TTLA: Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ ba - 20/12/2022 20:07
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hạnh          2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 27/01/1983                                                4.  Nơi sinh: Sơn La
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 1745/2017/QĐ-XHNV, ngày 13 tháng 7 năm 2017.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học                       9. Mã số: 62 31 02 04
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Đỗ Quang Hưng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
         Luận án đã hệ thống và làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ nhất, sự cần thiết phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ hai, chủ thể giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ ba, nội dung giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ tư, hình thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ năm, biện pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, luận án phân tích những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trên nền tảng cơ sở lý luận, luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đưa ra những vấn đề bất cập: Nguồn ngân sách hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội còn nhiều hạn chế; các chương trình, dự án bảo tồn văn hóa các dân tộc tại Sơn La chưa được thực hiện đồng bộ; tình hình an ninh quốc phòng một số địa phương trong tỉnh còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp; đội ngũ cán bộ văn hóa còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; nhiều giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một, biến đổi,…. Từ đó, luận án nêu rõ định hướng và các nhóm giải pháp cụ thể về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhóm giải pháp bao gồm: Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách. Thứ hai, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Thứ ba, đa dạng hóa hình thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La. Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách. Thứ năm, liên kết vùng. Trong hệ thống những nhóm giải pháp trên đây, nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách là quan trọng nhất và có tính chất quyết định tới sự thành công của công tác giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bước đầu cung cấp những cơ sở lý luận, thực tiễn cho Đảng bộ tỉnh Sơn La trong việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa để các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng và hoạch định chính sách giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cho phù hợp với thực tiễn ở tỉnh Sơn La hiện nay.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên những phương diện khác.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
         1. Nguyễn Thị Hạnh (2017), “Một số đặc trưng văn hóa của người Thái Trắng ở bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Hội nghị Quốc gia về Thái học Việt Nam lần thứ VIII, Nghệ An, mã số 978-604-733499-3, Nxb Thế giới, tr. 290-298.
         2. Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Education of cultural values for the young of Thai ethnic minority in Sonla province”, Hội thảo quốc tế: Teacher education in the context of introdustrial revolution 4.0, Thai Nguyen University publishing house, ISBN: 978-604-915-759-2, tr. 479 - 489. 
        3. Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Ý nghĩa nhân văn trong lời kêu gọi thi đua ái quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh”, Hội thảo quốc gia: Lời kêu gọi thi đua ái quốc của chủ tịch Hồ Chí Minh, giá trị lý luận và thực tiễn đối với phong trào thi đua yêu nước hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, mã số ISBN 978-604-692-090-4, tr. 272 - 278.
        4. Nguyễn Thị Hạnh, Phan Văn Ha (2019), “Hồ Chí Minh với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng Tây Bắc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Kỷ niệm 60 năm Bác Hồ lên thăm Tây Bắc, tháng 5, Nxb Đại học Huế, tr. 117-124. 
        5. Nguyễn Thị Hạnh (2019), “Những biến đổi trong việc bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống của dân tộc Thái vùng ven sông Đà tỉnh Sơn La”, Hội thảo quốc tế: Văn hóa sông nước ở Đông Nam Á – Bảo tồn và phát triển, Cần Thơ, tháng 10, Nxb Đại học Cần Thơ, mã số ISBN 978-604-965-258-5, tr. 120-129.
        6. Nguyễn Thị Hạnh        (2019), “Những bất cập trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La”, Tạp chí dân tộc học (2), tr. 68-75.
        7. Nguyễn Thị Hạnh, Quảng Văn Kiểm (2019), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại bản Dọi, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Tạp chí nghiên cứu dân tộc (8), tr. 131-136.
         8.  Nguyễn Thị Hạnh, Đinh Thị Hoài (2019), “Hạn khuống-nét đẹp văn hóa truyền thống của nhóm Thái đen dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La”, Tạp chí Văn hóa học (1), tr. 71-74.
         9. Nguyễn Thị Hạnh (2020), “Người Hmông bản Lao Khô giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết”, Tạp chí dân tộc (8), tr. 22-25.   
        10.  Nguyễn Thị Hạnh (2021), “Impacts of the COVID-19 pandemic on Son La tourism, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế TED 2021”, Nxb Thông tin và truyền thông, Đà Lạt, mã số ISBN 978-604-80-5756-5, tr. 512-516.
        11. Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Hoàng Linh (2022), Research on strategy for building typical models of green tourism development in Moc Chau national tuorism area, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa, giáo dục và du lịch với phát triển kinh tế, Nxb Tài chính, Phan Thiết, mã số ISBN 978-604-79-3291-7, tr. 325-333.
                                                                 

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS


1. Full name: Nguyen Thi Hanh
2. Sex: Female
3. Date of birth: 27/01/1983                   
4. Place of birth: Son La

5. Edmisstion decision number: No.1745/2017/QD-XHNV, July 13, 2017.

6. Changes in academic process:

7. Official thesis title: Preserving and promoting the national cultural identity in Son La province today according to Ho Chi Minh's thought.
8. Major: Ho Chi Minh studied               
9. Code: 62 31 02 04
10. Supervisors: Do Quang Hung
11. Summary of the new finding of the thesis:

         The thesis has systematized and clarified Ho Chi Minh's thought on preserving and promoting national cultural identity. Firstly, the need to preserve and promote the national cultural identity. Second, the subject preserves and promotes the national cultural identity. Third, the content of preserving and promoting the national cultural identity. Fourth, the form of preserving and promoting the national cultural identity. Fifth, measures to preserve and promote national cultural identity. Since then, the thesis analyzes the theoretical and practical values ​​of Ho Chi Minh's thought on preserving and promoting the national cultural identity. On the basis of theoretical basis, the thesis researches and evaluates the current situation of preserving and promoting the national cultural identity in Son La province according to Ho Chi Minh's thought and presents the following problems: Sources budget to support economic, cultural and social development is still limited; programs and projects on cultural preservation of ethnic groups in Son La have not been implemented synchronously; security and defense situation in some localities in the province still contains many potential complex factors; cultural staff is still lacking in quantity and weak in quality; Many traditional cultural values ​​are in danger of being lost, changed, etc. From there, the thesis clearly states the orientation and specific groups of solutions on preserving and promoting the national cultural identity in Son La province today according to Ho Chi Minh's thought. Groups of solutions include: First, perfecting the policy mechanism. Second, raise awareness and responsibility of the participants. Third, diversify forms of preserving and promoting national cultural identity in Son La province. Fourth, improve the quality of specialized staff. Fifth, regional linkage. Among the above group of solutions, the solution group on perfecting mechanisms and policies is the most important and decisive to the success of the work of preserving and promoting the national cultural identity in Son La province nowadays follows Ho Chi Minh's thought.

12. Practical applicability, if any: Initially providing theoretical and practical bases for the Party Committee of Son La province in applying Ho Chi Minh's thought on preserving and promoting cultural identity for Party committees and authorities at all levels to build and plan. policies to preserve and promote the national cultural identity to suit the current practice in Son La province.

13. Further research directions, if any: Continue to study Ho Chi Minh's thought in other aspects.

14. Thesis related publications: 
        1. Nguyen Thi Hanh (2017), "Some cultural characteristics of the White Thai people in Doi village, Tan Lap commune, Moc Chau district, Son La province", The 8th National Conference on Vietnamese Thai Studies, Nghe An , code 978-604-733499-3, World Publishing House, pp. 290-298.
             2. Nguyen Thi Hanh (2018), “Education of cultural values ​​for the young of Thai ethnic minority in Sonla province”, International Conference: Teacher education in the context of introdustrial revolution 4.0, Thai Nguyen University publishing house, ISBN: 978 -604-915-759-2, pp. 479 - 489.

           3. Do Quang Hung, Nguyen Thi Hanh (2018), "Humanistic meaning in President Ho Chi Minh's call for patriotic emulation", National Workshop: President Ho's call for patriotic emulation Ho Chi Minh, Theoretical and practical value for the current patriotic emulation movement, Political Theory Publishing House, Hanoi, code ISBN 978-604-692-090-4, pp. 272 - 278.

        4. Nguyen Thi Hanh, Phan Van Ha (2019), "Ho Chi Minh with the cause of economic, cultural and social development in the Northwest", Proceedings of the National Scientific Conference: 60th Anniversary of Uncle Ho Ho visits the Northwest, May, Hue University Press, pp. 117-124.

            5. Nguyen Thi Hanh (2019), “Changes in the preservation and development of traditional crafts of the Thai people in the Da riverside area, Son La province”, International Workshop: River culture in Southeast Asia – Conservation and Development, Can Tho, October, Can Tho University Press, code ISBN 978-604-965-258-5, pp. 120-129.

            6. Nguyen Thi Hanh (2019), “Inadequacies in preserving and promoting the cultural identity of the Thai people in Son La province”, Ethnographic Journal (2), pp. 68-75.

          7. Nguyen Thi Hanh, Quang Van Kiem (2019), "Preserving and promoting the traditional cultural values ​​of ethnic minorities in Doi village, Tan Lap commune, Moc Chau district, Son La province", Journal Ethnic Studies magazine (8), pp. 131-136.

           8. Nguyen Thi Hanh, Dinh Thi Hoai (2019), “Traditional cultural beauty of the black Thai group in Son La province”, Journal of Culture (1), pp. 71-74.

            9. Nguyen Thi Hanh (2020), "Hmong people in Lao Kho village preserve and promote the tradition of solidarity", Ethnic Review (8), pp. 22-25.

        10. Nguyen Thi Hanh (2021), “Impacts of the COVID-19 pandemic on Son La tourism, Proceedings of the international scientific conference TED 2021”, Information and Communication Publishing House, Da Lat, code ISBN 978 -604-80-5756-5, pp. 512-516.
          11. Nguyen Thi Hanh, Nguyen Hoang Linh (2022), Research on strategy for building typical models of green tourism development in Moc Chau national tuorism area, Proceedings of international scientific conference Culture, education and tourism with development economics, Financial Publishing House, Phan Thiet, code ISBN 978-604-79-3291-7, pp. 325-333.

                                                                                   

Tác giả: Hạnh Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây