TTLA: Lối nói khoa trương trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

Thứ ba - 05/01/2016 04:31

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Kiên          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19 - 1 - 1961                                              

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh:  số 3676/QĐ ngày 28/10/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Lối nói khoa trương trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

8. Chuyên ngành: Lý luận Ngôn ngữ             Mã số: 62.22.01.01

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Trọng Phiến              

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Định nghĩa lối nói khoa khoa trương

Khoa trương (còn gọi: phóng đại, thậm xưng, ngoa ngữ, cường điệu) là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn với nói điêu, nói khoác về tính chất, động cơ và mục đích, phóng đại không phải là xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm cho người ta tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên.

- Phân loại lối nói khoa trương

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có nhiều cách phân loại khoa trương khác nhau; phổ biến nhất là: 1) Khoa trương trực tiếp, Khoa trương gián tiếp 2) Khoa trương phóng to, Khoa trương thu nhỏ. Luận án chủ trương phân loại như sau: Căn cứ vào nghĩa có Khoa trương phóng to Khoa trương thu nhỏ, Khoa trương thời gian. Căn cứ vào hình thức có Khoa trương trực tiếp Khoa trương gián tiếp. Căn cứ vào thang độ có Khoa trương ở mức độ thấp, Khoa trương ở mức độ cao Khoa trương ở mức độ cực cấp. Tuy nhiên, cách phân loại đôi khi cũng không hoàn toàn tuyệt đối; chẳng hạn, một câu nói khoa trương có thể xếp vào nhiều loại khác nhau.

- Cách biểu đạt khoa trương trong tiếng Hán (có liên hệ với tiếng Việt)

Khoa trương có thể thực hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ. Đó là các cấp độ: từ / cụm từ và câu. Ở cấp độ từ, những từ thuộc lớp từ loại chủ yếu để tạo nên từ vựng của tiếng Hán như số từ, lượng từ, động từ, đại từ đều có thể được sử dụng để biểu đạt khoa trương.

Ngoài ra, còn có thể biểu thị khoa trương ở cấp độ câu. Luận án giới thiệu cách sử dụng bổ ngữ trình độ và cấu trúc连….也/都…. Ngoài ra, còn có thể sử dụng câu phức điều kiện và câu phức giả thiết để biểu đạt khoa trương. Khoa trương gián tiếp là loại khoa trương trong đó phải sử dụng các biện pháp tu từ khác; luận án giới thiệu các cách khoa trương chủ yếu dùng thủ pháp so sánh tu từ và các thủ pháp nhân cách hóa, vật cách hóa.

Khoa trương thời gian + Ý nghĩa“chưa thế này thì đã thế kia”. + Biểu thức cơ bản là “还没X就Y”

- Tìm ra đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của lối nói khoa trương trong tiếng Hán và tiếng Việt: + Khoa  trương trong văn viết , + Khoa trương trong khẩu ngữ

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án góp phần làm sáng tỏ lối nói khoa trương trong tiếng Hán hiện đại về mô hình, ngữ nghĩa, ngữ dụng và có liên hệ với tiếng Việt. Thông qua nghiên cứu lối nói khoa trương, tìm hiểu tư duy của hai cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.

Luận án này đóng góp thêm tư liệu cho những người làm công tác biên, phiên dịch, giảng dạy cũng như những người học tiếng Hán.

Luận án này đóng góp thêm tư liệu cho những người nghiên cứu về văn hóa tìm hiểu về tư duy và ngôn ngữ trong hai cộng đồng nói tiếng Việt và tiếng Hán.

Đóng góp một phần tư liệu cho những người làm công tác giảng dạy và học tập tiếng Hán. Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo về một lối tu từ cho người học tại Việt Nam và Trung Quốc.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Sau công trình này, đề nghị nghiên cứu tiếp về khoa trương trong tác phẩm của các các tác giả lớn: 1) Về thơ: Thơ Đường, thơ Tống 2) Về văn xuôi: Lỗ Tấn, Mạc Ngôn và Dư Hoa.

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Trung Kiên (2007), “Một kiểu cấu trúc nhấn mạnh trong câu tiếng Hán so với tiếng Việt”, Ngữ học trẻ , tr.232 -237.

2. Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Khoa trương trong tiếng Việt”, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học quốc tế,  Viện Ngôn ngữ học, tr.171.

3. Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Sử dụng lượng từ biểu thị khoa trương trong tiếng Hán”, Từ điển học & Bách khoa thư (9), tr.81-87.

4. Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Lối nói khoa trương trong tiếng Anh”, Ngôn ngữ & Đời sống (9) tr.31-39.

5. Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Khoa trương trong thơ Lí Bạch”, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc “Ngôn Ngữ và văn chương”, ĐHSP Hà Nội, tr. 485-494.

6. Nguyễn Ngọc Kiên (2013), “Sử dụng bổ ngữ biểu thị khoa trương trong tiếng Hán”, Từ điển học & Bách khoa thư (6), tr.108-113.                             

 

INFORMATION ON  DOCTORAL THESIS

1. Full name: Nguyen Ngoc Kien                  2. Sex: Male

3. Date of birth: January  19th 1961              4. Place of birth: Nam Dinh, Vietnam

5. Admission of decision number: 3676/QD-SDH, date October 28th, 2009, issued by the President of Vietnam National University, Hanoi

6. Changes in academic process: none

7. Official thesis tittle: Hyperbole in Chinese (compaired with hyperbole in Vietnase)

8. Major: Theory of Linguistics                     Code: 62.22.01.01

9. Supervisors: Prof. Dr. Hoang Trong Phien

10. Summary of the new findings of the thesis:

Hyperbole is a statement expressing the piling it on purpose. It is frequently used in various fields. It's exaggerated but it better reflect the essence of things. it can enhance and increase effectiveness and make the expressions become sarcastic humor so that interest the reader and rich readers’ imagination.

The use of hyperbole is to meet the needs of emotional expression and discription of deviation and surpass of things to give prominence to image and to glamorize emotions. It is based on the writer"s rich imaginaton and reality to overstate or understate the image of characters quality or extent. In Chinese rhetorical device, overstatement is widely used and have a long historical and cultual heritage. Yet for various reasons, currently weakness of the research of hyperbole exists in academia, therefore it is of great significance to conduct a research related to it. The author, after absorbing the previous research and analyzing large amounts of texts of hyperbole, conducts a comprehensive examination into hyperbole. The preface deals with the objectives and implications of overstatement research, the pectinaton of its current situationin academia, generalization of its flaws as well as the related questions the present paper aims to answer. This thesis explores the clasification and semantic features of hyperbole. Hyperbole can be classified according to different perspectives and different standards. It can be divided into overpitching, underpitching and advancing overstatement by the standard of meaning; pure and fused hyperbole by component standard; light, medium, high and fake hyperbole by the extent of hyperbole. The semantic features of hyperbole includes the exageration of things , image and point. The analysis of semantic shows there are two patterns of hyperbole, namely empty hyperbole and hyperbole of entity overstatement, no matter what pattern it is, hyperbole is the prominence of image overstated of the semantic features of the things overstated,between which there exists a gap. The role of overstatement is to give prominence to the essensial features by using this reasonable gap. This thesis investigates the actuality and psychological basis of hyperbole. It is pointed out that hyperbole is the speaker"s creatively displaying of the characteristics of objects. Hyperbole is from ,above and beyond reality,which resutls in the unity of actuality and artistic reality and leads to the creation of real aesthetics This thesis expounds on the psycological basis of hyperbole which is the rich imagination driven by emotion, because overstated language is accompied by fiecre emotional activities to surpass the ordianry language This results in the differences between sentence meaning and actual happenings, which forces the readers to go through certain coginion to grasp the real meaning expressed.However this cognitive process is based on imagination (surely association included). Thí thesis also elabarates on the use principle and artistic charm of hyperbole. It is pointed out that the use of hyperbole should be apparent, temperant, novel and consistent with the context. As an inseperable part of language communication, hyperbole has special artistic charm of its own. It can create the beauty of image, refective reaciton, nobility and comedy. 

11.  Practical applicability

+ Clarifying hyperbole in Chinese about structre, semantics, pragmatics and studying  the thinking of Chinese people.

+ Contributing materials to interpreters and teachers of Chinese

+ Contributing materials to those who study language anh thinking in Chinese and Vietnamese speaking communites

+ Helping to study a way of rhetorics for leaners in Vietnam and China.

12. Further research directions:

- Further study hyperbole in in great authors’ works: 1) Tang poetry and Song poetry 2) prose: Luxun, Moyan, Yuhua

13. Thesis - related Publications:

1- Nguyen Trung Kien (2007), “A structure used for emphasis  in Chinese (compaired with that in Vietnamese”, Young Linguistists, p.p.232 -237.

2- Nguyen Ngoc Kien (2013), “Hyperbole in Vietnamese”, International Linguistics Conference, Institute of linguistics, p.p.171.

3- Nguyen Ngoc Kien (2013), “Amounts of words are used to express hyperbole in Chinese”, Lexicography & Encyclopedia, pp.108-113.

4- Nguyen Ngoc Kien (2013), “Hyperbole in English”, Language and life (6), pp.31-39.

5- Nguyen Ngoc Kien (2013), “Hyperbole in Libai’ poetry”, National Linguistics Conference “Language and literature”,  pp. 485-494

6- Nguyen Ngoc Kien (2013), “Complement is used  to express hyperbole in Chinese”,  Lexicography & Encyclopedia (6), pp. 108-113.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây