TTLA: Nghiên cứu đối chiếu các kết cấu gây khiến có động từ Make trong tiếng Anh và Làm trong tiếng Việt.

Chủ nhật - 02/06/2024 11:47
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đỗ Thị Phương Thúy  2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 01/02/1985                                            4. Nơi sinh: Tỉnh Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3013/2019/QĐ - XHNV ngày 30 / 07 / 2019 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): 2 lần gia hạn
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đối chiếu các kết cấu gây khiến có động từ make trong tiếng Anh và làm trong tiếng Việt.
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu 9. Mã số: 9229020.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận án
  • Làm sáng tỏ những đặc trưng ngữ nghĩa và cú pháp của các kết cấu gây khiến cú pháp tính trong tiếng Anh và tiếng Việt
  • Tìm ra những tương đồng và khác biệt của các kết cấu gây khiến cú pháp tính trong hai ngôn ngữ.
(2) Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
  • Phương pháp mô tả (với các thủ pháp phân tích phân bố, phân tích cấu trúc thành tố trực tiếp, cấu trúc nghĩa biểu hiện) được sử dụng để khảo sát các đặc điểm ngữ nghĩa, cú  pháp của các kết cấu gây khiến hữu quan
  • Phương pháp đối chiếu được sử dụng để phân tích đối chiếu nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về mặt cú pháp và ngữ nghĩa của các kết cấu gây khiến hữu quan.
(3) Các kết quả chính và kết luận
3.1. Các kết quả chính
- Miêu tả
Về mặt ngữ nghĩa, luận án đã phân biệt rõ các sự tình tác động và sự tình kết quả, sự khác biệt về mặt ngữ nghĩa giữa các thành phần trong kết cấu. Đặc biệt luận án đã nêu bật được mối quan hệ nghĩa giữa các thành phần trong kết cấu gây khiến. Với đặc trưng cú pháp,  luận án đã phân tích mối liên hệ giữa các 4 cấu trúc biến thể và cấu trúc điển hình của kết cấu gây khiến có make và 2 cấu trúc biến thể của kết cấu gây khiến có làm. Luận án đã phân tích rõ đặc điểm hình thái cú pháp của từng thành phần tham gia trong kết cấu gây khiến. Đặc biệt, luận án đi sâu vào phân tích đặc trưng cú pháp của hai vị từ trên thể hiện ở khả năng liên kết của 2 vị từ này với  các thành phần còn lại trong kết cấu gây khiến. Với khả năng xuất hiện trong cả câu đơn, câu ghép và câu phức cho thấy khả năng hoạt động trong câu tiếng Anh và tiếng Việt của 2 loại kết cấu gây khiến này khá phong phú.
- So sánh đối chiếu
Xét về những nét tương đồng, về đặc điểm ngữ nghĩa, cả hai loại kết cấu gây khiến này  đều chứa hai sự tình nguyên nhân và kết quả có liên quan đến nhau về mặt thời gian và không gian, logic và những thành tố của các sự tình. Cả hai loại kết cấu gây khiến trên đều tạo ra 4 loại kết quả ở bị khiến thể. Kết cấu gây khiến đều biểu thị mối quan hệ nhân quả, không mang tính ép buộc, đều có thể mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp, tính [+-động] và tính [+-chủ ý]. Giống nhau về đặc điểm cú pháp, cả hai kết cấu đều có cùng một kiểu cấu trúc cơ bản [N1 V1 N2 V2]. Nhiều đặc điểm giống nhau về hình thái cú pháp của các thành phần tham gia trong kết cấu cũng được phân tích và làm rõ trong luận án.
Xét về những đặc điểm khác biệt, về mặt ngữ nghĩa, kết cấu gây khiến có make và làm có nhiều điểm khác biệt về tỉ lệ phân loại khiến thể, bị khiến thể, tính [tri giác] và [chủ ý], về bản chất của hai vị từ gây khiến, về vị trí của bị khiến thể và phương thức nhấn mạnh bị khiến thể. Ngoài ra, kết cấu gây khiến với make và làm còn khác nhau ở khả năng ẩn sự tình nguyên nhân. Về quan hệ ngữ nghĩa, hai nét nghĩa tạo nên sự khác biệt giữa hai kết cấu gây khiến này là nét nghĩa ép buộc và tính trực tiếp gián tiếp cũng đã được phân tích và làm rõ. Khác biệt nằm phần lớn ở đặc điểm về cú pháp với số lượng các cấu trúc biến thể và mối quan hệ giữa chúng với cấu trúc điển hình. Chính đặc điểm khác biệt về cấu trúc cú pháp này tạo nên điểm khác biệt trong việc phân biệt gây khiến trực tiếp và gây khiến gián tiếp ở hai ngôn ngữ. Giữa hai kết cấu gây khiến còn tồn tại nhiều điểm khác biệt về đặc điểm hình thái của Khiến thể, Bị khiến thể, vị từ gây khiến, vị từ kết quả cả về vị trí, cấu tạo…Ngoài ra, sự khác biệt về cú pháp giữa hai kết cấu gây khiến này là khả năng liên kết và mối liên hệ giữa hai loại bổ ngữ đối tượng và bổ ngữ kết quả đã được làm rõ. Với đặc điểm loại hình học ngôn ngữ khác nhau, tiếng Anh khá rõ ràng trong việc kết hợp và sử dụng các phụ từ chỉ thời thể trong khi đó tiếng Việt lại khá phức tạp.
3.2. Kết luận
Luận án đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu là mô tả các đặc điểm ngữ nghĩa và cú pháp của các kết cấu gây khiến có động từ make trong tiếng Anh và làm trong tiếng Việt sau đó thực hiện đối chiếu chúng để chỉ ra các điểm tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ và giải thích chúng từ góc độ loại hình học cú pháp.     

12. Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu đối chiếu kết cấu gây khiến có vị từ make trong tiếng Anh và làm trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng.
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
(1) Do Thi Phuong Thúy (2023), “Syntactic features of làm causative constructions in Vietnamese”, International Graduate Research Symposium, Vol.1, pp. 357-371, ISBN: 978-604-384-167-1
(2) Do Thi Phuong Thuy (2023), “Semantic Characteristics of Events in Make Causative Constructions”, Journal of Humanitites and Social Sciences, Vol.28 (4), pp. 39-46, e - ISSN: 2279 – 0937, p-ISSN: 2279-0845.
(3) Do Thi Phuong Thuy (2024), “Semantic Relationships in MAKE Causative Structures”, Journal of Research & Method in Education, Vol.14 (1), pp. 13-16, e - ISSN: 2320–7388, p- ISSN: 2320-737X
(4) Đỗ Thị Phương Thúy (2023), “Đặc điểm cú pháp của các thành phần trong kết cấu gây khiến có làm trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (6/341), tr. 51-59, ISSN 0868 - 3409.

 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 
  1. Full name: Do Thi Phuong Thuy
  2. Sex: Female
  3. Date of birth: February 01, 1985
  4. Place of birth: Thai Binh Province
  5. Amission decision number 3013/2019/QĐ - XHNV dated 30 / 07 / 2019 by University of Social Sciences and Humanities
  6. Changes in academic prcess: Extended 2 twice.
  7. Officical thesis title: A contrastive study on the causative constructions with MAKE in English and LAM in Vietnamese
  8. Major: Comparative – Contrastive Linguistics
  9. Code: 9229020.03
  10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Hồng Cổn
  11. Summary of the new findings of the thesis
(1) Thesis purpose and objectives
- Clarify the semantic and syntactic features of syntactic constructions with make and lam in 2 languages
- Demonstrate and explain the similarities and differences of syntactic constructions in languages from the perspective of syntactic typology.
(2) Research methods
- Descriptive method (with methods of distribution analysis, direct element structure analysis, expressive meaning structure) is used to investigate the semantic and syntactic characteristics of constructions with make and lam.
- The contrastive method is used to point out the similarities and differences in syntax and semantics of relevant constructions.
(3) Major results and conclusions
Part 1: Discription
In terms of semantics, the thesis has clearly distinguished between causing events and result events, the semantic difference between the components in the constructions. In particular, the thesis has highlighted the meaning relationship between the components in the two constructions. With syntactic characteristics, the thesis has analyzed the relationship between the typical structures and the 4 variants in causative constructions with make and 2 variant structures of the causative constructions with lam. The thesis has clearly analyzed the morphological and syntactic characteristics of each components. In particular, the thesis delves into the analysis of the syntactic characteristics of the two predicates, which demonstrate the ability of these two predicates to connect with the remaining components in the constructions. With the ability to appear in both simple sentences, compound sentences and complex sentences, it shows that the ability of these two types of causative constructions to operate in English and Vietnamese sentences is quite rich.
Part 2: Comparision and contrast
In terms of similarities in semantic characteristics, both types of causative constructions contain two events that are related to each other in terms of time and space, logic and elements of logic. Events are the components that create the construction. Both types of constructions create four types of results: new action, new state, new process and new posture. Causal constructions representing a cause and effect relationship are not coercive, and can be direct or indirect, [+-dynamic] and [+-intentional], and assume a certain success in the result. In syntactic characteristics, both make and lam have the same basic structural type [N1 V1 N2 V2] in which V1 is make or lam, V2 is infinitive or adjective. In addition, many similar morphological features of the components participating in the structure were also described and analyzed.
In terms of different characteristics in semantics, the 2 causative constructions have many differences in the classification rates of causers, caussees, [animate] and [volitional], about the nature of the two causative predicates, the position of the causees and the method of emphasizing the causees. Regarding semantic relationships, the two semantic features that create the difference between these two constructions are namely coercive meaning and directness which have also been analyzed and clarified. The difference lies largely in the syntactic characteristics with the number of variant structures and their relationship with the typical structure. It is this difference in syntactic structure that creates the difference in distinguishing the direct and indirect causation in the two languages. In the two causative constructions, there are still many differences in the morphological characteristics of components... In addition, the difference in the syntax between these two causative constructions is the possibility of connection and the relationship between the two types of complements has been clarified. With different linguistic typological characteristics, English is quite clear in combining and using temporal adverbs, while Vietnamese is quite complicated.
Conclusion
The thesis has accomplished the research goal of describing the semantic and syntactic characteristics of causative constructions with the 2 causative verbs make in English and lam in Vietnamese, then comparing them to point out the similarities and differences in the two languages and explain them from the perspective of syntactic typology.  
  1. Futher research directions: A contrastive study on the causative constructions with MAKE in English and LAM in Vietnamese on pragmatics.
  1. Thesis-related publications
(1) Do Thi Phuong Thúy (2023), “Syntactic features of làm causative constructions in Vietnamese”, International Graduate Research Symposium, Vol.1, pp. 357-371, ISBN: 978-604-384-167-1
(2) Do Thi Phuong Thuy (2023), “Semantic Characteristics of Events in Make Causative Constructions”, Journal of Humanitites and Social Sciences, Vol.28 (4), pp. 39-46, e - ISSN: 2279 – 0937, p-ISSN: 2279-0845.
(3) Do Thi Phuong Thuy (2024), “Semantic Relationships in MAKE Causative Structures”, Journal of Research & Method in Education, Vol.14 (1), pp. 13-16, e - ISSN: 2320–7388, p- ISSN: 2320-737X
(4) Đỗ Thị Phương Thúy (2023), “Đặc điểm cú pháp của các thành phần trong kết cấu gây khiến có làm trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, (6/341), tr. 51-59, ISSN 0868 - 3409.

Tác giả: USSH Media

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây