TTLA: Một số đặc điểm thi pháp kịch Tagore

Chủ nhật - 12/10/2014 21:31
Thông tin luận án tiến sĩ "Một số đặc điểm thi pháp kịch Tagore" của NCS Nguyễn Phương Liên, chuyên ngành Lý luận Văn học.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phương Liên

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 12/09/1980 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2387/SĐH , ngày 29 tháng 06 năm 2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Một số đặc điểm thi pháp kịch Tagore.

8. Chuyên ngành: Lý luận Văn học 9. Mã số: 62 22 32 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

GS. TS. Nguyễn Đức Ninh

PGS. TS. Lý Hoài Thu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Bằng cách áp dụng những khái niệm cơ bản của thi pháp Ấn Độ cổ điển, luận án đã khảo sát từng vở kịch của Tagore, chỉ ra được những nét đặc trưng cơ bản về kiểu nhân vật, kiểu tình huống, các dạng mâu thuẫn, ngôn ngữ ... trong kịch Tagore.

- Chỉ ra được những biểu hiện cụ thể của quá trình hiện đại hóa trong kịch Tagore, từ đó đánh giá vai trò của nhà văn trong quá trình hiện đại hóa văn học Ấn Độ.

- Khẳng định những yếu tố truyền thống được lưu giữ trong phong cách sáng tác văn học của Tagore, do đó đưa ra kết luận: Tagore đã kế thừa có chọn lọc những tinh hoa của văn học Ấn Độ một cách hợp lý trong thời đại mới của quê hương ông cũng như của thế giới.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Là tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu trong chương trình phổ thông, Đại học và sau Đại học.

- Giới thiệu về một tác gia (R. Tagore) và một nền văn học đồ sộ (Ấn Độ) còn chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam.

- Là một ví dụ thực tiễn cho thấy tính hiệu quả của lý thuyết mỹ học phương Đông khi áp dụng để khảo sát những vấn đề của văn học phương Đông.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Hệ thống hóa mỹ học phương Đông để hình thành một bộ công cụ hữu hiệu cho việc nghiên cứu văn hóa, văn học phương Đông, bổ sung thêm những kết quả mới cho phương hướng áp dụng lý thuyết của phương Tây trong nghiên cứu về văn học phương Đông.

- Mở rộng và hệ thống hóa các khái niệm căn bản của thi pháp Ấn Độ để áp dụng vào việc nghiên cứu văn học khu vực Đông Nam Á.

- Hệ thống hóa những đặc trưng trong phong cách R. Tagore và khuynh hướng sáng tác Tagorean mode (những tác giả học tập phong cách Tagore).

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Phương Liên (2012), "Quan điểm của Tagore về thi pháp Ấn Độ cổ điển", Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (337), tr. 66- 69.

2. Nguyễn Phương Liên (2013), "Những vấn đề lý thuyết tiếp nhận trong lịch sử phát triển các khái niệm cơ bản của thi pháp học Ấn Độ Rasa- Dhvani- Alankara", Tiếp nhận Văn học Nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 144 - 153.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name : Nguyen Phuong Lien 2. Sex: Female

3. Date of birth: 09/12/1980 4. Place of birth: Hanoi

5. Admission decision number: 2387/SDH Dated: 06/29/2007 2008 by President of the Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: None

7. Official thesis title: Some characters in Poetic of Tagore’s drama.

8. Major: Literature Agonistic 9. Code: 62 22 32 01

10. Supervisors:

Professor Doctor. Nguyen Duc Ninh

Vice Professor Doctor Ly Hoai Thu

11. Summary of the new findings of the thesis:

- By using the classical Indian poetics’ concepts, the dissertation surveys each Tagore’s drama, show the basical characters in system of figures, type of situations, type of conflictions, language ... in Tagore’s drama.

- To point out the clear expressions in Tagore’s drama modernization, so judge Tagore’s position in Indian literature modernization.

- To prove the traditional signs which are continued in Tagore’s literatural style, thus give the result: Tagore inheritances the essential classical Indian literature reasonably in new age, both of his own country and the world.

12. Practical applicability:

- To be the references for teaching and reserching in the shools and universities.

- To introduce a great writer (Tagore) and a huge literature (Indian) which are not cared in Vietnam correctly.

- To be a real example which shows the effectiveness of Easthern aesthetics’ theories in studying Easthern literatural problems.

13. Further research directions:

- To systematize Easthern aesthetics’ theories to build an useful methods for researching Easthern culture, literature, add new results in studying Easthern literature by Westhern theories.

- To expand and systematize basical Indian poetics’ concepts to research the East South of Asia’s literature.

- To systematize the characters in Tagore’s literatural style and tend of Tagorean mode.

14. Thesis-related publications:

1. Nguyen Phuong Lien (2012), "Tagore’s Opinions about Indian Classical Poetics", Magazine of Culture and Art (337), pp. 66- 69.

2. Nguyen Phuong Lien (2013), "Some about Reception Theory in History of Developing of Basical Concepts of Indian Poetics Rasa- Dhvani- Alankara", Reception in Literature and Art, Hanoi National University Press, pp. 144- 153.

Tác giả: Nguyễn Phương Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây