TTLA: Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về (nghiên cứu trường hợp tại huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang)

Thứ tư - 21/04/2021 22:03
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Vệ                2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 24/01/1983                                                   4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4618/2016/QĐ-XHNV, ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc công nhận nghiên cứu sinh đợt 2 năm 216 của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Điều chỉnh tên đề tài luận án theo góp ý của Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở, được ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn đồng ý theo văn bản số: 1986/QĐ-XHNV ngày 27/10/2020 về việc thay đổi/điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.
7. Tên đề tài luận án: Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về (nghiên cứu trường hợp tại huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang).
8. Chuyên ngành: Công tác xã hội                                   9. Mã số: 9760101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Quyết
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Sau khi tổng quan vấn đề nghiên cứu, tác giả đã phân tích những nội dung liên quan của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã chỉ ra những nội dung còn thiếu trong các nghiên cứu để từ đó tìm hướng đi sâu nghiên cứu các hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về dưới gốc độ Công tác xã hội.
11.2. Luận án đã chỉ ra một số hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về tại tỉnh Hà Giang bao gồm: Hỗ trợ vật chất, phát triển sinh kế; hỗ trợ về đời sống văn hóa, tinh thần; hỗ trợ tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ; hỗ trợ an ninh, an toàn pháp lý. Theo đánh giá của nghiên cứu sinh, các hoạt động trên được tỉnh Hà Giang triển khai có kết quả tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế về ngân sách, điều kiện khó khăn của địa phương, kỹ năng của nạn nhân trong quá trình hòa nhập.
11.3. Luận án chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp xuất phát từ người được hỗ trợ (nạn nhân bị mua bán trở về) như: trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức kỹ năng để tái hòa nhập, thất nghiệp… Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng khác xuất phát từ cộng đồng như: các hoạt động hỗ trợ chủ yếu là thăm hỏi, động viên, hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu… mà thiếu các hoạt động hỗ trợ để phát triển sinh kế bền vững (dạy nghề, giới thiệu việc làm…).
11.4. Sau khi nghiên cứu một số mô hình trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về, tác giả luận án đã xây dựng, đề xuất một mô hình hỗ trợ tại cộng đồng với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, gia đình, hàng xóm, nạn nhân và đặc biệt là sự trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội. Mô hình này gồm 8 bước đã chỉ rõ các hoạt động cụ thể của các bên liên quan, trong đó nổi bật là vai trò của Nhân viên công tác xã hội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Có thể ứng dụng mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về (mục 4.2 – Chương 4) vào thực tiễn trợ giúp nạn nhân tại cộng đồng.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Hiệu quả hoạt động của các mô hình trợ giúp phụ nữ bị mua bán trở về.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
14.1. Nguyễn Văn Vệ (2017), “Phân tích chính sách hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán trở về phát triển kinh tế”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Giới trong phát triển kinh tế bền vững do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 18 tháng 11 năm 2017, ISBN: 978-604-56-4618-2, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, tr.393 –403.
14.2. Nguyễn Văn Vệ (2019), “Hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán trở về tại tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (10), tháng 10/2019, ISSN: 0866-8019, tr.61-70.
14.3. Nguyễn Văn Vệ - Nguyễn Thị Bích Thủy (2019), Tổn thương tâm lý của phụ nữ bị buôn bán trở về: một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Tâm lý học: Tâm lý học và đạo đức nghề tâm lý học, NXB Lao động – xã hội, ISBN: 978-604-65-4417-3, tr. 96-104.
                                                                        
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Van Ve                   2. Sex: Male
3. Date of birth: 24/01/1983                     4. Place of birth: Ha Noi
5. Admission decision number: 4618/2016/QĐ-XHNV, dated December 29, 2016 on the second group of doctoral students in 2016 accredited by University of Social Sciences and Humanities (Vietnam National University, Ha Noi).
6. Changes in academic process:
The thesis’ s title is adjusted according to the opinion of thesis defense council at grassroots level, approved by the University of Social Sciences and Humanities according to document no. 1986/QĐ-XHNV dated October 27, 2020 on the change/adjustment of the student's doctoral thesis.
7. Official thesis title: Support for the community reintegration of returning trafficked women (case study in Dong Van district and Meo Vac district, Ha Giang province).
8. Major: Social Work                                9. Code: 9760101.01
10. Supervisors: Assoc. Prof. Dr. Pham Van Quyet
11. Summary of the new findings of the thesis:
11.1. After doing literature review, the author analyzed relevant contents of previous studies, pointed out missing issues in these studies to find direction, from social work perspective, for the in-depth research of activities to support the community reintegration of trafficked women.
11.2. The thesis listed a number of activities to support trafficked women returning to Ha Giang province, including: material aid, livelihood development; cultural and mental life help; access to resources and services; legal security and safety assistance. According to the author, the above activities implemented by Ha Giang province have had relatively good results, however, there are still some limitations relating to budget, difficult local conditions, skills of victims in the reintegration process.
11.3. The thesis indicated that there are many factors affecting the effectiveness of supporting trafficked women. Among them, direct factors associate with people supported (returning trafficked victims) such as: low educational level, lack of knowledge and skills to reintegrate, unemployment, etc. Other influencing factors link with the community, for example: support activities are mainly to visit, motivate, and provide part of initial budget, etc., however, activities to develop sustainable livelihoods are insufficient (vocational training, job placement, etc.).
11.4. After studying a number of models supporting trafficked women, based on the analysis of situation and influencing factors to activities assisting reintegration in Ha Giang province, the author has composed and proposed a support model in the community with the participation of organizations, individuals, families, neighbors, victims and especially the assistance of a Social Worker. This eight-step model identifies specific activities implemented by stakeholders, in which the role of the Social Worker is prominent.
12. Practical applicability, if any: The model of community reintegration support for returning trafficked women (section 4.2 - Chapter 4) can be applied to assist victims in reality.
13. Further research directions, if any: Performance of models to help returning trafficked women.
14. Thesis-related publications:
14.1. Nguyen Van Ve (2017), “Analysis of policies to support economic development for returning trafficked women”, Proceedings of national scientific conference: Gender in Sustainable Economic Development hosted by Vietnam Women’s Academy on November 18, 2017, ISBN: 978-604-56-4618-2, Vietnam Women’s Publishing House, Ha Noi, pp.393 –403.
14.2. Nguyen Van Ve (2019), “The effectiveness of activities to support returning trafficked women in Ha Giang province”, Journal of Social Psychology, No. 10, October 2019, ISSN: 0866-8019, pp.61-70.
14.3. Nguyen Van Ve - Nguyen Thi Bich Thuy (2019), The psychological trauma of returning trafficked women: some theoretical and practical issues, Proceedings of international conference on psychology: Psychology and its professional ethics, Labour and Social Publisher Company Limited, ISBN: 978-604-65-4417-3, pp. 96-104.

Tác giả: Vũ Ngà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây