TTLA: DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH DA - GIÀY VIỆT NAM
USSH Media
2024-06-17T23:16:06-04:00
2024-06-17T23:16:06-04:00
https://ussh.vnu.edu.vn/vi/dao-tao/luan-an/ttla-du-bao-xu-huong-phat-trien-cong-nghe-cua-nganh-da-giay-viet-nam-22537.html
/themes/ussh_v2/images/no_image.gif
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN
https://ussh.vnu.edu.vn/uploads/ussh/logo.png
Thứ hai - 17/06/2024 23:14
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Trần Vũ Anh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 22/7/1975
4. Nơi sinh: Ninh Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: gia hạn thời gian đào tạo từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022; trả về cơ quan công tác từ tháng 1/2023.
7. Tên đề tài luận án: DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA NGÀNH DA - GIÀY VIỆT NAM
8. Chuyên ngành: Quản lý Khoa học & Công nghệ. 9. Mã số: 9340412.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Thành Nam; TS. Phạm Quang Trí.
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án sử dụng phương pháp nhìn trước công nghệ - Technology foresight đưa ra các kịch bản phát triển công nghệ da - giày của Việt Nam đến năm 2035. Cũng như các khuyến nghị về chiến lược, chính sách phát triển ngành da - giày. Mặc dù phương pháp nhìn trước đã được áp dụng rộng rãi nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực da - giày thì đây là công trình nghiên cứu mới nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tính mới lý thuyết:
- Mặc dù phương pháp “nhìn trước” (foresight) đã được áp dụng rộng rãi nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, hàng không vũ trụ, thủy sản,… Tuy nhiên trong lĩnh vực da - giày thì đây là công trình nghiên cứu mới nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
- Luận án sử dụng phương pháp/ kỹ thuật nhìn trước công nghệ (Technology foresight) đưa ra xu hướng phát triển công nghệ của ngành da - giày Việt Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển công nghệ của ngành da - giày Việt Nam.
- Xác định các công nghệ dẫn dắt/ quan trọng và kịch bản cho xu hướng phát triển công nghệ của ngành da - giày Việt Nam đến năm 2035.
Tính mới về thực tiễn:
- Xác định xu hướng phát triển công nghệ, các công nghệ dẫn dắt/ quan trọng và kịch bản của ngành da - giày Việt Nam đến năm 2035
- Đề xuất chiến lược, khuyến nghị chính sách phát triển công nghệ của ngành da - giày Việt Nam đến năm 2035.
- Đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp trong ngành da - giày Việt Nam. Giải pháp phát triển thị trường, giải pháp công nghệ sản xuất xanh, bền vững phù hợp với xu hướng nền kinh tế tuần hoàn.
- Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp tiến tới sản xuất thông minh và nhà máy thông minh trong bối cảnh Công nghiệp 4.0.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể:
- Dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu về dự báo xu hướng phát triển công nghệ của ngành da - giày Việt Nam nói riêng cũng như dự báo công nghệ nói chung.
- Các khuyến nghị về chiến lược, chính sách phát triển ngành da - giày: Giúp các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan nhà nước quản lý hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực của quốc gia; Giúp các doanh nghiệp nắm bắt được các công nghệ dẫn dắt/ quan trọng, để đưa ra quyết định tự đầu tư phát triển công nghệ hay chuyển giao, ứng dụng công nghệ; qua đó, phòng tránh các rủi ro, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: triển khai phương pháp nghiên cứu của luận án để dự báo xu hướng phát triển công nghệ ở quy mô lớn, quy mô quốc gia; từ đó có kết quả dự báo và khuyến nghị chính sách, chiến lược cụ thể về phát triển công nghệ cho ngành da - giày Việt Nam; hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong phát triển và đầu tư hiệu quả phù hợp với xu hướng của thế giới.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1]. Le Tran Vu Anh, Bui Mai Trinh (2021), “The impact of innovation and emerging technologies on design education: a study on the footwear sector”, ICERI2021 Proceedings, 8th-9th November 2021, pp. 8824-8830. DOI: 10.21125/iceri.2021.2035.
[2]. Le Tran Vu Anh, Bui Thanh Nam (2023), “Technology Foresight of Vietnam’s leather and footwear industry with STEEPL analysis approach”, Universum: Social sciences Vol. 7(98), pp. 17- 23. DOI: 10.32743/UniSoc.2023.98.7.15814
[3]. Le Tran Vu Anh, Bui Van Huan, Nguyen Chi Thanh, Trinh Bui (2024), “Challenges and opportunities for sustainable development of leather sector in Vietnam”, Monograph on “Emerging Trends in Leather Science & Technology” Chapter 14, Springer Nature Singapore. DOI: 10.1007/978-981-99-9754-1. To be published in 2024.
[4]. Lê Trần Vũ Anh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Phú Dũng, Bùi Thành Nam, Bùi Mai Trinh (2023), “Xu hướng phát triển bền vững ngành da - giày Việt Nam”, Ấn phẩm KH&CN của Tạp chí Công Thương (50), tr. 61-65.
[5]. Lê Trần Vũ Anh (2018), “Ứng dụng phần mềm thiết kế giày 3D trong thiết kế chế tạo giày”, Ấn phẩm KH&CN của Tạp chí Công Thương (35), tr. 44-47.
1. Full name: Le Tran Vu Anh
2. Sex: Male
3. Date of birth: July 22, 1975
4. Place of birth: Ninh Binh province
5. Admission decision number: 4618/2016/QĐ-XHNV dated December 29, 2016 by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities - Hanoi National University.
6. Changes in academic process: Extend the training period from January 2020 to December 2022; Return to the work unit from January 2023.
7. Official thesis title: TECHNOLOGY FORESIGHT IN THE TECHNOLOGY DEVELOPMENT TREND OF VIETNAM'S LEATHER AND FOOTWEAR INDUSTRY
8. Major: Science and Technology Management.
9. Code: 9340412.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Bui Thanh Nam; PhD. Pham Quang Tri.
11. Summary of the new findings of the thesis:
The thesis uses the technology foresight method to propose scenarios for the development of Vietnam's leather and footwear technology until 2035. As well as recommendations on strategies and policies for the development of the leather and footwear industry. Although the foresight method has been widely applied in many other fields. However, in the leather and footwear field, this is the latest research work in Vietnam as well as in the world.
Theoretical novelty:
- Although the "foresight" method has been widely applied in research in many fields such as agriculture, aerospace, aquaculture, etc. However, in the leather - footwear field, this is the latest research project in Vietnam as well as in the world.
- The thesis uses the technology foresight method/technique to present the technology development trend of the Vietnamese leather - footwear industry.
- Analyze the factors affecting the technology development trend of the Vietnamese leather - footwear industry.
- Identify leading/important technologies and scenarios for the technology development trend of the Vietnamese leather and footwear industry to 2035.
Practical novelty:
- Identify technology development trends, leading/important technologies and scenarios for the Vietnamese leather and footwear industry to 2035
- Propose strategies and recommend policies for technology development of the Vietnamese leather and footwear industry to 2035.
- Propose solutions for businesses in the Vietnamese leather and footwear industry. Market development solutions, green and sustainable production technology solutions in line with the circular economy trend.
- Propose solutions for businesses to move towards smart manufacturing and smart factories in the context of Industry 4.0.
12. Practical applicability, if any
The research results of the thesis can be:
- Used as a reference document in teaching and researching on forecasting technology development trends of the Vietnamese leather and footwear industry in particular, as well as technology forecasting in Vietnam.
- Recommendations on strategies and policies for developing the leather and footwear industry: Help policy makers and state agencies manage effectively, avoid wasting national resources; Help businesses grasp leading/important technologies, so that businesses can make decisions to invest in technology development and transfer and apply technologies; thereby, avoiding risks and increasing competitive advantages in the international market.
13. Futher research direction, if any: Deploy the research method of the thesis to technology foresight on a large scale, national scale; from there, we have the results of technology foresight and recommend specific policies and strategies on technology development for the Vietnamese leather and footwear industry; support state management agencies, enterprises and organizations and individuals in developing and investing effectively in line with world trends.
14. Thesis-related publication:
[1]. Le Tran Vu Anh, Bui Mai Trinh (2021), “The impact of innovation and emerging technologies on design education: a study on the footwear sector”, ICERI2021 Proceedings, 8th-9th November 2021, pp. 8824-8830. DOI: 10.21125/iceri.2021.2035.
[2]. Le Tran Vu Anh, Bui Thanh Nam (2023), “Technology Foresight of Vietnam’s leather and footwear industry with STEEPL analysis approach”, Universum: Social sciences Vol. 7(98), pp. 17-23. DOI: 10.32743/UniSoc.2023.98.7.15814
[3]. Le Tran Vu Anh, Bui Van Huan, Nguyen Chi Thanh, Trinh Bui (2024), “Challenges and opportunities for sustainable development of leather sector in Vietnam”, Monograph on “Emerging Trends in Leather Science & Technology” Chapter 14, Springer Nature Singapore. DOI: 10.1007/978-981-99-9754-1. To be published in August 2024.
[4]. Le Tran Vu Anh, Nguyen Chi Thanh, Phạm Phu Dzung, Bui Thanh Nam, Bui Mai Trinh (2023), “Sustainable development trends of Vietnam's leather and footwear industry”, Science and Technology publication of Industry and Trade Magazine (50), pp. 61-65.
[5]. Le Tran Vu Anh (2018), “Application of 3D shoe design software in shoe design and manufacturing”, Science and Technology publication of Industry and Trade Magazine (35), pp. 44-47.