôn của người Việt và người Hán có khác nhau. Khi chuyển dịch PNCKGT phi quy ước tiếng Việt sang tiếng Hán, hình thức câu có lẽ có chút thay đổi.
4) Về giá trị thực tiễn, luận án đã nêu ra những lưu ý khi dịch PNCKGT: + Khi dịch PNCKGT, nên cố gắng để nguyên hình thức – cú pháp, chọn dùng phương pháp dịch thẳng, và dịch đúng ý nghĩa cầu khiến trong phát ngôn. + Đôi khi chuyển dịch những PNCK phi quy ước nên linh hoạt hơn, có thể kết hợp nhiều phương pháp dịch như dịch ý nghĩa, đặt thêm nội dung hoặc chuyển đổi hình thức câu, để dịch chuẩn đích ngôn trung trong phát ngôn cụ thể.
5) Về đóng góp mới: luận án góp phần làm rõ lý luận của HĐCKGT và PNCKGT, giúp ích nhiều vào việc thực tiễn như giảng dạy ngoại ngữ, dịch thuật, có giá trị đối với việc nghiên cứu ngôn ngữ và tư duy, giao tiếp giao văn hoá.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
 + Làm nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ từ góc độ giao lưu văn hoá.
 + Làm nghiên cứu về đề tài này toàn diện, chuyên sâu hơn về đối chiếu PNCKGT từ lý thuyết lịch sự nói chung.
 + Có thể biên soạn giáo trình về vấn đề ngữ pháp và ngữ nghĩa của phát ngôn cầu khiến.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1). Hoàng Hiểu Long (2021), “Tìm hiểu chiến lược chuyển dịch phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Hán sang tiếng Việt từ góc nhìn dịch tương đương – lấy ví dụ từ bản dịch tiếng Việt của tiểu thuyết Mặc Ngôn <Ếch>”, Tạp chí Học viện Hồng Hà (5), tr. 28-32.
2). Hoàng Hiểu Long, Lư Cẩm Anh (2023), “Tìm hiểu sự bỏ sót khi chuyển dịch phát ngôn cầu khiến gián tiếp tiếng Hán từ góc nhìn dịch mục đích– lấy ví dụ từ bản dịch tiếng Việt của tiểu thuyết Mặc Ngôn <Ếch>”, Tạp chí Khoa học và Giáo dục (2), tr. 184-188.



1. Full name of research student: Huang Xiao Long (Hoang Hieu Long)    
2. Gender: Female
3. Date of birth: 25 April 1988      
4. Place of birth: Guangxi, China
5. Admission Decision No. 3064/ QĐ – XHNV dated 24 October 2018 by University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University- Hanoi (VNU), valid since 24 October 2018 till 24 October 2021.
6. Changes in academic process (if any):
- Renewal No. 1: 25 October 2021 - 24 October 2022
- Renewal No. 2: 25 October 2022 - 24 October 2023
- Renewal No. 3: 25 October 2023 - 24 October 2024
- Change in thesis name as commented by the reviewers upon Seminar
+ Previous thesis title: A research on indirect imperative speech in Vietnamese, comparison and contrast with Chinese
+ New thesis title: A contrastive study of Vietnamese and Chinese indirect act of requesting
7. Official thesis title: A research on indirect imperative speech in Vietnamese and comparison with Chinese
8. Major: Comparative - contrastive linguistics           9. Code: 9229020.03
10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Thi Phuong Thuy, Assoc. Prof. Dr. Dao Thi Thanh Lan
11. Summary of the new findings of the thesis:
   - Thesis purposes: The thesis studies indirect imperative speeches used in communication, identification, description and discovery of the grammatical, semantic and pragmatic characteristics of indirect imperative speech in Vietnamese, work out its characteristics and then compare it with this linguistic phenomenon in Chinese to find out the factors resulting in similarities and differences in indirect imperative speeches in such two languages. Analysis and summary of factors creating differences in the languages’ indirect imperative speeches to improve the foreign language teaching and translation quality in general and help the Vietnamese or Chinese learners to remove the barriers in cultural communication.
   - Subjects of the research: Vietnamese and Chinese indirect imperative speeches, including conventional and non-conventional indirect imperative speech types.
   - The applicable research methods:
+ Linguistic comparison method: Refer to description of characteristics of Vietnamese and Chinese indirect imperative speeches, and then contrast the Vietnamese indirect imperative speech types with Chinese similarities in terms of grammatical, semantic and pragmatic aspects to identify similarities and differences of such two languages.
+ Discourse analysis method: When discourse analysis is initiated in the thesis, discourse factors are combined such as position of speaker and listener, time, space, etiquette in society, communication context, and so on to correctly infer the meaning implied in the expression.
+ Field study method: This method is mainly applied in data collection to recognize and record Vietnamese and Chinese indirect imperative speeches in daily dialog.
+ Statistical tactics: Statistics, analysis and processing of corpus and investigation data are conducted by simplified statistics method, employed to calculate number of indirect imperative speeches, quantity of imperative extents in each indirect imperative speech, compare use frequency of each indirect imperative speech in Vietnamese with its similarities in Chinese...
        - Main findings, new contributions and conclusions of the thesis:
       1) The thesis summarizes the previous study on indirect imperative speeches, releases comments on published findings and briefs research achievements and main findings on indirect imperative speeches. It defines concepts of indirect imperative speeches, relevant theories such as theory on indirect speech act, discourse, comparison method, etc., clarify function of indirect imperative speeches in cross-cultural communication.
2) The thesis surveys, classifies and describes the indirect imperative speeches in Vietnamese and Chinese, divides it into 2 major tiers, namely Convention and non-convention, demonstrated by 3 forms of question, narrative and imperative speech. Following main findings are released: + There are 15 and 13 subtypes of conventional and non-conventional indirect imperative speeches in Vietnamese, respectively. + There are 23 and 13 subtypes of conventional and non-conventional indirect imperative speeches in Chines, respectively.
3) Post-contrast findings include: + Similarities: Context of using imperative speeches in question, narrative and imperative forms, tendency of imperative extent expressions, some strategies on positive/negative politeness expressions... + Differences: More forms are found in Chinese group. Some vocative words are Vietnamese unique vocabulary that cannot be found in Chinese as it does not have an honorific system. Some scenarios using the positive/negative politeness strategies are different. Linguistic thinking and speech usage habits of Vietnamese and Chinese people are different. When non-conventional indirect imperative speeches in Vietnamese are translated to Chinese, sentence forms may be lightly changed.
4) For practical implications, some notes to translations of indirect imperative speeches are specified by the thesis: + When an indirect imperative speech is translated, it is suggested to try to keep the form and syntax remain unchanged by selecting the direct translation method and conducting the correct translation of imperative meanings in the speeches. + Sometimes, it is recommended to be more flexible when non-conventional indirect imperative speeches are translated. It is possible to combine various translation methods such as semantic translation, more content addition or transformation of sentence forms to correctly translate the target language in a specific speech.
5) New implications: The thesis contributes to clarify the theory of indirect imperative acts and indirect imperative speeches, making more implications such as foreign language teaching and learning, translation, language and thinking research institution, and cultural communication.
12. Further research directions:
+ Linguistic contrastive study in the light of culture exchange.
+ Contrastive study of indirect imperative speeches from polite theory.
+ Course book design for grammatical and semantic aspects of imperative speeches.
13. Thesis-related publications:
1). Huang Xiao Long (2021), “A study on strategy to translate indirect imperative speeches from Chinese to Vietnamese in the light of similarity translation - taking example from Vietnamese translation of Mac Ngon novel <Frog>”, Hong Ha Institute Magazine (5), pg. 28-32.
2). Huang Xiao Long, Lu Cam Anh (2023), “A study on omissions upon translating indirect imperative speeches in Chinese in the light of purpose translation - taking example from Vietnamese translation version of Mac Ngon novel <Frog>”, Science and Education Magazine (2), pg. 184-188.


 

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây