TTLA: Nghiên cứu ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh đến diễn đạt tiếng Anh trong luận văn của học viên cao học Việt Nam

Chủ nhật - 21/05/2017 23:22

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Thị Ngọc Lệ                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 07.08.1988                                                                 

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ theo quyết định số 2211/QĐ-XHNV, ngày 08 tháng 07 năm 2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh đến diễn đạt tiếng Anh trong luận văn của học viên cao học Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học                     Mã số: 62.22.02.40

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lâm Quang Đông

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:                                              

Thứ nhất, qua khảo sát cách biểu đạt ý nghĩa số của danh từ tiếng Anh trong luận văn cao học, luận án đã bước đầu chứng minh được học viên Việt Nam có xu hướng phức hóa những danh từ không đếm được trong tiếng Anh. Luận án đã rút ra được một số những ảnh hưởng tiêu cực như sau: (1) Ảnh hưởng tiêu cực từ sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ; (2) Ảnh hưởng tiêu cực từ sự khác biệt trong quan niệm về quan hệ thượng hạ danh trong nghĩa học giữa tiếng Anh và tiếng Việt; (3) Ảnh hưởng tiêu cực từ những tình huống phụ thuộc vào ngữ cảnh xảy ra ở cả tiếng Anh và tiếng Việt; (4) Ảnh hưởng tiêu cực từ sự khác biệt trong cách dùng danh từ chỉ vật chất của người Việt.

Thứ hai, để xác định được những ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh đến cách dùng quán từ trong tiếng Anh, luận án đã phân loại các quán từ dùng sai thành 6 nhóm lỗi và rút ra được một số nhận định chung như sau: (1) Mức độ ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp đến cách dùng quán từ của học viên có thể xếp theo thứ tự: the > zero > null > a.; (2) Học viên gặp khó khăn khi phải lựa chọn quán từ dựa trên ngữ cảnh.

Thứ ba, liên quan đến những ảnh hưởng tiêu cực của khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Việt và tiếng Anh đến cách biểu đạt thì trong tiếng Anh, luận án đã phân loại được 4 nhóm lỗi chính về cách biểu đạt thì. Qua số liệu thống kê thu được từ luận văn và phiếu điều tra cho học viên, luận án đã chỉ ra được khuynh hướng hay dùng vị từ tĩnh ở thể tiếp diễn của học viên Việt Nam với tần suất mắc nhóm lỗi này cao hơn hẳn các nhóm lỗi về thì khác.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Những kết quả thu được sẽ góp phần minh chứng cho luận điểm về những chuẩn mực không theo quy tắc bản ngữ của các loại biến thể tiếng Anh trên thế giới. Bên cạnh đó, những kết quả này có tính thực tiễn lớn trong việc dạy – học tiếng Anh như một ngoại ngữ tại Việt Nam.

12. Những nghiên cứu tiếp theo:

Luận án này mới chỉ tập trung nghiên cứu vào vào ba khía cạnh ngữ pháp được coi là những lỗi điển hình trong cơ chế mắc lỗi của học viên Việt Nam mà chưa có điều kiện nghiên cứu chúng từ các bình diện của ngôn ngữ học hiện đại như ngữ dụng học, ngôn ngữ học tri nhận… Đây sẽ là những hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi sau luận án này. 

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1) Phan Thị Ngọc Lệ (2014), “Ảnh hưởng của thói quen sử dụng tiếng Việt tới cách viết tiếng Anh học thuật của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Ngôn ngữ và đời sống (3), tr.70-74.

2) Phan Thị Ngọc Lệ (2016), “Những lỗi cơ bản về cách sử dụng quán từ trong văn bản học thuật tiếng Anh của người Việt”, Ngôn ngữ và đời sống (4), tr.65-72.

3) Phan Thị Ngọc Lệ (2016), “Nghiên cứu chuyển di tiêu cực từ tiếng Việt tới cách sử dụng cấu trúc câu trong văn bản học thuật tiếng Anh của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam, 5/2016, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.181-191.

4) Phan Thị Ngọc Lệ (2016), “Lỗi ngữ pháp cơ bản trong văn bản học thuật tiếng Anh của người Việt”, Từ điển học và Bách khoa thư (4), tr.88-94.

5) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “Sự chuyển di tiêu cực trong cách biểu đạt Thời và Thể từ tiếng Việt sang tiếng Anh”, Từ điển học và Bách khoa thư (1), tr.80-85.

6) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “Ảnh hưởng tiêu cực của sự khác biệt tri nhận về ý nghĩa số trong danh từ đối với việc diễn đạt tiếng Anh của người Việt”, Ngôn ngữ và đời sống (2), tr.66-71.

7) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “Nghiên cứu sự chuyển di tiêu cực về phạm trù số trong danh từ từ tiếng Việt sang tiếng Anh”, Tạp chí nghiên cứu nước ngoài (2), tr.75-89.     

8) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “Nghiên cứu cách biểu đạt vị từ tĩnh trong tiếng Anh của học viên cao học Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, ngôn ngữ & quốc tế học tại Việt Nam, 4/2017, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.253-264.

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Phan Thị Ngọc Lệ                         2. Sex: Female

3. Date of birth: August 7th, 1988                      4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 3216/QĐ-XHNV-SĐH, Dated: December 31st, 2014 by The President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Correcting the thesis title from in accordance with Decision no. 2211/QĐ-XHNV dated 08th July 2016 by the Rector of University of Social Sciences and Humanities, Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: An investigation into negative effects of Vietnamese and English grammatical differences to English expressions in Master theses of Vietnamese graduates.

8. Major: Linguistics                                            Code: 62.22.02.40

9. Supervisors: Assoc. Prof. Dr.  Lâm Quang Đông

10. Summary of the new findings of the thesis:

Firstly, by examining the expression of English countable and uncountable nouns, the thesis has initially proven that Vietnamese graduates tend to individuate mass nouns in English. The thesis has identified some negative effects as follows: (1) negative effects from differences in language forms; (2) negative effects from differences in the semantic notion of hyponymy between English and Vietnamese; (3) negative effects from the context-based situation occurring in both English and Vietnamese; (4) negative effects from differences in substance noun usage.

Secondly, to identify the negative effects of grammatical differences between Vietnamese and English to English article usage, the thesis classifies the incorrect articles into 6 groups and draws some general observations as follows: (1) the degree of negative impact from the grammatical differences on English article usage can be put in order: the> zero> null> a; (2) Vietnamese graduates have difficulties in using articles when their choice must be based on the context.

Thirdly, concerning the negative effects of Vietnamese and English grammatical differences to English tense expressions, the thesis classifies errors into four main groups. Through the statistics gained from the theses of Vietnamese graduates and questionnaires in the third phase of the study, the tendency of using some stative verbs in the progressive form is clearly revealed with much higher error frequency than the other error groups.

11. Practical applicability, if any:

The results from this study will contribute to the demonstration of arguments about non-native standards of English varieties in the world. Besides, the results of this study have considerable practical significance to teaching - learning English as a foreign language in Vietnam.

12. Further research directions, if any: 

This thesis only focused on three grammatical aspects regarded as typical errors of Vietnamese graduates, but had no opportunities to study them from the aspects of current linguistics such as pragmatics, cognitive linguistics ... These will be the further research directions of this thesis.

13. Thesis-related publications:

1) Phan Thị Ngọc Lệ (2014), “Some influences of Vietnamese writing habits on English academic writing by students at Vietnam National University”, Language and Life (3), pp.70-74.

2) Phan Thị Ngọc Lệ (2016), “An investigation into some errors in using articles in English academic writing by Vietnamese learners”, Language and Life (4), pp.65-72.

3) Phan Thị Ngọc Lệ (2016), “An investigation into the negative transfer of sentence structures from Vietnamese to English in English academic writing of students at Vietnam National University”, National Conference on research and teaching foreign languages, linguistics, and international studies in Vietnam, 5/2016, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp.181-191.

4) Phan Thị Ngọc Lệ (2016), “A preliminary investigation into some grammar errors in English academic writing by Vietnamese learners”, Lexicography and Encyclopedia (4), pp.88-94.

5) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “An investigation into negative transfer of tense and aspect from Vietnamese to English”, Lexicography and Encyclopedia (1), pp.80-85.

6) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “Negative effects of cognitive differences in the countability of nouns to English expressions of the Vietnamese”, Language and Life (2), pp.66-71.

7) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “An investigation into negative transfer of countable and uncountable nouns from Vietnamese to English”, VNU Journal of Foreign Studies (2), pp.75-89.

8) Phan Thị Ngọc Lệ (2017), “An investigation into the English stative verb expressions of Vietnamese graduates”, National Conference on research and teaching foreign languages, linguistics, and international studies in Vietnam, 4/2017, University of Languages and International Studies, Vietnam National University, pp.253-264. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây