1. Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hường 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 11/06/1988
4. Nơi sinh: Lãng Sơn, Yên Dũng, Bắc Giang
5. Quyết định công nhận học viên số: 1765/2018/QĐ-XHNV-ĐT, ngày 28 tháng 06 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
7. Tên đề tài luận văn: Can thiệp tâm lý cho một trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi tự hại.
8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: 8310401.02
9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
Trên thế giới, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tự hại. Mặc dù hành vi tự hại có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi vị thành niên thường có nguy cơ cao hơn những đối tượng khác. Ở Việt Nam, tình trạng trẻ vị thành niên có hành vi tự hại ngày càng đáng báo động. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này.
Trong luận văn, ngoài việc đưa ra tổng quan về hành vi tự hại tôi đã đã tiến hành đánh giá, can thiệp cho một trường hợp trẻ vị thành niên 15 tuổi có hành vi tự hại. Hành vi tự hại của thân chủ diễn ra trong bối cảnh của rối loạn stress sau sang chấn và một số biểu hiện liên quan đến trầm cảm. Nó có ý nghĩa như là một cách để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và những suy nghĩ không thể bày tỏ cùng ai. Việc giúp thân chủ nâng cao giá trị bản thân, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ phù hợp, kết nối với người thân, bạn bè, thầy cô là những điều quan trọng.
11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Với những kết quả thu được sau quá trình hoàn thiện luận văn có thể thấy rằng: hành vi tự hại bản thân ở vị thành niên giống như một tiếng kêu cứu mà không được nói thành lời. Trẻ vị thành niên cần học kỹ năng bày tỏ suy nghĩ, kiểm soát cảm xúc và cần được sự hỗ trợ của người thân, bạn bè để chấm dứt hành vi tự hại, có lối sống an toàn và lành mạnh hơn. Hành vi tự hại của trẻ vị thành niên dù chưa phải hành vi tự sát nhưng nó đặt trong bối cảnh trẻ thực hiện hành vi khi mất kiểm soát cảm xúc sẽ gây ra những nguy hiểm không lường trước đến tính mạng của trẻ. Do đó việc phát hiện sớm và can thiệp tâm lý kịp thời cho trẻ là cần thiết.
12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Không
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận văn: Không
INFORMATION OF MASTER’S THESIS
1. Full name: Nguyen Thi Huong 2. Sex: Female
3. Date of birth: June 11, 1988
4. Place of birth: Lang Son, Yen Dung, Bac Giang
5. Decision of student recognition No: 1765/2018/QĐ-XHNV-ĐT, dated June 28, 2018 of the Director of University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University, Hanoi.
6. Changes in training course: No
7. Official thesis title: Psychological intervention for a case of anxiety disorders
8. Major: clinical psychology Code: 8310401.02
9. Supervisors: Prof. Dr. Nguyen Thi Minh Hang
10. Summary of the results of the thesis:
Around the world, there are many empirical studies on self-harm behavior. Although self-harm can occur at any age, adolescents are often more at risk than others. In Vietnam, the situation of adolescents engaging in self-harm is increasingly alarming. However, there are no in-depth studies on this issue.
In the thesis, in addition to giving an overview of self-harm behaviors, I have conducted an assessment and intervention for a 15-year-old adolescent with self-harm behavior. The client's self-harming behavior occurs in the context of post-traumatic stress disorder and some depression-related manifestations. It is meant as a way to release negative emotions and thoughts that cannot be expressed to anyone. It is important to help clients improve their personal values, express their emotions, think appropriately, and connect with relatives, friends and teachers.
11. Practical applicability:
With the results obtained from the completion of the thesis, it can be seen that: self-harm in adolescents is like a cry for help without being able to speak out loud. Teens need to learn thinking skills and control emotions and need the support of relatives and friends to stop self-harm and lead a safer and healthier lifestyle. Adolescent's self-harming behavior, though not suicidal, is set in the context that a child commits acts when he loses control of his emotions, causing unforeseen dangers to the child's life. Therefore, early detection and timely psychological intervention for children is necessary.
12. Further research directions: No
13. Thesis-related publications: No