TTLA: Di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội

Chủ nhật - 17/07/2016 23:08

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Văn Triệu                     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 09/07/1979                           

4. Nơi sinh: Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2436/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 08 tháng 11 năm 2012 của hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.

8. Chuyên ngành: Khảo cổ học                    Mã số: 62.22.03.17

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS.Tống Trung Tín  - Viện Khảo cổ học, Hướng dẫn 2: TS.Lê Đình Phụng - Viện Khảo cổ học.

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thu thập, nhận diện, phân tích có hệ thống các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long để từ đó đưa ra các đặc điểm của các di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long trên các phương diện: loại hình mặt bằng, vật liệu và kỹ thuật xây dựng.

Từ các đặc điểm của các di tích kiến trúc thời Lý, luận án đã mở rộng so sánh với các di tích kiến trúc thời Lý ở những địa điểm khác đã được khảo cổ học phát hiện và nghiên cứu để đưa ra những nét chung và riêng của di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, trong đó lưu ý nhất là những đặc điểm riêng như: sự đa dạng của các loại hình mặt bằng kiến trúc, vật liệu và kỹ thuật xây dựng vô cùng phong phú và đa dạng so với những nơi khác.

- Luận án đã trình bày diễn trình lịch sử xây dựng kiến trúc ở kinh đô Thăng Long, khẳng định các kiến trúc thời Lý đã có sự kế thừa những thành tựu xây dựng của các thời kỳ trước (thời Đinh – Tiền Lê) rồi phát triển lên đến đỉnh cao trên tất cả các mặt của nghệ thuật xây dựung, đồng thời làm tiền đề cho sự phát triển của nghệ thuật xây dựng kiến trúc thời Trần.

- Trong nền cảnh kiến trúc khu vực, luận án đã đi sâu phân tích cho thấy được những điểm tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật xây dựng kiến trúc Lý tại Hoàng thành Thăng Long. Sự khác biệt của kiến trúc thời Lý với khu vực là cơ bản, đó là: sự phong phú về loại mặt bằng, vật liệu và kỹ thuật xây dựng kiên cố. Có thể khẳng định di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long mang những dấu ấn riêng, thể hiện tính tiếp thu có chọn lọc rồi cải biến để từ đó hình thành lên một nền nghệ thuật kiến trúc mang tính bản sắc của Đại Việt dưới thời Lý mà các dấu tích tìm được tại Hoàng thành Thăng Long là đại diện tiêu biểu, mang những nét độc đáo, riêng biệt của Thăng Long nói riêng và Đại Việt nói chung.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đó đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích khảo cổ học thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu di tích kiến trúc thời Lý dựa trên những phát hiện mới của khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long và các địa phương.

- Nghiên cứu diễn trình lịch sử nghệ thuật xây dựng Việt Nam nói chung và lịch sử xây dựng kinh đô nói riêng.

- Nghiên cứu những đặc trưng riêng của nghệ thuật xây dựng kinh đô Việt Nam với các nước trong khu vực.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Văn Triệu (2010), “Cấm thành Thăng Long thời Lý (1010 - 1030) và giá trị các dấu tích kiến trúc ở khu A (phía tây Cấm thành)”, Tạp chí Khảo cổ học (6), tr.36-45.

- Phạm Văn Triệu, Đỗ Đức Tuệ, Nguyễn Văn Đáp (2013), “Khai quật móng tháp thời Lý ở chùa Phật Tích”, Tạp chí Khảo cổ học (4), tr.28-36.

- Phạm Văn Triệu (2013), “Thăng Long Forbbiden Citadel from Lý period (1010-1030) and values of architechtural vestiges in Section A (Western area of Forbidden Citadel)”, Archaeology Journal (1st Edition p.a), pp.89-100.

- Phạm Văn Triệu (2014), “Di tích kiến trúc thời Lý hố B3 (Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu)”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.248-252.

- Phạm Văn Triệu (2014), “Di tích kiến trúc thời Lê tại phía Đông khu A (Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu)”, Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2013, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.260-262.

- Phạm Văn Triệu (2015), “Phân chia giai đoạn và đặc trưng của các di tích kiến trúc thời Lý hố D4-D5-D6 (18 Hoàng Diệu)”, Tạp chí Khảo cổ học (3), tr.52-62.

- Phạm văn Triệu (2015), “Architectural layout and Material of the Thăng Long Citadel (11th-14th centuries)”, Perspective on the Archaeology of Vietnam, Bonn, German, pp.333-348.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Pham Van Trieu                     2. Sex: Male

3. Date of birth: 09/07/1979                        4. Place of birth: Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh

5. Admission decision number: Number 2436/2012/QĐ-XHNV-SĐH, November 8th, 2012, The Rector of University of Social Sciences and Humanities.

6. Changes in academic process: No

7. Official thesis title: Lý dynasty’s architectural monuments in the Imperial Citadel of Thăng Long, Hanoi.

8. Major: Archaeology                                 Code: 62.22.03.17

9. Supervisors: Scientific Officer No.1: Assoc.Prof.Ph.D Tong Trung Tin - Institute of Archaeology, Scientific Officer No.2: PhD. Le Đinh Phung - Institute of Archaeology.

10. Summary of the new findings of the thesis:

- The thesis collected, identified, analyzed systematically the Lý dynasty’s architectural monuments in the Imperial Citadel of Thăng Long so that given some characteristics of the Lý dynasty’s architectural monuments in terms of: type surface, materials, and construction techniques.

From the characteristics of the Lý dynasty’s architectural monuments, the thesis widely compared to the Lý dynasty’s architectural monuments in other places which have been found and studied by archaeology to offer the same and different features of architectural monuments of the Lý dynasty in the Imperial Citadel of Thăng Long. Especially, it most noted of which are particular characteristics such as: the diversity of the types of architectural surface, the plentiful and diverse of materials and construction techniques than elsewhere.

- The thesis presents the historical process of architectural building in the capital Thăng Long; it also confirms that the Lý dynasty architecture has inherited the construction achievements of the previous periods (the Đinh – Tiền Lê) then release developed culminating on all aspects of the art of construction, likewise, being the premise for the development of architectural art during the Trần dynasty.

- In the regional architectural background, the thesis has detail analyzed and showed the similarities and differences between architectural art building of the Lý dynasty in Imperial Citadel of Thăng Long. The basic difference of the Lý dynasty’s architectural to the regional architecture are: the abundance of surface types, solidly materials and construction techniques. In other words, we could affirm that the architectural relics of Lý dynasty in Thăng Long Citadel carried their own characteristics, it demonstrated the changing process from the selective absorbing to the modifying. So that, the foundation of the architectural art of the Đại Việt’s identity of Vietnam under the Lý dynasty which all the traces have been found at the Imperial Citadel of Thăng Long are representative, unique touches, separate Thăng Long in particular and Đại Việt in general was established.

11. Practical applicability, if any:

From the research results, the thesis contributes to the preserving and promoting the values of the archaeological monuments of Lý dynasty in the Imperial Citadel of Thăng Long.

12. Further research directions, if any:

- Research the Lý dynasty’s architectural monuments based on new discoveries of archeology at the Imperial Citadel of Thăng Long and the provinces.

- Research the history of the construction art in Vietnam in general and history of the capital construction in particular.

- Research the specific characteristics of the capital construction art of Vietnam with other countries in the regions.

13. Thesis-related publications:

- Phạm Văn Triệu (2010), “Thăng Long Forbidden Citadel from Lý period (1010-1030) and values of architectural vestiges in the Section A (Western area of Forbidden Citadel)”,  Archaeology Journal (6), pp.36-45.

- Phạm Văn Triệu, Đỗ Đức Tuệ, Nguyễn Văn Đáp (2013), “Excavation at Lý dynasty stupa in Vạn Phúc pagoda”, Archaeology Journal (4), pp.28-36.

- Phạm Văn Triệu (2013), “Thăng Long Forbidden Citadel from Lý period (1010-1030) and values of architectural vestiges in Section A (Western area of Forbidden Citadel)”, Archaeology Journal (1st Edition p.a), pp.89-100.

- Phạm Văn Triệu (2014), “Lý dynasty’s architectural monuments in holes B3 (Archaeological relic 18 Hoang Dieu)”, The new discovery of Archaeology 2013, Publishing houses of social science, Hà Nội, pp.248-252.

- Phạm Văn Triệu (2014), “Architectural monuments of Lê dynasty in the Eastern of section A (Archaeological relic 18 Hoang Dieu)”, The new discovery of Archaeology 2013, Publishing houses of social science, Hà Nội, pp.260-262.

- Phạm Văn Triệu (2015), “Stage division and characteristics of Lý dynasty architectural sites D4-D5-D6 (18-Hoàng Diệu)”, Archaeology Journal (3), pp.52-62.

- Phạm văn Triệu (2015), “Architectural layout and Material of the Thăng Long Citadel (11th-14th centuries)”, Perspective on the Archaeology of Vietnam, Bonn, German, pp.333-348.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây