TTLA: Định tố phi hạn định của danh ngữ trong diễn ngôn chính trị - Nghiên cứu đối chiếu Anh – Việt

Thứ tư - 09/10/2024 03:21
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Viết Thiên Tư                 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 16/10/1981                                                               4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn từ 01/01/2020 đến 31/12/2021; Quyết định về việc buộc thôi học và trả nghiên cứu sinh về địa phương /cơ quan công tác, số 84/QDD-XHNV-ĐT ngày 12/01/2022 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn; Quyết định về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh, số 4712/QĐ-XHNV ngày 23 tháng 11 năm 2023 Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
7. Tên đề tài luận án: Định tố phi hạn định của danh ngữ trong diễn ngôn chính trị - Nghiên cứu đối chiếu Anh – Việt
8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu                 9. Mã số: 62 22 02 41
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Xác lập khái niệm công cụ về “định tố phi hạn định” (ĐTPHĐ) trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt: “Định tố phi hạn định trong danh ngữ là thành phần phụ cung cấp thông tin thêm cho danh từ trung tâm đã được xác định.”
- Phân tích và làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu trúc của ĐTPHĐ trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt và xây dựng một phân loại chung về 5 kiểu loại ĐTPHĐ  trong danh ngữ gồm: (1) Định tố tính từ phi hạn định; (2) Định tố động từ phi hạn định; (3) Định tố giới từ phi hạn định; (4) Định tố danh từ phi hạn định; và (5) Định tố mệnh đề phi hạn định.
- Phân tích và chứng minh các định tố phi hạn định sử dụng trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt đều gắn với chiến lược giao tiếp liên nhân nhất định của người phát ngôn. Chúng trở thành một thể loại dụng tố đóng vai trò là phương tiện để các chính trị gia hiện thực hóa những ý nghĩa liên nhân khác nhau trong diễn ngôn. Các chiến lược giao tiếp liên nhân này được khái quát hóa và phân loại thành bốn  chức năng chính, đó là: (1) bộc lộ tình thái; (2) biểu đạt quan điểm tư tưởng;(3) thiết lập, duy trì kết nối với người nghe; và (4) kêu gọi tình cảm, thái độ ở người nghe. Đồng thời chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt trong chiến lược giao tiếp liên nhân của các chính trị gia thông qua phương tiện là các định tố phi hạn định.
- Đề xuất một khung mô hình phân tích chức năng liên nhân áp dụng đối với định tố phi hạn định trong diễn ngôn chính trị, trong đó thể hiện rõ ý nghĩa chức năng và chiều tương tác trong giao tiếp liên nhân mà định tố phi hạn định đảm nhiệm. Áp dụng mô hình trong phân tích vai trò của định tố phi hạn định trong một chỉnh thể diễn ngôn hoàn chỉnh cho thấy các ĐTPHĐ luôn được các chính trị gia sử dụng trong chiến lược giao tiếp liên nhân thống nhất và xuyên suốt trong diễn ngôn gắn với mục đích giao tiếp chính trị tổng thể và nhất quán của diễn ngôn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần giúp cho những người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về thành phần định tố phi hạn định trong danh ngữ và chức năng liên nhân của thành tố này trong diễn ngôn với văn cảnh là các diễn văn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những người mà công việc cần phải phân tích nhằm hiểu rõ nội dung, ý nghĩa các văn bản diễn văn chính trị nói riêng, diễn ngôn chính trị nói chung và những người làm công tác biên – phiên dịch tiếng Anh trong lĩnh vực chính trị.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu trên các tiểu loại khác ngoài diễn văn chính trị của diễn ngôn chính trị, với sự tương tác giao tiếp mang tính hai chiều (người phát ngôn với người tiếp ngôn và ngược lại) nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về vai trò liên nhân của ĐTPHĐ trong diễn ngôn chính trị.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1. Nguyễn Viết Thiên Tư (2021), “Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ trong các diễn văn chính trị tiếng Anh qua nhãn quan của người Việt – văn hóa Việt”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI “Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển bền vững”, tr. 381. ISBN: 978-604-30-8665-2.
2. Nguyễn Viết Thiên Tư (2021), “Vai trò của mệnh đề quan hệ phi hạn định trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và Giảng dạy Ngoại ngữ, Bản ngữ và Quốc tế học trong thời kỳ hội nhập, tr.48-53. ISBN: 978-604-84-6672-5
3. Nguyễn Viết Thiên Tư (2022), “Functions of appositions as non-defining modifiers in political speeches”, The first international conference on the issues of Social Sciences and Humanities, tr. 1295-1305. ISBN: 978-604-9990-98-4.
4. Nguyễn Viết Thiên Tư (2022), “Non-defining modifiers as a means of modeling interpersonal relations in political speeches”, 2022 International Graduate Research Symposium, tr. 371-378. ISBN: 978-604-384-831-1.
 
 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS


1. Full name: Nguyen Viet Thien Tu                                             2. Sex: Female
3. Date of birth: 16/10/1981                                                           4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 4618/2016/QĐ-XHNV, dated  December 29, 2016 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities.
6. Changes in academic process: Extension from 01/01/2020 to 31/12/2021; Decision on expulsion and return of the doctoral candidate to the local authority/working agency, No. 84/QDD-XHNV-ĐT dated January 12, 2022 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities; Decision on modifying the doctoral thesis title, No. 4712/QĐ-XHNV dated November 23, 2023 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities.
7. Official thesis title: Non-defining modifier of noun phrase in political discourse – English-  Vietnamese contrastive study
8. Major: Contrastive – Comparative Linguistics                        9. Code: 62 22 02 41
10. Supervisor: Assoc. Prof. Dr. Ngo Huu Hoang
11. Summary of the new findings of the thesis:
- The thesis has established the conceptual framework for "non-defining modifiers" (NDMs) in English and Vietnamese noun phrases: "Non-defining modifier in noun phrase is a supplementary component that provides additional information on an already definite head noun.”
- The thesis has analyzed and elucidated the similarities and differences in the structural and grammatical features of the linguistic elements serving as NDMs in English and Vietnamese noun phrases. Additionally, the thesis has constructed a general classification of 5 types of NDMs in noun phrases, including: (1) Non-defining Adjective Modifiers; (2) Non-defining Verb Modifiers; (3) Non-defining Prepositional Modifiers; (4) Non-defining Noun Modifiers; and (5) Non-defining Clause Modifiers.
- The thesis has analyzed and demonstrated that NDMs used in political discourses are associated with specific interpersonal strategies employed by the speakers. They form a kind of pragmatic elements that serves as a means for politicians to convey various interpersonal meanings in discourse. These interpersonal strategies are generalized and classified into four main domains, which are: (1) expressing emotional stance; (2) conveying ideological perspectives; (3) establishing and maintaining connections with the audience; and (4) eliciting emotions and attitudes in the listeners. The thesis also analyzed and highlighted the similarities and differences in the interpersonal communication strategies through NDMs in political discourses.
- The thesis has proposed a functional analysis framework applicable to NDMs in political discourse. This framework clearly illustrates the functional significance and interactive dimensions of interpersonal roles fulfilled by NDMs. The application of the framework in analyzing the role of NDMs within a complete discourse shows that NDMs are consistently used by politicians in their unified and coherent interpersonal communication strategy. This strategy is embedded in the discourse and aligns with the overall and consistent political communication objectives of the discourse.
12. Practical applicability: The research findings of the thesis can contribute to helping linguistics researchers gain a deeper understanding of NDMS within noun phrases and the interpersonal function of this element in English and Vietnamese political speeches. At the same time, the research findings of the thesis can also serve as reference material for those whose work requires analyzing political speeches in particular and political discourse in general to better understand the content and meaning of these texts, as well as for those involved in English translation and interpretation in the political field.
13. Further research directions: Research on other subtypes of political discourse, beyond political speeches, with two-way communicative interaction (between the speaker and the audience and vice versa), aims to provide a more comprehensive view of the interpersonal role of NDMS in political discourse.
14. Thesis – related publications:
1. Nguyen Viet Thien Tu (2021), “Understanding linguistic features in English political speeches through Vietnamese cultural perspective”, The 6th International Conference on Vietnamese Studies “Viet Nam’s Active Integration and Sustainable Development”, pp. 381. ISBN: 978-604-30-8665-2.
2. Nguyen Viet Thien Tu (2021), “Functions of Nonrestrictive Relative Clauses in English Political Speeches”, National Conference “Research and Teaching of Foreign Languages, Vietnamese and International Studies in Integration Context”, pp.48-53. ISBN: 978-604-84-6672-5
3. Nguyen Viet Thien Tu (2022), “Functions of appositions as non-defining modifiers in political speeches”, The first international conference on the issues of Social Sciences and Humanities, pp. 1295-1305. ISBN: 978-604-9990-98-4.
4. Nguyen Viet Thien Tu (2022), “Non-defining modifiers as a means of modeling interpersonal relations in political speeches”, 2022 International Graduate Research Symposium, pp. 371-378. ISBN: 978-604-384-831-1.
 

Tác giả: Phòng Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây