1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hoàng Long Biên 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 04/03/1983 4. Nơi sinh: Phú Thọ
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; văn bản gia hạn số 5109/QĐ-XHNV ngày 04/12/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, thời hạn 12 tháng từ 31/11/2023 đến ngày 31/11/2024.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài luận án từ “So sánh ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt dựa trên thuyết đánh giá” thành “So sánh ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt” theo quyết định số 3490/QĐ-XHNV ngày 12 tháng 09 năm 2023 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
Điều chỉnh tên đề tài luận án từ “So sánh ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt” thành “Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt” theo quyết định số 1222/QĐ-XHNV ngày 06 tháng 03 năm 2024 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.
7. Tên đề tài luận án: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu 9. Mã số: 9229020.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lâm Quang Đông
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đặt ra 3 mục đích cơ bản: a) phân tích các đặc điểm ngôn ngữ thể hiện vai trò người mẹ trong các bài viết blog tiếng Anh và tiếng Việt (bao gồm giá trị kinh nghiệm của từ vựng, giá trị biểu cảm của từ vựng, và việc sử dụng biện pháp ẩn dụ) trong các bài viết blog bằng tiếng Anh và tiếng Việt; b) nghiên cứu đối chiếu sự tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong hai khối liệu blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, chúng tôi tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm ngôn ngữ và việc thể hiện quan điểm, tư tưởng của người mẹ trong hai nền văn hóa Mỹ và Việt Nam (theo đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán).
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các đặc điểm ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các bài viết blog bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Cụ thể, chúng tôi phân tích giá trị kinh nghiệm của từ vựng, giá trị quan hệ của từ vựng, giá trị biểu cảm của từ vựng và các biện pháp ẩn dụ được sử dụng trong 1000 bài viết trong hai khối liệu.
11.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán
- Phương pháp đối chiếu
- Phương pháp miêu tả
- Thủ pháp thống kê
11.3. Các kết quả chính và kết luận
Kết quả phân tích đặc điểm từ vựng trong hai khối liệu cho thấy rất nhiều điểm tương đồng và một số ít sự khác biệt. Về giá trị kinh nghiệm của từ vựng, các bà mẹ Mỹ và Việt Nam đều sử dụng trường từ vựng rất đa dạng và phong phú trong từng chủ đề. Tuy nhiên, trường từ vựng trong các chủ đề blog làm mẹ tiếng Anh chủ yếu là các từ/cụm từ đồng nghĩa, trong khi trường từ vựng trong các chủ đề blog làm mẹ tiếng Việt có cả các từ/cụm từ đồng nghĩa và sự lặp lại từ vựng.
Liên quan tới giá trị quan hệ của từ vựng, các bài viết blog tiếng Anh và tiếng Việt đều thể hiện văn phong ít trang trọng (thông qua việc sử dụng các từ ngữ thông tục, biến thể ngôn ngữ, sử dụng uyển ngữ). Sự khác biệt trong giá trị quan hệ của từ vựng đó là: trong khối liệu tiếng Việt còn xuất hiện hiện tượng chêm xen tiếng nước ngoài (tiếng Anh), trong khi đó hiện tượng chêm xen không xuất hiện trong khối liệu tiếng Anh. Trong khối liệu tiếng Anh, ngôn ngữ ít trang trọng còn được thể hiện thông qua việc sử dụng các ngôn ngữ thông tục (mang đặc trưng văn bản nói) trong các bài viết, và việc sử dụng động từ nhiều hơn danh từ trong việc miêu tả các vai trò tương tác của người mẹ với con cái (tính danh hóa thấp).
Giá trị biểu cảm của từ vựng trong cả hai khối liệu đều được thể hiện thông qua việc sử dụng ngôn ngữ đánh giá thuộc phạm trù Thái độ liên quan tới vai trò người mẹ (bao gồm ngôn ngữ đánh giá Cảm xúc, ngôn ngữ Phán xét hành vi và ngôn ngữ Thẩm giá). Cả hai khối liệu đều có tần suất ngôn ngữ đánh giá tích cực nhiều hơn ngôn ngữ đánh giá tiêu cực. Tần suất của nguồn lực đánh giá của các tiểu mục trong khối liệu tiếng Anh đều lớn hơn trong khối liệu tiếng Việt (trừ tiểu mục Đánh giá Hành vi). Trong khối liệu tiếng Anh, tần xuất xuất hiện của ngôn ngữ Thẩm giá lớn hơn ngôn ngữ Phán xét hành vi, khi ngôn ngữ Phán xét hành vi có tỉ lệ cao hơn ngôn ngữ Thẩm giá trong khối liệu tiếng Việt.
Liên quan tới việc sử dụng biện pháp ẩn dụ, các ẩn dụ ý niệm (LÀM MẸ LÀ MỘT HÀNH TRÌNH, và ẩn dụ ý niệm “trái tim”) được sử dụng nhiều trong cả hai khối liệu, góp phần thể hiện sâu sắc những trạng thái cảm xúc (tích cực và tiêu cực) của người mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tần suất của ẩn dụ LÀM MẸ LÀ MỘT HÀNH TRÌNH trong khối liệu tiếng Anh lớn hơn trong khối liệu tiếng Việt, trong khi đó ẩn dụ ý niệm “trái tim” trong khối liệu tiếng Việ có tần suất lớn hơn trong khối liệu tiếng Anh. Cụ thể, trong ẩn dụ ý niệm “trái tim”, tần suất ẩn dụ TRÁI TIM LÀ MỘT VẬT THỂ trong khối liệu tiếng Anh lớn hơn trong khối liệu tiếng Việt, trong khi tần suất ẩn dụ TRÁI TIM LÀ VẬT CHỨA CẢM XÚC trong khối liệu tiếng Việt lớn hơn trong khối liệu tiếng Anh.
- Đóng góp mới của luận án:
Về mặt lý luận
Hiện nay tại Việt Nam hầu như chưa có nghiên cứu liên quan tới blog làm mẹ, vì vậy đây có thể coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này. Luận án này trình bày cơ sở lý thuyết liên quan tới phương pháp phân tích diễn ngôn phê phán, phân tích khối liệu, ngữ pháp chức năng hệ thống; tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới phân tích diễn ngôn phê phán, phân tích diễn ngôn dựa trên khối liệu, thuyết đánh giá. Vì vậy, luận án góp phần làm phong phú thêm về mặt lý thuyết liên quan tới các chủ đề kể trên. Ngoài ra, việc áp dụng phân tích khối liệu và phân tích diễn ngôn phê phán vào phân tích blog làm mẹ là một hướng nghiên cứu mới mẻ tại Việt Nam, nên luận án này sẽ góp phần gợi mở những hướng nghiên cứu mới (cho tác giả, và cho các người nghiên cứu khác) trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện luận án này, chúng tôi tự xây dựng hai khối liệu blog làm mẹ bằng tiếng Anh và tiếng Việt, với tổng số 1000 bài viết. Việc xây dựng khối liệu với số lượng lớn, cộng với việc sử dụng công cụ phân tích dữ liệu định lượng Sketch Engine giúp phân tích được số lượng dữ liệu rất lớn, nâng cao tính đại diện cho dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, hai khối liệu này sẽ là dữ liệu rất quan trọng cho những nghiên cứu ngôn ngữ và xã hội học trong tương lai về blog làm mẹ, một chủ đề còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu liên quan tới các đặc điểm từ vựng thể hiện vai trò người mẹ sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho người dạy và học ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt). Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu liên quan tới ngôn ngữ thể hiện vai trò người mẹ trong các blog làm mẹ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa, xã hội học, hoặc nghiên cứu về vai trò giới, v.v.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
Luận án đưa ra một số gợi ý cho các hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
- Thứ nhất, tác giả sẽ mở rộng độ lớn của hai khối liệu, tăng số lượng bài viết, số lượng blog và thời gian đăng của các bài blog.
- Thứ hai, nghiên cứu này mới bước đầu khai thác các đặc điểm từ vựng liên quan tới vai trò người mẹ trong các bài viết blog dựa trên một số công cụ cơ bản của ngôn ngữ học khối liệu. Để có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm ngôn ngữ miêu tả vai trò của người mẹ, các nghiên cứu tương lai có thể mở rộng sang các đặc điểm ngữ pháp, cấu trúc liên kết trong diễn ngôn.
- Thứ ba, nghiên cứu ngôn ngữ trong các blog mẹ là một lĩnh vực nghiên cứu phong phú và đang phát triển, giao thoa với nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm xã hội học, nghiên cứu về giới, nghiên cứu truyền thông và tâm lý học. Các nghiên cứu liên ngành trong tương lai sẽ có thể khai thác một số khía cạnh như sau: a) nghiên cứu cách các bà mẹ sử dụng ngôn ngữ để xây dựng bản sắc cá nhân và bản sắc người mẹ trong các blog mẹ; b) nghiên cứu sự tương tác về ngôn ngữ giữa các bà mẹ viết blog và độc giả của họ; c) nghiên cứu sự thay đổi về các chủ đề của blog làm mẹ theo thời gian, xem liệu những sự thay đổi này có phản ánh sự thay đổi quan điểm xã hội về việc làm mẹ hay không; d) đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ thể hiện vai trò người mẹ trong các blog mẹ với các hình thức truyền thông khác (chẳng hạn như báo chí, tạp chí, truyền hình).
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1. Pham Hoang Long Bien (2023), “Intensive mothering in Vietnamese mommy blogs: A thematic analysis”, International Graduate Research Symposium, ULIS -VNU, ISBN 978-604-384-167-1, pp.196-210.
2. Pham Hoang Long Bien (2023), “Linguistic depiction of mother’s roles as children’s playmate in English and Vietnamese mommy blogs: a comparative study”, International Conference on Interdisciplinary Research in Linguistics and Language Education, University of Foreign Languages, Hue University, ISBN: 978-604-489-031-9, pp.77-85.
3. Pham Hoang Long Bien (2023), “Depiction of motherhood in American mommy blogs: An analysis of evaluative language of attitude category in the light of Appraisal Theory”, International Conference of Teaching English for specific purpose: perspective, policies and practices, ULIS, VNU, ISBN: 978-604-369-478-9, pp.365-372.
4. Pham Hoang Long Bien (2023), “Thematic analysis of American mommy blogs”, International Conference of Teaching English for specific purpose: perspective, policies and practices, ULIS, VNU, ISBN: 978-604-369-478-9, pp.373-383.
5. Phạm Hoàng Long Biên (2024), “Phân tích đặc điểm của từ vựng thể hiện vai trò người mẹ trong các blog làm mẹ bằng tiếng Anh theo đường hướng lí thuyết phân tích diễn ngôn phê phán”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (3), tr.106-119.
6. Pham Hoang Long Bien (2024), ““Conceptual “heart” metaphors in American mommy blogs”, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài (VNU Journal of Foreign Studies) Vol. 40 (3), ISSN: 2525-2445, pp.35-47.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Pham Hoang Long Bien 2. Sex: Female
3. Date of birth: 04/03/1983 4. Place of birth: Phu Tho
5. Admission decision number 2775/2020/QĐ-XHNV dated 31/12/2020 by University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi; extension document number 5109/QD-XHNV dated December 4, 2023 by the University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi, for a period of 12 months from November 31, 2023 to November 31, 2024.
6. Changes in academic process:
Change in thesis title from “Comparing the linguistic depiction of mother’s roles in English and Vietnamese mommy blogs in light of Appraisal theory” to “Comparing the linguistic depiction of mother’s roles in English and Vietnamese mommy blogs” according to Decision No. 3490/QD-XHNV dated September 12, 2023 of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
Change in thesis title from “Comparing the linguistic depiction of mother’s roles in English and Vietnamese mommy blogs” to “Linguistic depiction of motherhood in English and Vietnamese mommy blogs: a contrastive discourse analysis.” according to Decision No. 1222/QD-XHNV dated March 6, 2024 of the University of Social Sciences and Humanities, VNU Hanoi.
7. Official thesis title: Linguistic depiction of motherhood in English and Vietnamese mommy blogs: a contrastive discourse analysis
8. Major: Contrastive - comparative Linguistics 9. Code: 9229020.03
10. Supervisors: 1. Assoc. Prof. PhD. Lam Quang Dong
11. Summary of the new findings of the thesis:
- Research objectives:
The study aims to a) to analyze the linguistic features that express the role of the mother in
English and Vietnamese blog posts (including the experiential value of vocabulary, the
expressive value of vocabulary, and the use of metaphors) in English and Vietnamese blog
posts; b) to contrast the linguistic depiction of mothers’ roles in English and Vietnamese mommy blogs. From there, the authors analyze the relationship between linguistic features and the mothers’ ideology in American and Vietnames societies (in light of critical discourse analysis).
- Research object:
The research object of this thesis is the linguistic features that express the role of the mothers in English and Vietnamese blog posts. Specifically, we analyze the experiential value of vocabulary, the relational value of vocabulary, the expressive value of vocabulary, and the metaphors used in 1000 articles in two corpora.
11.2. Research methods
The thesis employs the following main research methods:
- Contrastive analysis method
- Critical Discourse Analysiss
- Descriptive method
- Descriptive statistics technique
11.3. Major results and conclusion
The analysis of the lexical features in the two corpora show many similarities and a few differences. Regarding the experiential value of vocabulary, American and Vietnamese mothers both use a very diverse lexical field in each topic. However, the lexical field in English mommy blog topics is mainly constructed by synonymy, while the lexical field in Vietnamese motherhood blog topics includes both synonymy and antonymy.
Regarding the relational value of vocabulary, both English and Vietnamese blog posts show a less formal writing style (through colloquialisms, linguistic variations, and euphemisms). The difference in the relational value of vocabulary is that: in the Vietnamese corpora, there is also the phenomenon of code-mixing (English), while this does not appear in the English corpora. In the English corpus, less formal language is also demonstrated through the use of colloquial language, and the use of verbs rather than nouns in describing the mother's interactive roles with her children (low level of nominalization).
The expressive value of vocabulary in both corpora is demonstrated through evaluative language in the Attitude category (including Affect, Judgment and Appreciation). Both corpora have a higher frequency of positive evaluative language than negative one. The frequency of evaluative resources of the sub-items in the English corpus is greater than that in the Vietnamese corpus (except for the Judgment language). In the English corpus, the frequency of Appreciation language is greater than that of Judgment language, while Judgment language has a higher rate than that of Appreciation in the Vietnamese corpus.
Regarding the use of metaphors, conceptual metaphors MOTHERHOOD IS A JOURNEY, and the conceptual “heart” metaphors are used extensively in both corpora, expressing the mother’s emotional states (positive and negative). The frequency of the metaphor MOTHERHOOD IS A JOURNEY is greater in the English corpora than in the Vietnamese corpora, while the conceptual metaphor “heart” is greater in the Vietnamese corpora than in the English corpora. Specifically, in the conceptual metaphor “heart”, the frequency of the metaphor HEART IS AN OBJECT is greater in the English corpora than in the Vietnamese corpora, while the frequency of the metaphor HEART IS A CONTAINER OF EMOTIONS is greater in the Vietnamese corpora than in the English one.
- Thesis’s major contributions:
Theoretical contributions:
Currently, there is almost no research related to mommy blogs in Vietnam, so this can be considered one of the first studies on this topic. This study provides the literature review related to critical discourse analysis, corpus-based discourse analysis, systemic functional grammar; reviews studies related to critical discourse analysis, corpus-based discourse analysis, and Appraisal theory. Therefore, the thesis contributes to enriching the theoretical aspects related to the above topics. In addition, the application of corpus analysis and critical discourse analysis to the analysis of mommy blogs is a new research direction in Vietnam, so this thesis may suggest new research directions (for other researchers) in the future.
Two corpora of mommy blogs in English and Vietnamese, with a total of 1000 articles are built in this study. This, combined with the use of the quantitative data analysis tool Sketch Engine, helps to analyze a very large amount of data, improving the
representativeness of the research data. In addition, these two corpora will be valuable resources for future linguistic and sociological studies on mommy blogs, a topic that has not been properly studied in Vietnam.
Practical contributions:
The research results related to the lexical features expressing the role of mothers will be a useful reference for language teachers and learners (English and Vietnamese). In addition, the research results related to the language expressing the role of mothers in mommy blogs are valuable resources for researchers in linguistics and sociology, etc.
12. Further research directions:
- First, the corpora for future studies include the larger number of articles, higher number of blogs to increase representativeness.
- Second, to have a more general view of the linguistic features depicting the role of mothers, future studies can investigate grammatical features and the linking structure in the discourse.
- Third, future interdisciplinary research about mommy blogs might explore: a) how mothers use language to construct their personal and maternal identities in mom blogs; b) the linguistic interactions between mom blogging mothers and their readers; c) changes in the topics of mommy blogs over time, whether these changes reflect changing social attitudes toward motherhood; d) the linguistic representations of mothers in media (e.g., newspapers, magazines, television).
13. Thesis-related publications:
1. Phạm Hoàng Long Biên (2023), “Intensive mothering in Vietnamese mommy blogs: A thematic analysis”, International Graduate Research Symposium, ULIS -VNU, ISBN 978-604-384-167-1, pp.196-210.
2. Phạm Hoàng Long Biên (2023), “Linguistic depiction of mother’s roles as children’s playmate in English and Vietnamese mommy blogs: a comparative study”, International Conference on Interdisciplinary Research in Linguistics and Language Education, ĐH Ngoại ngữ, Đại học Huế, ISBN: 978-604-489-031-9, pp.77-85.
3. Phạm Hoàng Long Biên (2023), “Depiction of motherhood in American mommy blogs: An analysis of evaluative language of attitude category in the light of Appraisal Theory”, Teaching English for specific purpose: perspective, policies and practices, University of Foreign Languages and International Studies, VNU, ISBN: 978-604-369-478-9, pp.365-372.
5. Phạm Hoàng Long Biên (2023), “Thematic analysis of American mommy blogs”, Teaching English for specific purpose: perspective, policies and practices, University of Foreign Languages and International Studies, VNU, ISBN: 978-604-369-478-9, pp.373-383.
5. Phạm Hoàng Long Biên (2024), “An analysis of lexical resources that depict motherhood in American mommy blogs in light of critical discourse analysis”, Language and Life, 3(351), pp.106-119.
6. Pham Hoang Long Bien (2023), ““Conceptual “heart” metaphors in American mommy blogs”, VNU Journal of Foreign Studies, 40(3), ISSN: 2525-2445, pp.35-47.