TTLA: Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay

Thứ năm - 24/12/2015 02:45

   THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lý Thị Huệ                

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 14/03/1980                                             

4. Nơi sinh: Cao Bằng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 2840/QĐ-ĐT ngày 28/08/2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định Về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ số 06/QĐ- SĐH ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay”.

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử                        Mã số: 62.22.80.05

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn

10. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nêu ra và làm sáng tỏ được các khái niệm: sự phân cực giàu - nghèo; giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo và vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện cho đến nay và thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực đó, cùng những vấn đề đặt ra.

 - Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với các cơ quan nghiên cứu hoạch định chính sách, cơ quan quản lý Nhà nước các cấp trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập và giảng dạy Triết học, Xã hội học, Kinh tế học, Chính sách công, v.v..

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Ở Việt Nam, từ chuyển đổi mô hình kinh tế, bên cạnh những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, thì sự phân hóa giàu - nghèo là “cái trục trung tâm của phân tầng xã hội” đang bộc lộ một cách rõ nét và ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến phân cực giàu - nghèo. Về lâu dài, sự phân cực giàu - nghèo có nguy cơ dẫn đến phân cực xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ. Nhà nước với tư cách yếu tố trung tâm của kiến trúc thượng tầng, cột trụ của hệ thống chính trị luôn có tác động một cách sâu sắc và trực tiếp đến sự phân cực giàu - nghèo cũng như việc giảm đến mức thấp nhất có thể được sự phân cực đó. Chính vì vậy, đề tài “Vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có tính thời sự, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, cần được nghiên cứu trên nhiều phương diện cụ thể và có sự đầu tư hơn nữa trong những công trình tiếp theo, như:

- Tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn nữa mức độ phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam trên nhiều phương diện và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân cực đó.

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu lý luận về vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, từ đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng Nhà nước thực hiện vai trò trong việc giảm thiểu sự phân cực đó trên cơ sở tiếp cận đa chiều, bởi Nhà nước ở Việt Nam không chỉ là chính quyền (có lập pháp, hành pháp, tư pháp), mà còn là toàn bộ Hệ thống chính trị các cấp: Đảng, Chính quyền, Đoàn thể xã hội.

- Tiếp tục nghiên cứu cụ thể hơn nữa, để tìm “đúng”“trúng” các giải pháp nhằm nâng cao hpn nữa vai trò của Nhà nước trong việc làm giảm đến mức thấp nhất có thể được sự phân cực giàu - nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo, để mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” sớm trở thành hiện thực.

14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án: 

1. Lý Thị Huệ (2009), “Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế phân hóa giàu nghèo”, Tạp chí Lý luận Chính trị (10), tr.48-53.

2. Lý Thị Huệ (2009), “Lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo của Đảng và những thành tựu đã đạt được”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền Thông (11), tr.12-16.

3. Lý Thị Huệ - Đặng Văn Luận (2013), “Đạo đức công chức trong nền công vụ ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước (210), tr.25-29.

4. Lý Thị Huệ (2013), “Một số mâu thuẫn nảy sinh từ sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền Thông (9), tr.33-38.

5. Lý Thị Huệ (2014), “Những thách thức của sự phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học (2/273), tr.71-78.

6. Lý Thị Huệ (2014), “Phân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và hệ lụy”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (5/78), tr.20-27.

7. Lý Thị Huệ (2014), “Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm giảm thiểu sự phân cực giàu nghèo”, Tạp chí Quản lý Nhà nước (222), tr.55-59.

8. Lý Thị Huệ (2014), “Bất bình đẳng giáo dục giữa nông thôn và thành thị ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (222), tr.67- 68, tr.83.

9. Lý Thị Huệ (2015), “Thực trạng sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (231), tr.74 -76.

10. Lý Thị Huệ (2015), “Vai trò của giá trị truyền thống trong việc góp phần đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội thảo khoa học - Việt Nam học những phương diện văn hóa truyền thống, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.136-144.

11. Lý Thị Huệ (2015), “Những yếu tố tác động đến vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo”, Tạp chí Quản lý nhà nước (234), tr.31-35.

12. Lý Thị Huệ (2015), “Một số vấn đề đặt ra đối với vai trò của Nhà nước trong việc giảm thiểu sự phân cực giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận Chính trị (10), tr.87-95.

13. Lý Thị Huệ (2015), “Giảm nghèo - mục tiêu quan trọng nhằm đảm bảo quyền con người ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước (238), tr.68-72.

                                    

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: LýThị Huệ                                                                   2. Sex: Male

3. Date of birth: 14 March 1980                                                         4.Place of birth: Cao Bằng

5. Admission decision number: Decision 2840/QĐ-ĐTdated 28 August 2012 by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Adjustment of the title of the doctoral thesis through Decision 06/QĐ-SĐH dated 08 January 2014by the Rector of the University of Social Sciences and Humanities - Vietnam National University, Hanoi.

7. Official thesis title: “The Role of the State in Mitigating the Current Rich-Poor Gap in Vietnam”.

8. Major:Dialectical Materialism and Historical Materialism                  Code: 62.22.80.05

9. Supervisor:Prof.Dr.Nguyen Trong Chuan

10. Summary of new findings of the thesis:

- The thesis has brought to attention and shed more light on such terms as rich-poor polarization, reduction of rich-poor polarization and the role of the State in minimizing the rich-poor polarization.

- The thesis has been able to analyze the real situation of the current rich-poor polarization in Vietnam since the country adopted the comprehensive renewal policy and how the State performed its role in minimizing such polarization and the issues that have emerged.

 - The thesis was able to recommend some major measures to enhance the role of the State in minimizing the rich-poor polarization in Vietnam today.

11. Applicability practical if any:

- The thesis is the first study that examines the role of the State in mitigating the rich-poor gap in Vietnam. The results of the thesis, therefore, present a very useful source of reference for policy research and policy-making institutions andstate management agencies of different levels in narrowing the rich-poor gap to the lowest possible extent.

- The thesis can also serve as a source of reference for researchers, students and lecturers of Philosophy, Sociology, Economics, Public Policies, among others.

12. Further research directions if any:

- In Vietnam, apart from the remarkable economic, political, cultural and societal achievements recorded as a result of ashiftin the economic model, the rich-poor gap, being the central axis of social stratification, has been increasingly worsened to the extent that it is now polarized. The rich-poor polarization may lead to social polarization and threatens to undermine the public confidence in the Vietnamese Communist Party and State while challenging the legitimacy of the political regime. The State, as a central element of the superstructure and pillar of the political system, always has a profound and direct impact on the rich-poor gap and how this gap can be bridged. Therefore, the thesis titled“The Role of the State in Mitigating the Current Rich-Poor Gap in Vietnam” is a topical and urgent issue which is of both theoretical and practical significance and deserves a more comprehensive and detailed investigation through future works such as:

- Conducting further investigation of the level of rich-poor polarization in Vietnam from different angles and identification of the cause of such polarization.

- Conducting further examination of the theory of the role of the Vietnamese State in mitigating the rich-poor gap and subsequently analyze and assess how the State is performing its role in mitigating such gap by adopting a multi-directional approach, because the State in Vietnam is not only about government with its legislative, executive and judiciary branches but also about the entire political system of different levels, including the communist party, the government and mass organizations.

- Conducting further detailed research to find the correct and direct solutions to enhance the role of the State in reducing the rich-poor gap, thereby ensuring social equality and advancement. Such research will contribute to an improved role of the Vietnamese State in bridging the rich-poor gap as part of its efforts to soon realize the goal of making the people prosperous and the country powerful, democratic, just and cultured”.

13. Thesis - related publications:

1. Ly Thi Hue (2009), “The Role of the State in Limiting the Rich-Poor Gap”, Journal of Political Theory (10), pp.48-53.

2. Ly Thi Hue (2009), “Leading the process of hunger eradication and poverty reduction initiated by the Party and the achievements”, Journal of Political Theory and Communications (11), pp.12-16.

3. Ly Thi Hue - Đang Van Luan (2013), “Ethical issues of State functionaries in the administration system of our country today”, Journal of State Management (210), pp.25-29.

4. Ly Thi Hue (2013), “Some conflicts that have emerged from the current rich-poor gap in Vietnam”, Journal of Political Theory and Communications (9), pp.33-38.

5. Ly Thi Hue (2014), “Challenges posed by the rich-poor gap in Vietnam today”, Journal of Philosophy (2/273), pp.71-78.

6. Ly Thi Hue (2014), “The rich-poor gap in Vietnam today: current situations and possible consequences”, Journal of Vietnamese Social Sciences (5/78), pp.20-27.

7. Ly Thi Hue (2014), “Aligning economic growth with social advancement and equality in order to mitigate the rich-poor gap”, Journal of State Management (222), pp.55-59.

8. Ly Thi Hue (2014), “Inequality in education between the rural and urban areas of Vietnam today”, Journal of Theoretical Education (222), pp.67- 68, p.83.

9. Ly Thi Hue (2015), “The realities of the rich-poor gap in Vietnam today Journal of Theoretical Education (231), pp.74 -76.

10. Ly Thi Hue (2015), “The role of traditional values in ensuring social equality in Vietnam today”,Proceedings of the scientific conference: Vietnamese Studies and dimensions of traditional culture, Social Sciences Publishing House, Hanoi, pp.136-144.

11. Ly Thi Hue (2015), “Factors that influence the role of the State in mitigating the rich-poor gap”, Journal of State Management (234), pp.31-35.

12. Ly Thi Hue (2015), “Some of the problems faced by the role of the State in reducing the rich-poor polarization in Vietnam nowadays”, Information Science magazine of Political theory (10), pp.87-95.

13. Ly Thi Hue (2015), “Poverty reduction - an important target to ensure human rights in Vietnam”, Journal of State Management (238), pp.68-72.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây