TTLA: Hội nhập vào cộng đồng tôn giáo tại Hà Nội của người Công giáo di cư

Thứ năm - 20/06/2024 21:49
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Ngọc Anh     2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 09 /06 /1980                4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 2775/2020/QĐ-XHNV ngày 31/12/2020 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Thời gian gia hạn từ tháng 12/2023 đến 12/2024
7. Tên đề tài luận án: “Hội nhập vào cộng đồng tôn giáo tại Hà Nội của người Công giáo di cư”
8. Chuyên ngành: Xã hội học    9. Mã số: 9310301.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS. TS Hoàng Thu Hương
                                                     Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Kim Nhung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 
Mục đích: Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ sự hội nhập vào cộng đồng tôn giáo tại Hà Nội của người CGDC trong sự so sánh với những người CGNC.
Đối tượng nghiên cứu: Hội nhập vào cộng đồng tôn giáo của người CGDC tới thành phố Hà Nội. 
Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: phương pháp phân tích tài liệu tài liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp quan sát và phương pháp phỏng vấn sâu. 
Kết quả chính: Người Công giáo di cư và nhập cư tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo và nhờ việc tham gia vào các hoạt động ấy giúp họ ngày càng dễ dàng hội nhập hơn với giáo xứ cũng như môi trường mà họ sinh hoạt. Đó là các hoạt động như: cầu nguyện, tham dự lễ chủ nhật và lễ trọng, lãnh nhận các Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Hòa Giải, tĩnh tâm và đi hành hương các nhà thờ trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh. 
Người Công giáo di cư và nhập cư khi đến nơi ở mới và tham gia vào các sinh hoạt của giáo xứ sẽ được hỗ trợ cụ thể để giúp họ hội nhập vào môi trường mới. Cụ thể là họ được hỗ trợ bởi một nguồn nhân lực rất lớn từ các linh mục, tu sĩ, những người giáo dân sinh hoạt cùng hội đoàn với họ, người thân, bạn bè cùng tôn giáo và khác tôn giáo. Đây là một nguồn lực lớn đã giúp đỡ cho người Công giáo di cư dần hội nhập vào môi trường mới cách dễ dàng hơn. 
Các hình thức hỗ trợ bao gồm cả những hỗ trợ vật chất và tinh thần như: cho mượn tiền, mượn xe, trông và đưa đón con hộ, cầu nguyện giúp khi gặp khó khăn… Qua các hình thức hỗ trợ mà người di cư nhận được bước đầu giúp họ khắc phục khó khăn và dần hội nhập vào môi trường và con người xung quanh qua việc dần gắn bó hơn với những con người trong hội đoàn mà họ sinh hoạt và cảm thấy dần thuộc về giáo xứ nơi mà họ sinh hoạt. 
Người Công giáo di cư và nhập cư có sự gắn kết với giáo xứ sở tại khoảng dưới 50,0%; còn trên 50,0% là họ gắn bó với giáo xứ quê gốc. 
Đóng góp mới của luận án: Luận án “Hội nhập vào cộng đồng tôn giáo tại Hà Nội của người CGDC” có một vài điểm mới đóng góp như sau: Thứ nhất, tác giả đã có công tổng hợp khá nhiều những nghiên cứu liên quan đến hội nhập dành cho đối tượng di cư cách riêng là CGNC & DC; tác giả đã tổng hợp các khái niệm khác nhau về hội  nhập, di cư, nhập cư, người CGNC & DC, khái niệm hội nhập của người CGNC & DC theo nghiên cứu này. Thứ hai, thông qua các phân tích khác nhau, tác giả đã làm rõ sự hội nhập của người CGDC & NC qua việc tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo và vào cộng đồng Công giáo.
Thứ ba, đóng góp  mới thông qua kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: 
Người CGDC & NC có sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm di cư và đánh giá sau di cư; người CGDC & NC vẫn tham gia các sinh hoạt tôn giáo và có các hoạt động hoà nhập vào cộng đồng nơi đến. 
Luận án đã phân tích sự tham gia của người CGDC & NC vào cộng đồng Công giáo thể hiện qua việc tham gia vào các hội đoàn, tham gia trợ giúp và nhận trợ giúp từ cộng đồng này. Các hình thức truyền thông mới như các hội nhóm zalo hay mạng xã hội có vai trò lớn trong kết nối và duy trì liên hệ của người CGDC & NC với cộng đồng nơi đến. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy người CGDC & NC có sự gắn bó mạnh mẽ với giáo xứ quê hương. Điều này cũng là yếu tố cản trở với sự hội nhập xã hội vào cộng đồng tôn giáo tại nơi đến của người CGDC & NC. 
Kết luận : Qua các kết quả nghiên cứu về “Hội nhập xã hội của người Công giáo di cư tới thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa hiện nay” cho ta một vài kết luận sau:
Người Công giáo di cư bước đầu đã có sự hội nhập với môi trường giáo xứ mà họ đến sinh hoạt qua việc tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo như: đọc kinh, cầu nguyện; tham dự lễ chủ nhật, lễ trọng; lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Hòa Giải; ăn chay, kiêng thịt; tĩnh tâm, hành hương. 
Kết quả khảo sát cũng cho thấy những người Công giáo di cư tham gia vào các sinh hoạt tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao. Với việc đọc kinh, cầu nguyện và lãnh nhận Bí Tích Hòa giải chiếm tỷ lệ từ  khoảng hơn 70 % đến hơn 80%. Tỷ lệ những người tham dư thánh lễ chủ nhật và lễ trọng từ khoảng hơn 50% đến 60%. Tuy nhiên để kết luận người Công giáo di cư hội nhập thế nào với môi trường họ đến thì còn phụ thuộc vào mức độ gắn bó với nơi họ sinh sống. Số người gắn bó và ít cảm thấy mình là người ngoại tỉnh khi đến nơi ở mới chiếm trên 50% số người trả lời. Những người Công giáo nhập cư thì hội nhập tốt hơn những người Công giáo di cư khi xem xét vấn đề tham gia của họ vào các sinh hoạt tôn giáo và cộng đồng Công giáo. 
Người Công giáo di cư có một nguồn lực rất lớn hỗ trợ họ hội nhập vào xã hội nơi họ đến là các linh mục, tu sĩ, những người đứng đầu các hội đoàn, giáo dân Công giáo, người thân, bạn bè giúp đỡ họ trong những thời gian đầu còn bỡ ngỡ và khó khăn khi đến nơi ở mới. Các hình thức hỗ trợ mà người Công giáo di cư nhận được bao gồm các hỗ trợ về mặt vật chất như: cho mượn xe, mượn tiền, trông và đưa đón con hộ, tư vấn các thủ tục pháp lý… và các hỗ trợ về mặt tinh thần như: cầu nguyện giúp khi gặp khó khăn. 
Việc tham gia vào các hội đoàn cũng là cách nói lên người Công giáo di cư  và nhập cư đang dần thuộc về nơi mà họ đến. Khi còn ở quê hương họ người Công giáo di cư  và nhập cư hầu hết đều tham gia vào các hội đoàn nhưng khi lên thành phố họ ít tham gia hơn do bận rộn với công việc, học hành… Chính vì thế, việc tham gia vào các hội đoàn là dấu hiệu của việc hội nhập mang tính cụ thể hơn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, những người tham gia vào các hội đoàn đều cảm thấy có ý nghĩa hơn và ích lợi khi tham gia cụ thể  chiếm tỷ lệ từ 30% đến 50% các tiêu chí như : cảm thấy vui vẻ, tự tin trong cuộc sống; củng cố niềm tin tôn giáo; có thêm các mối quan hệ xã hội; được an ủi, chia sẻ khi gặp khó khăn và nhất là đem lại cơ hội phục vụ cộng đồng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu về “Hội nhập vào cộng đồng tôn giáo tại Hà Nội của người Công giáo di cư” góp phần phát triển tri thức lý luận chung về xã hội học trong nghiên hội nhập của người CGDC & NC. Nghiên cứu đã chứng tỏ được khả năng vận dụng lý thuyết hội nhập và lý thuyết vốn xã hội trong phân tích về hội nhập  của người CGDC & NC. Nghiên cứu còn chứng tỏ được sự tổng hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong nghiên cứu về hội nhập vào cộng đồng tôn giáo của người CGDC & NC. 
Ý nghĩa thực tiễn 
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng di cư nội địa vẫn ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn. Vấn đề hội nhập là điều cấp thiết và quan trọng đối với người di cư cách riêng là người CGDC & NC khi đến nơi ở mới. Làm thế nào để có thể hội nhập một cách nhanh chóng và dễ dàng là một bài toán mà nghiên cứu này sẽ cho ra kết quả thông qua các số liệu khảo sát, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các đối tượng nghiên cứu gồm nhóm CGDC & NC cũng như nhóm không di cư để có những so sánh cần thiết làm sáng tỏ sự hội nhập của người CGDC & NC.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này mở ra cho các nghiên cứu khác hướng nghiên cứu về hội nhập cho người Công giáo di cư ở các mảng tham gia đóng góp vào các nhu cầu của địa phương như: phường, xã, thôn, xóm nơi cá nhân hay gia đình họ hiện diện. Tham gia và có tương tác 
13. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
1.     Hoàng Thu Hương, Cù Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2021), “Sự tham gia tôn giáo tại đô thị: những thách thức đối với người Công giáo di cư ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn Tập VII (2b), tr.215-226. 
2.      Hoàng Thu Hương, Đào Thúy Hằng, Nguyễn Thị Ngọc Anh (2021), “Religion in migration during urbanization in Vietnam: in analysis of migrant Catholic in Ha Noi, Ho Chi Minh City and Bien Hoa”, Journal of institute of Sociology, Vol. 9 (1), pp. 48-63. 
3.      Thu Huong Hoang, Thi Ngoc Anh Nguyen, Phuong Thanh Bui (2021), “Religious social capital and support in the social intergration of Catholic migrant in Viet Nam”, Journal of the Asian research center for religion and social community, Vol. 19 (2), pp. 254-282. 
4.      Thi Ngoc Anh Nguyen (2023), “Integration into the local community by Catholic Migrants through religious participation in Ha Noi, Vietnam”, Journal of the Asian research center for religion and social community, Vol. 21 (1), pp. 143-164. 
5.    Hoang Thu Huong, Nguyen Thi Ngoc Anh, Bui Phuong Thanh, Cu Thi Thanh Thuy (2023), “Internal migration and religious participation among Vietnamese Catholics”, The Russian Journal of Vietnamese Studies, Vol. 7 (3), pp. 55-65.
 
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1.    Full name: Nguyễn Thị Ngọc Anh
2.    Sex: Femail
3.    Date of birth: 09/06/1980
4.    Place of birth: Hà Nội 
5.    Amission decision number: No. 2775/2020/QD-XHNV dated December 31, 2020 by the University of Social Sciences and Humanities, Hanoi National University.
6.    Changes in academic process: Extension time is from December 2023 to December 2024.
7.    Officical thesis title: "Integration into the religious community in Hanoi of immigrant Catholics"
8.    Major: Sociology
9.    Code: 9310301.01
10.    Supervisors: Guide 1: Associate Professor. Dr. Hoang Thu Huong
                                Guide 2: Dr. Nguyen Thi Kim Nhung
11.    Summary of the new findings of the thesis:  
Purpose: This study aims to clarify the integration into the religious community in Hanoi of CGDC people in comparison with CGNC people. Research object: Integration into the religious community of Catholics coming to Hanoi city. Methods used in the research: document analysis method of secondary and primary documents, observation method and in-depth interview method.
Key results: Migrant and immigrant Catholics participate in religious activities and by participating in those activities they increasingly integrate more easily into the parish and the environment in which they live. These are activities such as: praying, attending Sunday and solemn feasts, receiving the Eucharist, the Sacrament of Reconciliation, retreating and going on pilgrimages to churches in the same province or different provinces.
Migrant and immigrant Catholics who arrive in new places and participate in parish activities will receive specific support to help them integrate into their new environment. Specifically, they are supported by a huge human resource from priests, monks, lay people living in the same association as them, relatives, and friends of the same religion and other religions. This is a great resource that has helped immigrant Catholics gradually integrate into their new environment more easily.
Forms of support include both material and spiritual support such as: lending money, borrowing a car, looking after and picking up children, praying for help when encountering difficulties... Through these forms of support, migrants receive the initial steps to help them overcome difficulties and gradually integrate into the surrounding environment and people by gradually becoming more attached to the people in the association where they live and gradually feeling like they belong to the parish where they live. Living.
Migrant and immigrant Catholics have less than 50.0% connection to their host parish; and over 50.0% are attached to their home parish.
New contributions of the thesis: The thesis "Integration into the religious community in Hanoi of Catholics" has a few new contributions as follows: First, the author has contributed to synthesizing a lot of related research related to integration for migrants, especially CGNC & DC; The author has synthesized different concepts of integration, migration, immigration, CGNC & DC people, the concept of integration of CGNC & DC people according to this study. Second, through various analyzes, the author has clarified the integration of Catholics and NCs through participating in religious activities and the Catholic community. Third, new contributions through the thesis's research results show:
CGDC & NC people have differences in demographic characteristics, migration characteristics and post-migration assessment; CGDC & NC people still participate in religious activities and integrate into the destination community.
The thesis analyzed the participation of CGDC & NC people in the Catholic community expressed through participating in associations, participating in helping and receiving help from this community. New forms of communication such as zalo groups or social networks play a big role in connecting and maintaining contact of CGDC & NC people with the destination community. Research results also show that CGDC & NC people have a strong attachment to their home parish. This is also a factor that hinders the social integration into the religious community at the destination of CGDC & NC people.
Conclusion: Through the research results on "Social integration of Catholics migrating to Hanoi city in the current urbanization process" we have the following conclusions: Immigrant Catholics initially integrated into the parish environment where they came to live through participating in religious activities such as: reading prayers, praying; Attend Sunday and solemn ceremonies; receive the Eucharist and the Sacrament of Reconciliation; fasting, abstaining from meat; retreat, pilgrimage.
The survey results also show that immigrant Catholics participate in religious activities at a fairly high rate. With reading prayers, praying and receiving the Sacrament of Reconciliation, the rate ranges from about more than 70% to more than 80%. The percentage of people attending Sunday Mass and Solemnity ranges from more than 50% to 60%. However, to conclude, how well immigrant Catholics integrate into the environment they arrive in depends on the level of attachment to the place where they live. The number of people who are attached and feel less like outsiders when moving to a new place accounts for over 50% of respondents. Immigrant Catholics are better integrated than immigrant Catholics when considering their participation in religious activities and the Catholic community.
Immigrant Catholics have a huge resource to help them integrate into the society where they arrive: priests, religious, leaders of associations, Catholic laity, relatives, and friends who help. In the beginning, they were still confused and had difficulties when they arrived at a new place. The forms of support that Catholic migrants receive include material support such as: car loans, money loans, babysitting and picking up children, consulting on legal procedures... and other support such as: praying for help when encountering difficulties. Immigrant Catholics have a huge resource to help them integrate into the society where they arrive: priests, religious, leaders of associations, Catholic laity, relatives, and friends who help. In the beginning, they were still confused and had difficulties when they arrived at a new place. The forms of support that Catholic migrants receive include material support such as: car loans, money loans, babysitting and picking up children, consulting on legal procedures... and other support. spiritually such as: praying for help when encountering difficulties.
12.    Futher research directions: This study opens up other research directions on integration for Catholic migrants in areas that contribute to local needs such as wards, communes, and villages. , the neighborhood where the individual or their family is present. Participate and be interactive. 
13.    Thesis-related publications:
1.    Hoang Thu Huong, Cu Thi Thanh Thuy, Nguyen Thi Ngoc Anh (2021), “Religious participation in urban areas: challenges for Catholic migrants in Vietnam today”, Science Magazine Society and Humanities, Vol. VII (2b), pp. 215-226.
2.    Hoang Thu Huong, Dao Thuy Hang, Nguyen Thi Ngoc Anh (2021), “Religion in migration during urbanization in Vietnam: in analysis of migrant Catholic in Ha Noi, Ho Chi Minh City and Bien Hoa”, Journal of institute of Sociology, Vol. 9 (1), pp. 48-63.
3.    Thu Huong Hoang, Thi Ngoc Anh Nguyen, Phuong Thanh Bui (2021), “Religious social capital and support in the social integration of Catholic migrant in Vietnam”, Journal of the Asian research center for religion and social community, Vol. 19 (2), pp. 254-282.
4.    Thi Ngoc Anh Nguyen (2023), “Integration into the local community by Catholic Migrants through religious participation in Ha Noi, Vietnam”, Journal of the Asian research center for religion and social community, Vol. 21 (1), p.143-164. 
5.    Hoang Thu Huong, Nguyen Thi Ngoc Anh, Bui Phuong Thanh, Cu Thi Thanh Thuy (2023), “Internal migration and religious participation among Vietnamese Catholics”, The Russian Journal of Vietnamese Studies, Vol. 7 (3), pp. 55-65.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây