TTLA: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Thứ ba - 23/09/2014 08:08
Thông tin luận án "Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV" của NCS Nguyễn Thị Giang, chuyên ngành Văn học Việt Nam.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Giang

2. Giới tính: nữ

3. Ngày sinh: 12/07/1980                                      

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/SĐH, ngày 28/10/2009 của  Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: “Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV”.

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                  

9. Mã số: 62 22 34 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Nho Thìn                              

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nghiên cứu ba kiểu nhân vật Thiền Sư, Liệt nữ, Hoàng đế theo điểm nhìn nhân học văn hóa: Với góc nhìn văn hoá tâm linh, luận án tập trung vào khảo sát nhân vật thiền sư Huyền Quang trong Tam tổ thực lục. Qua cuộc đời của nhân vật thiền sư từ quá trình sinh, trải qua quá trình tu dưỡng đạo Phật đến khi viên tịch chúng tôi thấy rằng: đây là một kiểu nhân vật văn hoá. Sở dĩ  các vị thiền sư được hâm mộ, kính phục, được vua mời về triều, không chỉ vì họ có đạo đức mà quan trọng họ có khả năng về những pháp thuật phi thường, huyền bí…; Với góc nhìn từ quan điểm văn hoá giới, luận án tìm hiểu nhân vật phụ nữ xuất hiện sớm nhất trong văn học trung đại Việt Nam là liệt nữ Mỵ Ê trong Việt điện u linh. Thông qua một nhân vật phụ nữ ngoại tộc Mỵ Ê (Mỵ Ê là người Chiêm Thành), Lí Tế Xuyên cũng như nhiều nhà nho khác trong thời trung đại đã khẳng định tính tất yếu phổ biến của nho giáo đối với đức hạnh của người phụ nữ: đã là phụ nữ phải “tòng nhất chi chung”… Với góc nhìn từ mẫu người chính trị làm văn chương chúng tôi thấy nổi lên kiểu nhân vật tiêu biểu là: đế vương. Đây có thể xem là “mẫu” lớn thuộc mô hình thánh nhân quân tử trong thơ nhà nho giai đoạn X-XV. Qua trường hợp phân tích nhân vật hoàng đế Lê Thánh Tông, luận án đã chỉ ra rằng các bậc đế vương đã luôn biết dùng thi ca để phục vụ cho mục đích chính trị, củng cố quyền lực thống trị…

- Nghiên cứu sâu thi pháp tả ba kiểu nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế từ đó thấy được đặc trưng về ngôn từ nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người của văn học giai đoạn X – XV.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận có thể trở thành chuyên luận tham khảo và giảng dạy cho sinh viên cũng như học viên cao học của ngành Văn học.

13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

            Nghiên cứu nhân vật và thi pháp nhân vật trong văn học trung đại Việt Nam ở các giai đoạn sau thế kỉ XV.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

  1. Nguyễn Thị Giang (2008), Bình Ngô đại cáoCảnh ngày hè nhìn từ tư tưởng thân dân”, Tạp chí giáo dục (187), tr.33-36.
  2. Nguyễn Thị Giang (2012), “Mẫu hình nam nhi đời Trần qua bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão”, Tạp chí khoa học (57),  Đại Học Sư Phạm Hà Nội, tr.58-65.
  3. Nguyễn Thị Giang (2013),  “Câu chuyện về nàng liệt nữ Mỵ Ê (trong Việt điện u linh của  Lí Tế Xuyên) và thực tế lịch sử”, Tạp chí khoa học (3), Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr.36-46.

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

1. Full name: NGUYEN THI GIANG       

2. Sex: female

3. Date of birth: 12/07/1980                                            

4. Place of birth: Thanh Hoa

5. Admission decision number: 3676/SĐH by President of Vietnam National University, Hanoi, dated 28/10/2009.

6. Changes in academic process: None

7. Offical thesis title:  “System of characters and poetics of characters in Vietnam medieval literature period 10th to 15th century”

8. Major: Vietnamese Literature             

9. Code: 62 22 34 01

10. Supervisors:      Ass.Prof. PhD. Trần Nho Thìn

11. Summery of the new findings of the thesis:

- The thesis studies three kinds of charaters: Bonze character, Heroine charater, Emperors character under the point of view of cultural anthropology. With cultural and spiritual view, the thesis focuses on the character Huyen Quang in “Tam To Thuc Luc” .Through the life of the bonze from the birth process, going through the process of cultivating Buddhism to death, we found that: this is a kind of cultural character. The reason why the bonze is admired, respected, invited by the King is not only they are moral but also they are capable of extraordinary and mysterious magic…; With view of gender culture, the thesis learns the earliest female character in Vietnam Medieval literature who is heroine called My E in “Viet Dien U Linh” Through a foreign minority women character My E (My E is Chiem Thanh people), Li Te Xuyen as well as many other scholars in medieval period affirmed the necessity of being popular to the virtue of the women: women are to "a woman who has only one husband" ... With view of politicians who are writers we find type of typical character: King. This can be considered to be great "sample" which belongs to gentlemen model in poetry period of X-XV. Through the case of analysis the character Emperor Le Thanh Tong, the thesis has shown that the Emperor always used poetry to serve political purposes, to support for dominant power…

- Delving poetics describes three types of characters: Bonze character, Heroine charater, Emperors character; from which to see featured on language arts, artistic conception of man's literary stage X – XV.

12. Practical applicability:

Thesis can become content of a course for student and graduated student of the Literature major.

13. Further research direction:

            Research poetic character and characters in medieval literature Vietnam in the period after the XV century.

14. Thesis-related publication:

  1. Nguyen Thi Giang (2008), “Ngo quelling announcement and Summer day scenery from people friendly thought”, Educational Review (187), pp.33-36.
  2. Nguyen Thi Giang (2012), “Man’s model of the Tran dynasty in the Thuat hoai poem by Pham Ngu Lao”, Journal of Science – Social science (57), HaNoi national universtty of education, pp. 58-65.
  3. Nguyen Thi Giang (2013),  “The story about My E (a character in VIET ĐIEN U LINH combiled by Ly Te Xuyen) and actual history”, Journal of Science- Social Science and Humanities (3),  Vietnam National University, Hanoi, pp. 36-46.

Tác giả: Nguyễn Thị Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây