TTLA: Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại (qua một số giới từ)

Thứ ba - 14/06/2016 04:51

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lý Yên Châu (Li Yanzhou)

2. Giới tính: Năm                             

3. Ngày sinh: 11/ 08/ 1982 

4. Nơi sinh: Quảng Tây, Trung Quốc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: “Về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của NCS Lý Yên Châu” (Số 02/QĐ-SĐH, ngày 08/01/2014 của ĐHKHXH&NV – ĐHQG HN). 

7. Tên đề tài luận án: Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại (qua một số giới từ)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu           Mã số: 62.22.01.10                             

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Lan

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án này là một công trình đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam (cũng như ở Trung Quốc) về đề tài nghiên cứu, đối chiếu giới từ ở hai ngôn ngữ Hán – Việt trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách dụng. Chúng tôi đã lần lượt nghiên cứu, khảo sát, đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt về khái niệm, đặc điểm, phân loại. Dựa trên nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đưa ra cách phân loại giới từ tiếng Hán và tiếng Việt của nó từ những khái niệm, đặc điểm ngữ pháp cơ bản nhất, đồng thời phân biệt sự khác nhau của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt với động từ, liên từ trong các hệ thống ngữ pháp từng ngôn ngữ. Ngoài ra, phân biệt sự khác nhau giữa giới từ tiếng Hán với trợ từ cấu trúc, giới từ tiếng Việt với tình thái từ.

Về ngữ nghĩa, trong sự đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, chúng tôi đã phân chia mức độ giống và khác của giới từ tiếng Hán tiếng Việt thành 2 loại: Một loại là cơ bản giống nhau, như: giới từ chỉ không gian, thời gian, như: “在” và “ở”, “从/自” và “từ”, “到” và “đến”, “于” và “vào”; Giới từ chỉ đối tượng, như: “跟, 和, 与” và “với”, vv...một loại là có điểm giống và điểm khác nhau, như: Giới từ chỉ đối tượng, “对, 对于” và “đối với, với”, “给” và “cho”; Giới từ chỉ phương diện, như: “对于, 关于, 就, 至于” và “về, đối với, với”; Giới từ chỉ mục đích, như: “để” của tiếng Việt còn có thể đối dịch là “用” hoặc “让”, vv...

Về cách dụng, chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề sự hiện diện và không hiện diện của giới từ và chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt. Đối với quy luật ẩn hiện của giới từ, chúng tôi tìm ra một số quy luật qua một số lượng lớn các ví dụ, như: những giới từ tiếng Hán và tiếng Việt trong giới ngữ đứng ở đầu câu dễ lược bỏ, giới từ trong giới ngữ đứng ở giữa câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ thì khó lược bỏ được. Những giới từ của tiếng Hán và tiếng Việt chỉ đối tượng, dẫn ra vai tham tố (participant role), những giới từ này thường không thể lược bỏ, v.v....

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả của luận án này có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện về đặc điểm của giới từ tiếng Hán, trước hết là các giới từ điển hình trong mối tương quan với các giới từ tương ứng của tiếng Việt. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đối chiếu giới từ Hán - Việt đầu tiên có tính toàn diện và hệ thống. Luận án làm nổi rõ sự giống và sự khác nhau của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời, cung cấp tài liệu tham khảo cho việc so sánh đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt.

Thứ hai, luận án góp phần vào lí thuyết đối chiếu hai ngôn ngữ cùng loại hình lại có quan hệ mật thiết hình thành trong quá trình tiếp xúc Hán - Việt.  

Thứ ba, thông qua quá trình khảo sát, rút ra những nhân tố chi phối giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt trong khi sử dụng ngôn ngữ (lời nói và văn phạm), ví dụ: sự hiện diện và không hiện diện của giới từ, chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ, v.v...

Cùng với đó, luận án này còn cung cấp tài liệu tham khảo cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

(1) Luận án này chủ yếu là đối chiếu, các giới từ được lựa chọn đều được các học giả công nhận, nhưng còn không ít các học giả có quan điểm không giống nhau về giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, cho nên một số giới từ không được nhắc đến trong phạm vi luận án này ( như từ “hơn” trong tiếng Việt, từ “连” trong tiếng Hán ), vấn đề này vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu.

(2) Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ cùng một loại hình lại có quan hệ mật thiết hình thành trong quá trình tiếp xúc Hán - Việt. Vì vậy, vấn đề ngữ pháp hóa giới từ tiếng Hán và tiếng Việt đáng được chúng ta quan tâm, điều này sẽ có ích cho việc tìm ra quy luật phát triển lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt.

(3) Quy luật hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt là một vấn đề khá phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì vậy vấn đề này vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, đúc kết ra một quy luật chính xác hơn nữa, khoa học hơn nữa.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. 李燕洲 (2011), “越南留学生汉语 ‘是…的’ 句偏误分析”, 语文学刊 (6), 第131 - 133页. (Lý Yên Châu (2011), “Phân tích lỗi sai câu ‘shi…de’ tiếng Hán của lưu học sinh Việt Nam”, Tạp chí Ngữ văn (6), tr.131- 133.

2. 李燕洲 (2011), “浅谈越南留学生汉语语用偏误”, 现代语文 (3), 第138-140页. (Lý Yên Châu (2011), “Thử tìm hiểu lỗi sai dụng học tiếng Hán của lưu học sinh Việt Nam”, Tạp chí Hán ngữ Hiện đại (3), tr.138 -140.

3. Ngô Minh Nguyệt, Lý Yên Châu (2015), “Đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam Đại học ngoại ngữ – ĐHQG HN, tr.304 – 309.

4. Lý Yên Châu (2016), “Đối chiếu sự hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (2), tr.77 - 79.

              

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Li Yanzhou                               2. Sex: Male

3. Date of birth: August 11, 1982                    4. Place of birth: Guangxi, China

5. Admission of decision number: 3202/SĐH, on November 08, 2010, issued by the President of Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: Adjusting subject name of PhD thesis of postgraduate student Ly Yen Chau (Number 02/QĐ-SĐH, on January 08, 2014, issued by University of Social Sciences and Humanities, Ha Noi National University)

7. Official thesis title: The Comparative Study on Prepositions of Modern Chinese and Modern Vietnamese (On the basis of some prepositions)

8. Major: Contrastive Linguistics                     Code: 62.22.01.10

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Dao Thanh Lan

10. Summary of the new findings of the thesis:

This thesis is considered as the first work conducted by researchers in Vietnam (and in China as well) that researchs and compares Chinese prepositions with Vietnamese prepositions in terms of grammar, semantics and pragmatics. We have researched and surveyed the conception, characteristic and classification of Chinese prepositions and Vietnamese prepositions. Based on previous studies, we provide a classification of Chinese prepositions and Vietnamese prepositions from the conception and the most basic grammatical features. We also distinguish the differences between Chinese prepositions and Vietnamese prepositions in terms of verbs and conjunctions in each language’s gramatical system . Additionally, we distinguish the differences between the Chinese prepositions and structural particle, the Vietnamese prepositions and the Modal words as well.

About semantics, in the comparison between the Chinese prepositions and the Vietnamese prepositions, we have divided the similarity and difference degree between them into two categories: the first one is basically consistent, such as time and space prepositions, e.g: "在" and “ở”, “从 / 自” and “từ”, "到" and “đến”, "于" and  “vào”; The object prepositions, e.g: “跟, 和, 与” and  “với”, etc ... The second one is a kind has similarities and differences, such as: The object prepositions, e.g: “对, 对于” and “đối với, với”, "给" and “cho”; The aspects prepositions, as: “对于, 关于, 就, 至于” and “về, đối với, với”; The prepositions of purpose, e.g: “để” in Vietnamese is able to be translated as “用” or “让”, etc ...

About pragmatics, we have studied the mechanism of covert on the prepositions, the markedness function of prepositions for the theme. For the mechanism of covert on the prepositions, we have found out some of the rules through a large number of examples, for instance, some Chinese prepositions and Vietnamese prepositions standing at the beginning of the sentence can be eliminated easily, however, some prepositions standing in the middle of sentence or between the subject and predicate are difficult to be eliminated. The object prepositions leading to participant role are  often impossible to be eliminated, etc ...

11. Practical applicability:

The results of this thesis have the following theoreticaland practical significations:

Firstly, the thesis focuses on research, collates systematically and comprehensively about the characteristics of the Chinese prepositions, first up the typical prepositions in relation to the corresponding Vietnamese prepositions. It can say that this is the first research project collating Chinese prepositions with Vietnamese prepositions, and it is comprehensive and systematic. The thesis highlights the similarities and differences Chinese prepositions and Vietnamese prepositions, at the same time, provides a reference for collating Chinese with Vietnamese.

Secondly, the thesis contributes to the theory comparing two same types of language having intimate relationship formed during Chinese – Vietnamese interactive process.

Thirdly, through the survey process, draw the factors that rule Chinese prepositions and Vietnamese ones in using language (words and grammar), such as: the presence and non-presence of prepositions, marking topics function of the prepositions, etc ..

Along with that, this thesis also provides references for the compilation of Chinese teaching materials for Vietnamese students, as well as Vietnamese teaching materials for Chinese ones.

12. Further research direction:

(1) This thesis mainly focuses on collating, all of the selected prepositions are recognized by scholars, but there are some scholars who still have difference of points of view about the Chinese and Vietnamese preposition, therefore, there are some prepositions which are not mentioned within this thesis (such as the word " hơn " in Vietnamese, the word "连" in Chinese), this issue still needs studying.

(2) Chinese and Vietnamese are two same types of languages having intimate relationship formed during Chinese – Vietnamese interactive process. Therefore, the matter of grammaticalization of Chinese and Vietnamese is well worth considering, this will be useful for for finding the developmental historical laws of Chinese and Vietnamese.

(3) The law of presence and non-presence of Chinese and Vietnamese prepositions is a rather complex issue, influenced by many factors, so this issue still needs further studying, summarizing into a more precise and more scientific law.

13. Thesis-related publications:

1. Li Yanzhou (2011), “An Error Analysis of Chinese sentence ‘shi…de’ in Vietnamese student”, Journal of Language and Literature Studies (6), pp. 131- 133.

2. Li Yanzhou (2011) “An Error Analysis of Chinese pragmatic in Oversea Vietnamese student”, Modern Chinese (3), pp. 138 -140.

3. Ngo Minh Nguyet, Ly Yen Chau (2015), “Comparing the distribution of Chinese preposition with Vietnamese preposition”, International Conference on Linguisitcs Training and Research Chinese in Viet Nam, November, pp. 304 - 309.

4. Ly Yen Chau (2016), “International Conference on Linguisitcs Training and Research”, Language and life (2), pp. 77 -79.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây